CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ VẬN TẢI HOÀNG PHƯƠNG
2.3. Đánh giá chung về hoạt động quản lý tài chính tại Công ty
Căn cứ vào mục tiêu tài chính năm 2017 và kết quả phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính của Công ty, có thể có những đánh giá về hoạt động quản lý tài chính của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Vận tải Hoàng Phương.
Tình hình thực hiện mục tiêu tài chính năm 2017 Bảng 2.17
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU DOANH THU LỢI NHUẬN NĂM 2017
Chỉ tiêu Mục tiêu Thực tế Đánh giá Tốc độ tăng trưởng doanh thu 150% 105,6% Chưa đạt Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 120% 112,1% Chưa đạt
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty Hoàng Phương) Bảng 2.18
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 2017 Chỉ tiêu ĐVT Mục tiêu Thực tế Đánh giá
1.Doanh thu 1.000 6.700.000 6.704.940 Đạt
2. Chi phí 1.000 6.400.000 6.441.380 Chưa đạt
3. Lợi nhuận 1.000 250.000 204.013 Chưa đạt
4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Số vòng quay hàng tồn kho Lần 12,0 11,33 Chưa đạt Kỳ thu tiền trung bình Lần 19,0 27,57 Chưa đạt Số vòng quay vốn lưu động Lần 5,50 5,30 Chưa đạt 5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định Lần 6,50 6,40 Chưa đạt Hiệu suất sử dụng TSCĐ Lần 7,4 7,21 Chưa đạt 6.Nhóm chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
Doanh lợi sản phẩm tiêu thụ % 3,5 3,04 Chưa đạt
Doanh lợi vốn % 9,5 8,94 Chưa đạt
Doanh lợi vốn tự có % 13,0 12,51 Chưa đạt
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty Hoàng Phương)
2.3.1 Những mặt tích cực
Là một Công ty mới thành lập tham gia vào thị trường sản xuất kinh nhưng Công ty đã khẳng định mình trên thị trường trong nước, là địa chỉ đáng tin cậy trong cung cấp các mặt hàng bằng đồng, nhôm, gang, sắt. thép, nhựa, cao su, inox phục vụ ngành điện và các Công ty chế tạo và lắp ráp ổn áp, các Công ty sản xuất thiết bị vệ sinh, các sản phẩm đầu nối đường ống dẫn nước.
Để đạt được điều đó là cả một lỗ lực phấn đấu của lãnh đạo và bán bộ công nhân viên Công ty, đó là sự năng động, sáng tạo, cần cù và trung thực của cán bộ công nhân viên trong Công ty thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao đồng thời phát triển sản xuất các mặt hàng kinh tế nhằm bảo toàn vốn, duy trì dây chuyền sản xuất, đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Công tác quản lý tài chính của Công ty những năm qua đã thu được những kết quả tích cực.
- Công tác quản lý của Công ty đã bám sát và thực hiện nghiêm chỉnh chính sách pháp luật, chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển nguồn vốn. Trong nhiều năm liền, doanh thu và lợi nhuận của Công ty đã tăng lên mức đáng kể, năm 2017 Công ty thu về 6.704.940 nghìn đồng doanh thu và đạt 204.013 nghìn đồng lợi nhuận trước thuế. Đó là một lỗ lực đáng khích lệ của Công ty.
- Đối với công tác quản lý nguồn vốn, Công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý vốn cố định, tạo ra sự tăng trưởng của vốn cố định qua các năm. Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Vận tải Hoàng Phương đã tận dụng các nguồn lực tối đa cho mục đích đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất kinh doanh nhằm gia tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Giá trị tài sản của Công ty năm 2017 đạt 1.046.700 đồng, tăng 133.600 nghìn đồng so với năm 2013. Ngoài ra, việc bảo toàn và gia tăng nguồn vốn là một điểm tích cực trong công tác quản lý nguồn vốn của Công ty.
- Đối với công tác quản lý chi phí, mặc dù chi phí có xu hướng tăng, nhưng Công ty đã thực hiện tốt công tác giám sát kiểm tra định mức chi phí, đảm bảo tăng trong mức có thể kiểm soát được, đặc biệt là chi phí nhân công và chi phí nguyên vật liệu là hai khoản chi phí thường xuyên và quan trọng nhất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Trong công tác quản lý doanh thu và lợi nhuận: Doanh thu và lợi nhuận tăng đều đặng qua từng năm là minh chứng cụ thể nhất chứng minh cho hiệu quả của công tác quản lý doanh thu và lợi nhuận mà Công ty Hoàng Phương đã tổ chức thực hiện. Tuy vẫn chưa đạt được mục tiêu đã đề ra nhưng đây là một chuyển biến tốt đối với hoạt động của Công ty. Từng bước đã tạo được vị thế của Công ty trên thị trường cũng như tạo dựng được niềm tin trong mắt đối tác. Song đây cũng là được coi là một tín hiệu tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bởi tất cả các hoạt động của Công ty được đảm bảo và luôn đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước và đóng góp vào sự phát triển chung của quốc gia. Đây là một kết quả khả quan cho sự nỗ lực của toàn thể Công ty cũng như tạo cho mọi người một niềm tin vào sự phát triển lâu dài của Công ty. Hơn thế nữa, đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì lợi nhuận không phải là căn cứ duy nhất và chính xác nhất để đánh giá mức độ phát triển của một doanh nghiệp.
