CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KHỞI NGHIỆP CỦA QUẬN LÊN CHÂN
2.3 Đánh giá chung về khởi nghiệp của quận Lê Chân giai đoạn 2013 - 201753
2.3.2 Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của hạn chế, yếu kém
a. Hạn chế, yếu kém
- Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao, năng lực cạnh tranh thấp. Tỷ lệ rủi ro trong kinh doanh còn lớn nhất là ở những doanh nghiệp mới thành lập.
- Các điều kiện về vốn, nhân lực, công nghệ còn thấp và hạn chế về nhiều mặt nên chưa phát huy được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ chưa cao, mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tại thị trường địa phương.
b. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
- Do nhận thức của những người khởi nghiệp còn nhiều mặt hạn chế.
Đặc biệt là lý luận và thực tiễn trong quá trình khởi nghiệp.
- Do cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước chưa phát huy ngay được tác dụng, cần phải có thời gian để biến thành hiện thực ở cấp địa phương, cơ sở.
- Do điều kiện phân cấp về quyền hạn và kinh tế của quận còn nhiều hạn chế, chưa tác động được nhiều đến việc phát huy phong trào khởi nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chương 3
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO KHỞI NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2018-2023.
3.1 Định hướng hoạt động khởi nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ ở quận Lê Chân giai đoạn 2018-2023
3.1.1. Quan điểm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Một là, việc khởi nghiệp và phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng kinh tế nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước, trong đó ưu tiên phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ để đến năm 2020 cả nước có 1.000.000 đến 1.500.000 doanh nghiệp. Việc phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ trương nhất quán trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hai là, Doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển cùng tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển, kết hợp với các doanh nghiệp lớn giải phóng sức sản xuất, tạo ra sự cân đối trong sản xuất, khai thác tiềm năng của đất nước.
Do đó Doanh nghiệp vừa và nhỏ phải không ngừng lớn mạnh để đủ sức cạnh tranh ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.
Ba là, sự phát triển của Doanh nghiệp vừa và nhỏ phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chính vì vậy, sự phát triển của khu vực này không thể tách rời sự quản lý của Nhà nước. Và ngược lại, Nhà nước cũng phải tăng cường hỗ trợ để các Doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.
Xác định rõ trách nhiệm của các cấp bộ đảng từ quận đến phường và các tổ chức trong hệ thống chính trị của địa phương đối với chương trình phát động, tổ chức khởi nghiệp. Trong đó cần quán triệt các Nghị quyết của Trung ương đảng về phát triển kinh tế; Nghị quyết số10 hội nghị Trung ương V khóa XII về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Từng bước xây dựng hệ thống chỉ
tiêu khởi nghiệp vào kế hoạch kinh tế xã hội thường niên của địa phương và được coi là một chỉ tiêu thi đua của các đơn vị.
Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với phong trào lập nghiệp, hội doanh nghiệp trẻ; vai trò của Hội phụ nữ với phong trào vận động phụ nữ làm kinh tế, khởi nghiệp của nữ doanh nhân để tạo môi trường, điều kiện thuận lợi tối đa cho chương trình khởi nghiệp của quận
3.1.2. Quận xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát thực tiễn của địa phương để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong giai đoạn 2018-2023.
Thực hiện chương trình “Quốc gia khởi nghiệp” quận Lê Chân xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp mới đến năm 2023 cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Số lượng doanh nghiệp mới thành lập đến năm 2023 Năm Sô doanh nghiệp
mới (Đơn vị)
Tổng vốn đầu tư mói (Triệu đồng)
Tông số lao động (Người)
2017 1.352 296.350 19.266
2018 1450 410.000 21.500
2019 1.550 520.000 22.000
2020 1.650 650.000 22.500
2021 1.750 760.000 23.000
2022 1.850 850.000 23.500
2023 2.000 1.000.000 24.000
(Nguồn; Phòng Tài chính-Kế hoạch quận Lê Chân)
0 500 1000 1500 2000
2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023
Sớ DN mới
Biểu đồ 3.1. Minh họa số doanh nghiệp mới giai đoạn 2017-2023
Để đạt mục tiêu trên thì phải có kế hoạch điều tra, khảo sát chi tiết tiềm năng, thế mạnh của từng phường để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của từng địa phương đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể như sau:
Khu vực 3 phường mới sáp nhập là Vĩnh Niệm. Dư Hàng Kênh,Kênh Dương trước vốn là xã nông nghiệp, nay đang trong quá trình đô thị hóa nên không còn canh tác nông nghiệp nữa. Hiện con trên 7.000 người trong độ tuổi lao đông không có việc làm. Mặt khác trong quá trình thu hồi đất để đô thị hóa người nông dân ở khu vực này được đền bù một số tiền rất lớn (Hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng). Đây là 2 điều kiện cơ bản thuận lợi cho phong trào khởi nghiệp, song mặt hạn chế là trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của người dân ở đây thấp hơn mức bình quân chung của quận.
