CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KHỞI NGHIỆP CỦA QUẬN LÊN CHÂN
2.2. Thực trạng khởi sự doanh nghiệp ở quận Lê Chân
2.2.2. Phân tích các điều kiện về khởi nghiệp trên địa bàn quận Lê Chân
2.2.2.1. Phân tích các đối tượng khởi nghiệp
Trong giai đoan 2013-2017 phong trào khởi nghiệp trên địa bàn quận Lê Chân đã có xu hướng phát triển mạnh do các yếu tố:
- Một bộ phận nông dân tại 2 xã Vĩnh Niệm, Dư Hàng Kênh sau khi sáp nhập vào quận, đất nông nghiệp được thu hồi để đô thị hoa. Do đó họ không còn đất để canh tác nông nghiệp, song lại được đền bù một số tiền lớn.
Hiện tại ở khu vực này có tới 5.500 người trong độ tuổi lao động không có việc làm. Để mưu sinh một bộ phận lao động nông nghiệp đã chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh mới. Lực lượng khởi nghiệp này tuy đông, có vốn kinh doanh song trinh độ và kỹ năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh khá hạn chế nên tỷ lệ khởi nghiệp thành công thấp.
- Một bộ phận sinh viên đại học, cao đẳng sau tốt nghiệp nhưng chưa tìm được việc làm đã tìm tòi các biện pháp để tự tổ chức hoạt động kinh doanh. dịch vụ nhờ sự giúp đỡ về vốn của gia đình hoặc người thân. Lực lượng khởi nghiệp này có mặt mạnh là kiến thức và trinh độ chuyên môn tốt, song mặt hạn chế là thiếu vốn ban đầu và chưa có kinh nghiệm thực tiễn. Nên hoạt động khởi nghiệp mới chỉ tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ, kinh doanh sử dụng vốn ít của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ.
- Một bộ phận cán bộ quản lý, công chức ở doanh nghiệp, cơ quan nhà nước về hưu hoặc xin thôi việc để tự tổ chức sản xuất kinh doanh. Lực lương này tuy không nhiều song lại có nhiều mặt mạnh về kinh nghiệm, kỹ năng, mối quan hệ và vốn đầu tư. Lực lượng khởi nghiệp này có tỷ lệ thành công cao và đa dạng ở nhiều lĩnh vực mà trước đó họ từng làm. Họ có thể nhanh chóng đầu tư phát triển thành những doanh nghiệp nhổ, doanh nghiệp vừa.
Bảng 2.7. Các đối tượng khởi nghiệp giai đoạn 2013-2017
Đơn vị tính: Người
Năm Nông dân tai
vùng đô thị hóa
Sinh viên đại học, cao đẳng sau tôt nghiệp
Cán bộ, công chức cơ quan DN nhà nước 2013
Tham gia khởi nghiệp - Thành công
- Không thành công
352 111 241
175 85 90
158 122 36 2014
Tham gia khởi nghiệp - Thành công
- Không thành công
625 203 422
226 137 89
134 115 19 2015
Tham gia khởi nghiệp - Thành công
- Không thành công
850 366 484
235 139 96
139 128 11 2016
Tham gia khởi nghiệp - Thành công
- Không thành công
837 351 486
241 144 97
148 138 10 2017
Tham gia khởi nghiệp - Thành công
- Không thành công
2.410 970 1.440
318 195 123
205 187 18
(Nguồn: Hiệp hội doanh nghiệp quận Lê Chân và chi cục thống kê) 2.2.2.2. Phân tích đánh giá vốn ban đầu khi khởi nghiệp
Vốn ban đầu khi tiến hành khởi nghiệp thường nhỏ có nguồn từ các khoản tích lũy của gia đình, hỗ trợ của bạn bè, người thân và vay tín dụng.
