Công tác hoạch định tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Vận tải Hoàng Phương (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ VẬN TẢI HOÀNG PHƯƠNG

2.2. Thực trạng quản lý tài chính của Công ty trong những năm vừa

2.2.1. Công tác hoạch định tài chính của Công ty

Để quản lý tài chính, Công ty tiến hành hoạch định tài chính. Công tác hoạch định tài chính của Công ty được xây dựng dựa trên việc xem xét tình hình huy động và sử dụng nguồn tài chính của Công ty, sự biến động của thị trường, từ đó xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty. Quy trình hoạch định tài chính của Công ty được thực hiện như sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình hoạch định tài chính của Công ty Bước 1: Nghiên cứu và dự báo môi trường

Phòng Tài chính – nhân sự chịu trách nhiệm phân tích môi trường bên ngoài để tìm hiểu những cơ hội và thách thức đối với Công ty. Phân tích môi trường bên trong để thấy được điểm mạnh và điểm yếu của Công ty, từ đó phát huy điểm mạnh và tìm cách khắc phục những điểm yếu. Cụ thể, là Trưởng Phòng Tài chính – nhân sự tiến hành phân tích thực trạng của Công ty đặc biệt là kết quả hoạt động tài chính năm 2016 để từ đó rút ra những bất cập còn tồn tại và tìm cách khắc phục, làm cơ sở cho việc hoạch định tài chính năm 2017.

Bước 2: Thiết lập các mục tiêu

Sau khi phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của Công ty, phòng tài chính - nhân sự đã đặt ra mục tiêu hoạt động cho năm tài chính 2017. Do năm 2016 lợi nhuận của Công ty không được cải thiện nhiều, nên mục tiêu tài chính năm 2017 của Công ty như sau:

Tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 150%

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đạt 120%

Các chỉ tiêu tài chính dự kiến cho năm tài chính 2017 như sau:

Ban lãnh đạo Công ty

Phòng Tài chính – nhân sự đưa ra hoạch định tài chính

Phòng Kinh doanh Quản lý phân xưởng

Bảng 2.1 MỤC TIÊU CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NĂM 2017

CHỈ TIÊU Đơn vị

tính

Thực tế năm 2016

Mục tiêu năm 2017

1.Doanh thu 1.000 6.346.720 6.700.000

2. Chi phí 1.000 6.106.135 6.400.000

3. Lợi nhuận 1.000 227.560 250.000

4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Số vòng quay hàng tồn kho Lần 10,14 12,0

Kỳ thu tiền trung bình Lần 18,30 19,0

Số vòng quay vốn lưu động Lần 5,30 5,50

5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định Lần 6,42 6,50

Hiệu suất sử dụng TSCĐ Lần 6,82 7,4

5.Nhóm chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận và phân phối lợi nhuận

Doanh lợi sản phẩm tiêu thụ % 2,87 3,5

Doanh lợi vốn % 8,87 9,5

Doanh lợi vốn tự có % 12,66 13,0

(Nguồn: Phòng tài chính – nhân sự Công ty) Cơ sở để xây dựng được các số liệu trên trước tiên Phòng Tài chính – nhân sự đã đưa ra các dự toán về báo cáo kết quả kinh doanh và dự toán bảng cân đối kế toán năm 2017, từ các số liệu đó để tính ra được mục tiêu tài chính năm 2017. Việc chỉ căn cứ vào số liệu của bảng dự toán để tính ra các mục tiêu tài chính thì tính chính xác không cao, vì số liệu dự toán cũng chỉ là số ước không sát thực với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Bước 3: Xây dựng các phương án thực hiện mục tiêu

Sau khi thiết lập được các mục tiêu, Phòng tài chính – nhân sự cùng với Ban giám đốc đưa ra những phương án thực hiện để đạt được mục tiêu trên cơ sở phù hợp với tình hình tài chính của Công ty và có tính khả thi cao.

Bước 4: Đánh giá các phương án

Các nhà quản lý tiến hành phân tích và đánh giá để lựa chọn phương án tối ưu. Quá trình đánh gía được dựa chủ yếu vào việc so sánh các chỉ tiêu tài chính cũng như độ khả dụng của các phương án. Phương án được lựa chọn là phương án mang lại hiệu quả cao nhất và tính khả thi cao.Tuy nhiên, khi đánh giá các phương án Ban lãnh đạo Công ty chủ yếu đánh giá theo phương

pháp trực quan chủ yếu dựa vào kinh nghiệm quản lý của nhà quản trị.

Phương pháp này có ưu điểm là nhanh, đáp ứng được kịp thời yêu cầu của Giám đốc Công ty và ít tốn công sức; tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này lại không đưa ra được tính chính xác, phụ thuộc vào chủ quan nhiều hơn

Bước 5: Lựa chọn phương án tối ưu và triển khai phương án

Sau khi đánh giá phương án và lựa chọn được phương án tài chính tối ưu, tiến hành thể chế hóa kế hoạch tài chính và phổ biến xuống toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty. Phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng cho từng bộ phận có trách nhiệm thực hiện kế hoạch tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Vận tải Hoàng Phương (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)