Để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp ở những phường này cần tập trung vào một số nội dung sau:
-Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân, nhất là những người trong độ tuổi lao động sử dụng đồng tiền được đền bù cho hợp lý, tập trung cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, hạn chế việc mua sắm hàng tiêu dùng xa sỉ, xây biệt thự, cờ bạc.
- Tổ chức các lớp học, lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, kết họp với đào tạo nghề mới cho những người lao động ở khu vực này để trang bị kiến thức kỹ năng trong kinh doanh cho họ.
- Công khai quy hoạch phát triển kinh tế tại địa phương để đinh hướng cho họ khởi nghiệp. Đó là phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và phát huy nghề truyền thống sẵn có của địa phương là nuôi trồng hoa, sinh vật cảnh.
- Tuyên truyền, cung cấp thông tin về kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của những đơn vị kinh tế trên địa bàn như Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Phát, Công ty Sivico, Công ty VIC để kích thích phong trào khởi nghiệp ở địa bàn.
Khu vực 12 phường đô thị cũ, đất chật, người đông,không thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, cần định hướng khởi nghiệp vào các hoạt động dịch vụ,
kinh doanh thương mại. Đặc biệt là các dịch vụ tiện ích sử dụng công nghệ cao, kinh doanh qua mạng, cung ứng sản phẩm hàng hóa tới tận hộ gia đình…
3.2. Triển khai các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ thiết thực cho phong trào khởi nghiệp và doanh nghiệp mới
3.2.1. Về đăng ký kinh doanh:
Theo phân cấp quận chỉ cấp đăng ký kinh doanh cho các hộ, nhóm kinh doanh (Loại doanh nghiệp siêu nhỏ) và Hợp tác xã (Loại hình kinh tế tập thể) các loại hình khác như Công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân thuộc phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu tư cấp.
Hiện tại việc cấp Đăng ký kinh doanh tại quận đã có nhiều tiến bộ, minh bạch về quy trình, thể thức và kinh phí, rút ngắn đáng kể thời gian làm thủ tục Đăng ký kinh doanh (3 ngày với hộ cá thể, 5 ngày với HTX)
Song để tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính trong Đăng ký kinh doanh thì cần phải tiếp tục rà soát loại bỏ các khâu phiền hà không cần thiết, cung ứng các biểu mẫu kê khai qua mạng để người dân tìm hiểu để kê khai.
Phấn đấu tiếp tục giảm thời gian cấp đăng ký kinh doanh và số lần đi lại của người khởi nghiệp không quá 2 lần và 2 ngày. Nghiên cứu phương thức trả đăng ký kinh doanh qua bưu điện tới người khởi nghiệp.
3.2.2. Tăng cường tiếp xúc đối thoại với doanh nghiệp đồng thời với việc giảm bớt các lần kiểm tra đối với doanh nghiệp.
Quận phấn đấu mỗi tháng 1 lần lãnh đạo quận tiếp xúc, đôi thoại với dải diện các doanh nghiệp. Các phường mỗi tháng 1 lần tiếp xúc với những người có nhu cầu khởi nghiệp. Tại các buổi tiếp xúc này lãnh đạo quận, phường lắng nghe và giải quyết các kiến nghi theo thẩm quyền của mình, đồng thời phổ biến những chính sách mới của Nhà nước có liên quan đến doanh nghiệp, khởi nghiệp.
Tổ chức lồng ghép các đoàn kiểm tra thành 1 đoàn liên ngành để giảm bớt các lần kiểm tra định kỳ đối với doanh nghiệp. Thực hiện một năm không
kiểm tra doanh nghiệp quá 2 lần. Trước khi kiểm tra phải có văn bản thông báo rõ thành phần, nội dung và thời gian kiểm tra để doanh nghiệp biết.
3.2.3. Hỗ trợ về vốn cho hoạt động khởi nghiệp
Trong phạm vi quyền hạn của mình quận sẽ triển khai các hình thức cho vay vốn ưu dãi từ ngân hàng chính sách xã hội cho các dự án khởi nghiệp ở mức tối đa 50 triệu đông/người với lãi suất 0,5%/tháng. Quy hoạch và định hướng quỹ cho vay của ngân hàng chính sách giảm tỷ lệ cho vay tiêu dùng như mua xe máy, sửa nhà để tập trung cho các dự án khởi nghiệp.