Khi khởi nghiệp thành công, các năm sau vốn của doanh nghiệp được bổ sung tăng nhanh nhờ lãi tích lũy, vốn đầu tư liên doanh, liên kết, hỗ trợ vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
Bảng tổng hợp dưới đây cho ta thấy rõ điều đó
Bảng 2.8 Vốn của doanh nghiệp mới khi khởi nghiệp qua các năm Đơn vị tính: Triệu đồng
Danh mục 2013 2014 2015 2016 2017
Lũy kế năm trước 24.009 79.625 196.230 292.110 Đầu tư mới 23.560 44.366 84.105 71.210 296.350 Đầu tư bổ sung 449 11.250 32.500 24.670 60.500
Vốn bình quân 1 DN 75,5 175 310 455 480
Tổng vốn cuối kỳ 24.009 79.625 196.230 292.110 648.960 (Nguồn: Chi cục Thống kê-Phòng Kinh tế-Hiệp hội DN quận)
23560
44366
84105
71210
296350
449 11250
32500
24670
60500
2013 2014 2015 2016 2017
Đầu tư mới Đâu tư bổ sung
Biểu đồ 2.6. Minh họa vốn đầu tư mới và bổ sung qua các năm
Qua bảng trên cho thấy:
Trong 5 năm qua (2013-2017) vốn đầu tư của các doanh nghiêp khởi nghiệp tăng nhanh cả về tổng vốn đầu tư,đầu tư mới, đầu tư bổ sung và vốn bình quân của 1 doanh nghiệp
- Tổng vốn tăng (648.960tr/24.009tr )=27,03 lần - Vốn đầu tư mới (296.350tr/23.560tr)=12,58 lần
- Vốn đầu tư bổ sung (60.500tr/449tr)=134,74 lần
- Vốn bình quân của 1 DN khởi nghiệp (480tr/75,5tr)=6,36 lần
2.2.3. Thực trạng quản lý, hoạt động của các doanh nghiệp sau khi đi vào hoạt động. Một số vấn đề còn tồn tại trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở quận Lê Chân
a, Thực trạng quản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ quận Lê Chân
Vấn đề thứ nhất là nhiều người cho rằng rằng lợi nhuận là điều quan trọng nhất đối với công ty, nhưng lợi nhuận chỉ là thứ yếu với một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. Thị phần và dòng lưu chuyển tiền mới là điều quan trọng nhất nhưng ít người khởi nghiệp nhận ra điều này. Như cơ thể đang lớn cần nhiều dinh dưỡng, một công ty phát triển nhanh cần rất nhiều tiền mặt để cho các lần đầu tư mới. Không có nhiều người khởi nghiệp có kiến thức về tài chính nên họ chỉ tính toán lợi nhuận và khái niệm dòng tiền là tương đối khó khăn với họ. Bằng chứng là hầu hết DN chọn lợi nhuận là quan trọng nhất, không ai đánh giá cao vai trò của khả năng thanh toán. Có tới 53%
người trả lời lợi nhuận là quan trọng nhất, nhưng chỉ có 42% trả lời thị phần là quan trọng và chỉ 1% người chọn khả năng thanh toán của doanh nghiệp là quan trọng nhất.
Vấn đề thứ hai là khả năng quản lý không theo kịp tốc độ phát triển của công ty. Việc quản lý điều hành không có kế hoạch hoàn chỉnh và dài hạn, nặng về việc điều hành xử lý công việc hàng ngày giống như khi còn là hộ kinh doanh cá thể. Ít sử dụng các hệ thống, công nghệ thông tin để cập nhật tình hình thị trường có liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty. Có những doanh nghiệp nhỏ khi mới khởi nghiệp song vẫn sao chép cơ cấu tổ chức của các công ty lớn, lập ra nhiều phòng ban, bộ phận mà thực chất không cần thiết. Trong kinh doanh họ nhìn vào doanh số, nhìn vào dự báo lợi nhuận mà ít quan tâm đến đội ngũ những người lao động (lực lượng chính tạo ra hiệu quả kinh doanh của công ty. Những yếu kém đó kìm hãm sự tăng
trưởng của công ty, thậm chí có thể dẫn tới tình trạng phá sản.
b, Thực trạng tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Vốn là khó khăn lớn nhất cho những người khởi nghiệp, hầu hết các DNVVN có lượng vốn rất nhỏ. Thủ tục vay vốn chưa thông thoáng, chi phí sử dụng vốn lớn, sức ép nợ nần cao. Với bản điều tra thì không khó để nhận ra vốn là điều khó khăn nhất khi khởi nghiệp với 60% DN cho biết khó khăn lớn nhất của họ khi khởi nghiệp là vốn.
Hệ thống tài chính yếu kém, tài chính không rõ ràng, minh bạch, mức độ am hiểu về tài chính của chủ doanh nghiệp ở mức thấp. Khả năng huy động vốn kém. Số liệu sổ sách của công ty phản ánh không chính xác tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của mình. Việc tuân thủ các nguyên tắc tài chính, kế toán không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm soát được hoạt động mà còn thuận lợi hơn trong việc vay vốn, tìm kiếm tài trợ...
