Chương 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO KHỞI NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2018-2023
3.3.4. Xây dựng chính quyền thân thiện, đồng hành với doanh nghiệp
Thực tiễn những năm qua cho thấy các chủ trương chính sách của Chính phủ ban hành khi đến tới doanh nghiệp và người dân thì rất chậm và kết quả không được là bao. Nguyên nhân chính của các ách tắc đó phần lớn là do chính quyền cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã. Vì vậy điểm mấu chốt là phải giải quyết khâu đột phá ngay tại cấp chính quyền tỉnh, quận, huyện, thị. Qua thực tiễn hoạt động tại quận Lê Chân và nghiên cứu những chủ trương biện pháp của Đảng bộ - UBND quận đối với doanh nghiệp tác giả nhận thấy đây là những kinh nghiệm hay, thiết thực hỗ trợ hiệu quả cho việc khởi nghiệp cũng như duy trì và phát triển doanh nghiệp (đã được trình bầy tại chương II của luận văn).
Song do chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cấp quận chỉ ở trong một chừng mực nhất định. Nhiều vấn đề về cơ chế, chính sách đặc biệt là vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh, triển khai dự án chỉ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW mới giải quyết được. Từ thực tiễn trên tác giả có một số đề xuất, khuyến nghị như sau:
- Duy trì thường xuyên các buổi tiếp xúc định kỳ (Có thể mỗi tháng 1 lần) giữa lãnh đạo thành phố, quận với đại diện doanh nghiệp để trao đổi, lắng nghe và giải quyết kịp thời những nguyện vọng chính đáng của doanh nghiệp.
- Nên lồng ghép các lĩnh vực kiểm tra, đoàn kiểm tra vào 1 đoàn kiểm tra liên ngành của các quận, huyện để giảm tối đa việc kiểm tra thường kỳ đối với doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu không quá 1 lần trong 6 tháng (Không tính đến việc kiểm tra, xử lý vi phạm của doanh nghiệp)
- Tỉnh, thành phố Trực thuộc TW cần lập quỹ hỗ trợ DNVVN từ nhiều nguồn vốn (ngân sách, tài trợ của cá ên hoặc theo chủ đề để tạo cơ hội cho các
DNVVN có điều kiện giao lưu quảng bá sản phẩm của mình, đồng thời tăng cơ hội hợp tác kinh doanh với nhiều doanh nghiệp ở địa phương khác.
- Thành phố cần tiếp tục phát động và cụ thể hóa cuộc vận động:
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để người Hải Phòng ưu tiên dùng hàng Hải Phòng với các giải pháp:
+ Mọi khoản chi tiêu, mua sắm từ ngân sách của thành phố, các quận huyện đều được mua từ các cơ sở SXKD trong thành phố, trong nước nếu chất lượng tương đương và giá ngang bằng với sản phẩm nhập khẩu.
+ Động viên các doanh nghiệp trong cùng địa bàn hợp tác trong việc sử dụng sản phẩm, hàng hóa của nhau.
+ Hỗ trợ và tạo điều kiện mở thêm các kênh lưu thông phân phối để các doanh nghiệp có thể tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tại các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo..
- Về quản lý: cần nghiên cứu phân cấp hợp lý đồng bộ toàn diện việc quản lý Nhà nước về kinh tế cho các quận trên nguyên tắc:
+ Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW chỉ cần quản lý các doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp FDI còn các DNVVN thì giao cho cấp quận huyện quản lý, Việc phân cấp cần làm đồng bộ cả về chế độ báo cáo thống kê, thu thuế, trật tự trị an, môi trường, cung ứng nhân lực, giải quyết tranh chấp giữa chủ sở hữu và lao động… Tránh tình trạng chỗ thuận lợi thì quản lý, chỗ khó khăn thì phân cấp.
+ Các quận, huyện phân cấp cho phường quản lý doanh nghiệp siêu nhỏ hộ kinh doanh cá thể đồng bộ tương tự như tỉnh, thành phố trực thuộc TW phân cấp.
- Cần phát triển và chỉ đạo hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp cấp tinh cũng như các quận huyện gồm: hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ cấp tỉnh, cấp quận huyện, Hội doanh nhân trẻ, hội sinh vật cảnh…. Khai thác và tạo môi trường để cho các hội trở thành diễn đàn, sân chơi chung của các doanh nghiệp; là nơi tập hợp và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh
nghiệp khi có các tranh chấp kinh tế trong và ngoài nước. Đồng thời các hội cũng là một kênh quản lý mềm để thuyết phục, vận động các doanh nghiệp thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương.
- Cấp quận cần tổ chức một bộ phận dịch vụ công để hỗ trợ, tư vấn cho các nhà đầu tư khi bắt đầu khởi nghiệp như: Lựa chọn quy mô, loại hình doanh nghiệp, mặt hàng dự kiến kinh doanh, vốn, kỹ thuật, công nghệ…. để tạo cơ hội cho người khởi nghiệp thành công, hạn chế những rủi ro không đáng có. Bộ phận này có thể bố trí cán bộ kiêm chức thuộc phòng Kinh tế hoặc Phòng Tài chính Kế hoạch của quận.
KẾT LUẬN