Lựa chọn các dự án khởi nghiệp có giá trị để giới thiệu với các quỹ đầu tư mạo hiểm, các tổ chức phi chính phủ để trực tiếp tài trợ
Ưu tiên sử dụng quỹ khuyến công, khuyến nông để đầu tư cho những dự án khởi nghiệp phát triển các nghề truyền thống như nuôi trồng cây con, sinh vật cảnh, thủ công mỹ nghệ thuộc các phường Vĩnh Niệm, Dư Hàng Kênh, Kênh dương.
3.2.4. Tạo quỹ đất để cho các dự án khởi nghiệp
Khi quy hoạch các khu đô thị mới tại phường Vĩnh Niệm, Dư Hàng Kênh, Kênh Dương cần dành một diện tích đất nhất định để cho các dự án khởi nghiệp.
Trong đó cần có diện tích mở chợ để phụ vụ cho kinh doanh thương mại.
Khu tầng 1 mặt đường của các chung cư cần dành cho hoạt động dịch vụ thương mại.
Cụm công nghiệp tập trung dành cho các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Các quy hoạch phải được công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng và tại điểm triển khai dự án để mọi người biết.
3.2.5. Tổ chức đào tạo, dạy nghề
Mở rộng quy mô và các lĩnh vực nghề nghiệp của Trung tâm dạy nghề quận để đáp ứng yêu cầu của các tâng lớp nhân dân.
Thực hiện dạy nghề miễn phí cho người lao động nông nghiệp ở các
khu vực thu hồi đất nông nghiệp để đô thị hóa.
Xã hội hóa các hình thức dạy nghề tại các doanh nghiệp, truyền nghề tại các hộ gia đình để phấn đấu 100% số thanh niên đều được đào tạo nghề.
Hợp tác với VCCI Hải Phòng, Liên minh các hợp tác xã Hải Phòng trong việc tô chức bồi dường nghiệp vụ, phổ biến các chính sách mới của Nhà nước cho chủ các dự án khởi nghiệp, các doanh nghiệp mới thành lập.
3.2.6. Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực thu thuế
Triển khai mở rông việc kê khai thuế qua mạng đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Thành lập bộ phận tư vấn để hướng dẫn người khởi nghiệp và những doanh nghiệp mới thành lập trong việc mở sổ sách, ghi chép các khoản thu chi để kê kha nộp thuế.
Đối với các hộ kinh doanh nhỏ thu thuế theo hình thức ấn định thì được công khai tại trụ sở phường để các hộ kinh doanh biết, thông qua đó mà đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong lĩnh vực thu nộp thuế, ngăn ngừa các tình trạng thông đồng của cán bộ thuế và hộ kinh doanh làm thất thoát nguồn thu thuế của Nhà nước.
3.2.7. Tăng cường việc quảng bá, giới thiệu những tấm gương khởi nghiệp thành công để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của địa phương
Quận lựa chọn những tấm gương khởi nghiệp thành công trên địa bàn để tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm trong cộng đồng để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp. Hàng năm tổ chức biểu dương, khen thường những dự án khởi nghiệp tiêu biểu. Tổ chức các cuộc hội thảo, mời các chủ dự án khởi nghiệp thành công để giới thiệu cho cộng đồng, đặc biệt là các tầng lớp thanh niên, sinh viên mới tốt nghiệp.
Những tấm gương tiêu biểu là:
- DNTN Mỹ Phát do ông Nguyễn Đình Nghệ làm chủ sở hữu; có trụ sở hoạt động tại số 199 phố Tô Hiệu Lê Chân Hải phòng. Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và hoạt động từ tháng 7 năm 2007; ngành nghề kinh doanh chính
là sản xuất kinh doanh vật tư ngành nước. Khi mới hoạt động doanh nghiệp có vốn đầu tư 8 tỷ đồng với 20 lao động (2007); năm 2008 đạt doanh thu 2,6 tỷ đồng. Đến năm 2017 doanh nghiệp đã có 2 chi nhánh tại Hải Phòng và 1 văn phòng đại diện tại Quảng Ninh; số lượng lao động là 68 người, doanh thu đạt 93 tỷ đồng.
Từ ý tưởng kinh doanh đã được ông Nghệ biến thành hiện thực có hiệu quả như sau: Năm 2000 cùng với sự bùng nổ sự phát triển đô thị trong cả nước thì vấn đề cấp nước sinh hoạt tại các đô thị ngày càng trở nên cấp thiết.