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính cũng một phần do không đánh giá đầy đủ các tác động trong quá trình thực hiện dự án, không tính toán thời gian thu hồi vốn, không tính toán được dòng tiền, đặc biệt là không phân tích đúng mức độ rủi ro.
Điều này đã làm cho các DNVVN khó tiếp cận vốn vay của các tổ chức tài chính. Hiện nay, các khoản vay của các DNVVN quận Lê Chân có 40% là của các tổ chức phi tài chính và người thân và có 60% từ các ngân hàng.
Đánh giá về tình hình tài chính của các DNVVN quận Lê Chân trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu và của Việt Nam giai đoạn 2013 -2017 ông Phạm Tiến Du Chủ tịch UBND khi trả lời phỏng vấn của phóng viên tạp chí Vietnam Business Forum:
“Nói thật lòng nhiều doanh nghiệp trên địa bàn quận hiện nay không được khỏe; trong đó có một số doanh nghiệp ở trong tình trạng Thập tử nhất sinh. Song riêng tôi thì có suy nghĩ như thế này, việc ốm đau của doanh nghiệp không hẳn lệ thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ.
Phân tích kỹ ta nhận thấy các doanh nghiệp ốm thường tập trung vào những dạng sau:
Thứ nhất: Là trình độ và trực giác về kinh doanh của chủ doanh nghiệp hoặc người có quyền quyết định tối cao không thông tuệ , chỉ biết lao vào những lĩnh vực có lợi nhuận cao trước mắt, không tự lượng sức mình, không biết điểm dừng của chu kỳ một sản phẩm, hoặc lĩnh vực kinh tế. Sự sụp đổ của bong bóng bất động sản, chứng khoán trong thời gian vừa qua là một ví dụ điển hình.
Thứ hai: Là những doanh nghiệp hoạt động không bằng vốn thực tự có của mình mà dựa hoàn toàn hoặc chủ yếu vào vốn vay để đầu tư và sản xuất kinh doanh. Khi các tổ chức tín dụng dễ dãi thì còn hoạt động được; đến khi các tổ chức tín dụng xiết chặt lại thì đổ bể dây chuyền hàng loạt.
Thứ ba: Là những doanh nghiệp treo đầu dê bán thịt chó. Lập doanh nghiệp để làm ăn phi pháp, buôn bán hóa đơn giá trị gia tăng, tiếp tay cho buôn lậu... Khi các cơ quan quản lý Nhà nước phát hiện thì đương nhiên sẽ đổ bể”. [21tr4]
c. Công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ quận Lê Chân
Bên cạnh tài chính thì yếu tố công nghệ cũng là mặt rất hạn chế của các DNVVN của quận. Với 58% các doanh nghiệp dùng thiết bị sản xuất cũ kỹ sản xuất trước năm 80, máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu, khoảng 15-20 năm so với thế giới trong ngành điện tử, 20 năm trong ngành cơ khí, 70%
công nghệ trong ngành dệt may sử dụng được 20 năm. Riêng một số doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng không nung là có công nghệ và thiết bị mới và khá hiện đại do yêu cầu khắt khe về sản phẩm của những nước nhập khẩu như Nhật, Mỹ, Châu Âu. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm của DNVVN quận là 7-9% so với 20% của thế giới. Thực trạng này dẫn đến chi phí cao hơn khoảng 30% so với các nước ASEAN.
Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy,
tuy số lượng có sử dụng máy tính cao nhưng chỉ có 28,55% số doanh nghiệp có mạng nội bộ (LAN), số doanh nghiệp có webside chỉ chiếm 30,16%. Đây là kết quả rất đáng lo ngại vì việc triển khai hoạt động thương mại điện tử còn rất hạn chế, hiện chỉ có 22,1% DNVVN tiếp cận thương mại điện tử.
d. Thực trạng nhân sự của các doanh nghiệp vừa và nhỏ quận Lê Chân Các doanh nghiệp yếu kém trong việc tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, một phần là do chất lượng nguồn nhân lực thấp, hạn chế về trình độ chuyên môn, một phần là đầu tư cho hệ thống thông tin thấp, chưa có người chuyên theo dõi diễn biến thị trường nên chưa theo kịp thị trường.
