CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ VẬN TẢI HOÀNG PHƯƠNG
2.2. Thực trạng quản lý tài chính của Công ty trong những năm vừa
2.2.6. Quản lý lợi nhuận
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong một thời gian tài chính nhất định, thông thường là 1 năm. Lợi nhuận là kết quả thu được cuối cùng sau khi trừ đi các khoản chi phí phải trả để tiến hành hoạt động kinh doanh. Do đó, có thể nói, tăng lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.15: Lợi nhuận hàng năm của Công ty giai đoạn 2013 – 2017 Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
Lợi nhuận sau thuế 65.535 69.635 181.483 182.048 204.013 Mức tăng/giảm - 106,26% 260,62% 100,31% 112,07%
(Nguồn: Tổng hợp từ phòng Tài chính – nhân sự Công ty) Lợi nhuận sau thuế đạt được từ năm 2013 đến năm 2017 có thành tích tăng trưởng khá nhanh, từ 65.535 nghìn đồng năm 2013 đến năm 2017 lợi nhuận sau thuế của Công ty đã tăng lên mức 204.013 nghìn đồng.
0 50000 100000 150000 200000 250000
2013 2014 2015 2016 2017
Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế
Biểu đồ 2.7: Lợi nhuân sau thuế của Công ty giai đoạn 2013 – 2017
Trong giai đoạn 2013 – 2017, nhìn chung lợi nhuận sau thuế của Công ty đang tăng lên nhanh chóng, tuy nhiên khoảng cách tăng trưởng giữa các năm chưa được đồng đều: năm 2013 – 2014, lợi nhuận sau thuế tăng 4.100 nghìn đồng, năm 2014 – 2015, lợi nhuận sau thuế tăng 111.848 nghìn đồng, năm 2015 – 2016, lợi nhuận sau thuế tăng 565 nghìn đồng, năm 2016 – 2017, lợi nhuận sau thuế tăng 21.965 nghìn đồng. Lợi nhuận tăng là tín hiệu đáng mừng của doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp cần phải tìm biện pháp để duy trì việc tăng lợi nhuận giữa năm trước với năm nay phải đạt được mức tăng xa hơn nữa.
Về tình hình phân phối lợi nhuận của Công ty, lợi nhuận sau thuế của Công ty ngoài việc chi trả cho các khoản lỗ từ năm trước chuyển sang thì cũng chưa thực hiện công tác phân phối lợi nhuận vào các quỹ của Công ty.
Việc chi trả lương, thưởng, các phúc lợi xã hội của Công ty cũng chỉ lấy ra từ nguồn quỹ lương và đưa vào các chi phí của Công ty. Đây cũng là một trong các công tác mà nhà quản lý công ty cần phải thực hiện trích lập để tránh những rủi ro xảy ra về hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai thì sẽ có nguồn quỹ dự phòng bù đắp.
Doanh lợi sản phẩm tiêu thụ trong 5 năm đều dương thể hiện rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có lãi, nhưng vẫn ở mức thấp. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm năm 2017 đã được cải thiện so với năm 2016, 2015 , 2014, 2013. Có được kết quả như vậy là do doanh thu năm 2017 tăng tốc độ nhanh hơn là tốc độ tăng của chi phí, làm cho lợi nhuận của Công ty được cải thiện hơn. Công ty còn phải phấn đấu hơn nữa để có thể có lợi nhuận cao hơn nhiều lần, tránh gây áp lực cho Ngân sách Nhà nước cũng như đảm bảo tính thanh khoản với người bán và bảo đảm được đời sống ổn định cho công nhân viên.
- Hệ số doanh lợi vốn năm 2015 tăng đáng kể so với năm 2013, 2014 và năm 2016, 2017 là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sự dụng vốn của Công ty đã được cải thiện đáng kể. Nhưng đến năm 2016 và 2017 thì hệ số doanh lợi vốn này lại giảm xuống, tuy không đáng kể nhưng nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, Công ty cần phải có những biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh để Công ty có thể thu lãi nhiều hơn.