Việc xây dựng các nhà máy nước, hệ thống ống dẫn nước lớn do các doanh nghiệp nhà nước làm. Xong nhiều phụ kiện ngành nước như van, vòi, tê, cút, măng xông thì không có đơn vị sản xuất vì khối lượng và giá trị không lớn so với sản phẩm chính, vì vậy thường nhập của Thái Lan, Trung Quốc. Vốn là một kỹ sư ông Nghệ chủ doanh nghiệp nhận thấy phân khúc phụ liệu ngành nước chưa có doanh nghiệp nào sản xuất; mặt khác nhu cầu lớn, lâu dài; sau khi đáp ứng việc cấp nước ở đô thị thì tiếp tục chương trình nước sạch nông thôn, đồng thời với việc thay thế sản phẩm hư hỏng trong quá trình sử dụng với chu kỳ từ 8 đến 10 năm. Ông Nghệ đã xác đinh:thị trường kinh doanh là tại Thành phố Hải Phòng và các tỉnh duyên hải Bắc Bộ, khách hàng tiềm năng là các công ty cấp nước tỉnh, thành phố và các hộ dân cư đô thị. Nhờ chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh nên đến nay sản phẩm của doanh nghiệp đứng vững và chiếm lĩnh thị trường Bắc Bộ
- Một tấm gương khởi nghiệp sáng tạo và thành công nữa là Công ty TNHH Sivico do ông Hòa Quang Thiệp làm Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc.
Công ty TNHH Sivico được thành lập năm 2010 chuyên sản xuất các mặt hàng sơn phản quang giao thông.
Trong lĩnh vực triển khai kế hoạch sản phẩm và dịch vụ Công ty TNHH Sivico đã có những cách làm độc đáo đó là:
Từ việc điều tra khảo sát mặt hàng sơn giao thông của cả nước năm
2010 thì đều sử dụng sơn của Nhật Bản vì nó đáp ứng được những yêu cầu rất cao chịu nhiệt, chịu mài mòn, không bị nhạt màu vì thời gian và ánh nắng mặt trời, đồng thời độ tương phản lớn, phản quang trong đêm khi có nguồn sáng rọi vào. Tuy nhiên giá sơn nhập khẩu khá cao, việc nhập khẩu có lúc bị động không đáp ứng được nhu cầu phát triển những con đường. Nắm được thông tin ông đã cùng 1 số cán bộ kỹ thuật sang Singapo tìm gặp đối tác để bàn việc hợp tác kinh doanh và chuyển giao công nghệ sản xuất sơn giao thông. Kết quả kiểm nghiệm của cơ quan đo lường chất lượng sản phẩm Trung ương xác nhận sơn của công ty tương đương chất lượng sơn nhập khẩu của Nhật Bản.
Tuy nhiên đến khâu tiêu thụ mới thực sự khó khăn bởi vì mặt hàng này chỉ có duy nhất một loại khách hàng là các sở giao thông vận tải mua để sử dụng. Để tạo lòng tin với khách hàng công ty đã biếu mỗi địa phương 2 tấn để sử dụng thử đồng thời động viên cán bộ nhân viên tăng sản lượng bao bì phức hợp để có nguồn thu nhập cho công ty.. Sau 6 tháng dùng thử trên các tuyến đường giao thông đã khẳng định được chất lượng sơn của công ty và được Bộ Giao thông Vận tải chấp nhận cho phép sử dụng thay thế sơn nhập khẩu vì chất lượng tương đương nhưng giá bán chỉ bằng 75%. thì công ty mới tổ chức sản xuất lớn. Hiện tại sơn giao thông của công ty chiếm 80 đến 85% thị phần trong ngành giao thông cả nước; năm 2014 công ty đã thực hiện xuất khẩu những lô hàng đầu tiên sang Lào và Cam Pu Chia.
Đối với sản phẩm bao bì phức hợp công ty cũng có những cách làm độc đáo, thực hiện đón đầu những nhu cầu cần thiết của thị trường để sáng tạo sản phẩm mới đáp ứng cho người tiêu dùng. Nắm được nhu cầu của thị trường và chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường Ông Thiệp đã cùng với phòng kỹ thuật nghiên cứu chế tạo bao bì phức hợp với lập luận:
- Bao bì phức hợp dùng nguyên liêu vải bạt tráng nhựa có độ bền gấp 100 lần túi nilon thông thường, sử dụng được rất nhiều lần và thuận tiện cho mọi đối tượng sử dụng từ bao gói sản phẩm của doanh nghiệp tới các bà nội trợ.