Hơn nữa, trong các DNVVN có nhiều hạn chế về môi trường làm việc chuyên môn, chế độ đãi ngộ, chế độ chính sách… rất nhiều các DN nhỏ không làm hợp đồng với người lao động và họ không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ của quận chủ yếu là tận dụng lao động nhàn rỗi, giá rẻ mà không đặt ra cho công việc một tiêu chí về chất lượng lao động, không chú trọng đào tạo để phát triển cho tương lai. Vì những lý do trên, kết hợp với phong cách quản lý nên khó thu hút được lực lượng làm việc lâu dài từ đó dẫn đến biến động nhân sự thường xuyên, ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp nhỏ chỉ như là nơi thực tập của người lao động, khi có kinh nghiệm họ sẽ tìm đến các DN lớn hơn.
Ở cấp quản lý, số chủ doanh nghiệp có trình độ thạc sỹ chỉ chiếm 2,33% ; tốt nghiệp Đại học 27,82% ; Cao đẳng chiếm 13,56% ; Trung cấp chiếm 12,33% còn lại có trình độ thấp hơn
Với bản điều tra năm 2017 thì tỷ lệ chủ doanh nghiệp có trình độ đại học, cao đẳng là lớn nhất (50,8%),do các doanh nghiệp được khảo sát đều mới thành lập gần đây nên tỷ lệ này được cải thiện.
Trong những năm sau chất lượng của nguồn nhân lực sẽ được nâng cao hơn nhờ các yếu tố:
- Đổi mới công tác giáo dục và dạy nghề của cả nước và tại địa phương
- Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0) và chính sách thu hút nhân tài, thợ bậc cao, chuyên gia của dịa phương và doanh nghiệp
Bảng 2.9. Trình độ của CB quản lý và Lao động các DNVVN quận Lê Chân (2013 - 2017)
Chỉ tiêu trình độ Số khảo sát 2013 2017 I. Chủ doanh nghiệp
1. Thạc sỹ
2. Đại học, Cao đẳng 3. Trung cấp
4. Chưa qua đào tạo
1.500 người Số liệu khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp quận Lê Chân cung cấp
1.500=100%
35= 2,33%
638= 41,38%
185= 12,33%
642= 43,96
1.500=100%
41 = 2,73%
762=50,80%
221=14,73%
476= 31,74%
II. Lao động 1. Tiến sỹ 2. Thạc sỹ
3. Đại học, cao đẳng 4. Trung cấp
5. Thợ bậc cao 5,6,7 6. Thợ 2,3,4
7. Lao động phổ thông
30.000 người số liệu điều tra của Chi cục thống kê quận Lê Chân
30.000=100%
19=0,06%
125=0,41%
4.526=15,08%
6.520=21,74%
3.786=12,62%
12.795=42,66%
2.229=7,43%
30.000=100%
21=0,07%
140=0,47%
4.785=15,95%
6.430=21,43%
3.566=11,89%
13.053=43,51%
2.005=6,68%
(Nguồn Hiệp hội doanh nghiệp quận Lê Chân)
Về trình độ và chất lượng lao động là ở mức tiên tiến so với mặt bằng chung của cả nước và của thành phố. Tuy nhiên lực lượng thợ bậc cao chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn và đang có xu hướng giảm do tuổi cao nghỉ làm việc. Đây chính là lực lượng rất quan trọng để hiện thực hóa và áp dụng vào thực tiễn các đề tài, sáng kiến do các nhà khoa học, kỹ sư sáng tạo ra.
Về trình độ quản lý, pháp lý của hầu hết các chủ doanh nghiệp còn hạn chế nhưng rất ít người sử dụng các dịch vụ tư vấn khi thành lập doanh nghiệp (32%) trong khi hiện nay có rất nhiều những công ty tư vấn, những trung tâm và tổ chức tư vấn ưu đãi hoặc miễn phí. Điều này nói lên sự chuẩn bị không
chu đáo của các doanh nghiệp trong quá trình thành lập hoặc chủ quan, xem nhẹ những kinh nghiệm từ những chuyên gia.
Trên đây là những điều chưa hợp lý trong quá trình thành lập doanh nghiệp và những yếu kém trong các DNVVN, trong đó có nhiều vấn đề hoàn toàn có thể khắc phục được.