- Doanh lợi vốn tự có hay doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 2017 thấp hơn so với năm 2016 và 2015, cho thấy vốn chủ sở hữu đầu tư chưa thực sự được Ban lãnh đạo phát huy được hết tác dụng của nó. Mặc dù giảm nhưng năm 2017 đã cải thiện rất nhiều, hệ số này giảm không đáng kể. Nó cho biết lãnh đạo Công ty cần phải có biện pháp nhằm làm tăng hệ số này lên trong những năm tới. Tuy giảm nhưng hệ số này luôn ở mức dương, điều này đã phần nào thể hiện được nỗ lực phấn đấu của toàn thể công nhân viên của Công ty. Đây chính là điều kiện cho những phát triển sau này của Công ty.
Bảng 2.16: Chỉ tiêu đánh giá về lợi nhuận năm 2013 – 2017
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Năm Chỉ tiêu
2013 2014 2015 2016 2017 Bình quân
1.Lợi nhuận ròng 65.535 69.635 181.483 182.047 204.013 539.503
Mức tăng/giảm - 106,26 260,62 100,31 112.07 144,81
2.Vốn lưu động 862.320 911.902 1.112.842 1.149.274 1.380.124 4.312.363
Mức tăng/giảm - 105,75 122,04 103,27 120,09 112,79
2.1.Hàng tồn kho 586.429 255.112 651.041 553.006 584.465 2.162.481
Mức tăng/giảm - 43,50 255,20 84,94 105,69 122,33
2.2.Các khoản phải thu 225.750 450.650 225.560 419.759 606.881 1.443.095
Mức tăng/giảm - 199,62 50,05 186,10 144,58 145,09
2.3.Tiền và các khoản tương đương
tiền 50.140 206.140 236.240 176.508 188.776 706.783
Mức tăng/giảm - 411,13 114,60 74,72 106,95 176,85
3.Vốn cố định 913.100 884.500 855.900 988.800 1.046.700 3.851.640
Mức tăng/giảm - 96,87 96,77 115,53 105,86 103,75
3.1. Tài sản dài hạn 913.100 884.500 855.900 988.800 1.046.700 3.851.640
(Nguồn: Tổng hợp từ Phòng tài chính – nhân sự của Công ty)
Mức tăng/giảm - 96,87 96,77 115,53 105,86 103,75
4. Vốn chủ sở hữu 1.095.983 1.165.618 1.347.101 1.529.149 1.733.163 5.484.484
Mức tăng/giảm - 106,35 115,57 113,51 113,34 112,19
5.Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong
kỳ 3.925.880 4.725.680 6.265.835 6.346.720 6.702.940 22.604.703
Mức tăng/giảm - 120,37 132.59 101,29 105,61 114,97
6. Số dư bình quân tổng số vốn các
loại 1.690.815 1.785.911 1.882.572 2.053.408 2.282.449 7.869.196
Mức tăng/giảm - 105,62 105,41 109.07 111,15 107,82
7. Số dư bình quân vốn tự có 1.152.348 1.130.801 1.256.360 1.438.125 1.631.156 5.303.864
Mức tăng/giảm - 98,13 111,10 114,47 113,42 109,28
8. Doanh lợi sản phẩm tiêu thụ
(1/5)*100 1,67 1,47 2,90 2,87 3,04 9,52
Mức tăng/giảm - 88,27 196,56 99,03 106,11 122,49
9. Doanh lợi vốn (1/6)*100 3,88 3,90 9,64 8,87 8,94 28,07
Mức tăng/giảm - 100,60 247,24 91,97 100,82 135,16
10.Doanh lợi vốn tự có (1/7)*100 5,69 6,16 14,45 12,66 12,51 41,45
Mức tăng/giảm - 108,28 234,57 87,63 98,80 132,32