Khoản chi phí phát sinh tăng là các khoản đầu tư dài hạn, tuy phát sinh trong một năm nhưng nó đem lại hiệu quả cho những năm tiếp theo. Như vậy có nghĩa là Công ty đã chú trọng hơn đến chiến lược phát triển dài hạn của Công ty.
- Công tác quản lý tài chính những năm qua đã phát huy được chức năng kiểm tra, kiểm soát và giám đốc bằng tiền, đã thực hiện tốt vai trò tham mưu cho các nhà quản lý Công ty trong hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển của Công ty.
- Luôn luôn khắc phục khó khăn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, không để đình trệ sản xuất do thiếu vốn.
- Thực hiện đúng chế độ hạch toán – kế toán, các quy định trong quản lý tài chính theo hướng dẫn của Bộ tài chính, thực hiện đúng các quy chế quy định của Nhà nước trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Hệ thống sổ sách theo dõi đầy đủ, ghi chép phản ánh đúng trình tự và phương pháp, báo cáo và thanh quyết toán đúng yêu cầu của cơ quan quản lý.
- Quan tâm đúng mức đến công tác thanh toán, tạo được uy tín đối với khách hàng. Thường xuyên theo dõi và có biện pháp cụ thể trong việc thanh toán công nợ.
2.3.2. Những mặt hạn chế.
Bên cạnh những kết quả tích cực,công tác quản lý tài chính của Công ty cũng bộ lộ nhiều mặt hạn chế:
- Công tác quản lý vốn lưu động của Công ty còn nhiều bất cập. Lượng hàng tồn kho có nhiều và tăng lên qua các năm, đặc biệt là tồn kho chi phí sản xuất dở dang và thành phẩm. Từ đó làm tốc độ quay vòng vốn của vốn không linh hoạt gây khó khăn cho việc huy động vốn phục vụ công cuộc sản xuất kinh doanh mới của Công ty.
- Việc kiểm tra, giám sát không thường xuyên và liên tục, làm cho Công tác quản lý vốn của doanh nghiệp không đạt hiệu quả như mong đợi.
- Sự gia tăng tổng chi phí là một mối lo đối với Công ty, đặc biệt là các khoản chi phí bằng tiền khác chiếm tỷ trọng khá cao. Đó là những khoản chi phí không được hạch toán vào chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí quản lý... cũng là những khoản chi phí không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này làm lãng phí một lượng lớn tiền đầu tư của Công ty.
- Chi phí khấu hao mặc dù tăng nhưng so với tổng giá trị tài sản vẫn thấp, điều đó chứng tỏ, tài sản cố định chưa được sử dụng hết công suất, gây lãng phí. Đây là một vấn đề lớn được đặt ra đối với lãnh đạo của Công ty trong quá trình quản lý và bảo toàn vốn.
- Việc kiểm tra, phân tích thị trường vẫn chưa được thực hiện có hiệu quả, dẫn tới giá thành chung không phù hợp với thị trường, các mặt hàng của Công ty có chất lượng tốt nhưng lại không được quảng bá, giới thiệu rộng rãi làm giảm khả năng cạnh tranh cũng như mức tiêu thụ của sản phẩm.
- Bên cạnh đó, Công ty chưa hoàn toàn chủ động trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh. Một số nghiệp vụ hạch toán còn có sự chỉ đạo, điều chỉnh, không bảo đảm tính chính xác và khách quan.
- Phương pháp quản lý còn mang nặng tính kinh nghiệm, đôi khi các quyết định quản lý đưa ra chưa sát với thực tế. Việc sử dụng công cụ phân tích tài chính doanh nghiệp để hiểu đúng bản chất sư việc từ đó dự đoán xu hướng, làm cơ sở cho quyết định chưa được thường xuyên.
- Trong hoạt động tổ chức điều hành sản xuất, một số bộ phận, công việc còn chồng chéo, phân công lao động chưa hợp lý, vẫn còn tình trạng làm trài với nghề được đào tạo, năng suấ lao động thấp.
- Chưa hoạch định được một chiến lược tài chính hoàn chỉnh, các kế hoạch còn đơn lẻ, mang tính sự vụ, đối phó, chưa có cái nhìn tổng quát dài hạn, các phương pháp dự báo chưa được sử dụng thường xuyên. Hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật cũ, lạc hậu chưa điều chỉnh theo kịp quá trình đầu tư chiều sâu và hiện đại hóa công nghệ sản xuất.
- Vai trò kiểm soát viên trong Công ty chưa được thể hiện do còn vướng quy chế hoạt động.
- Kết quả của hoạt động quản lý tài chính về cơ bản là đáp ứng được yêu cầu quản lý, bảo toàn được vốn, song hiệu quả kinh doanh chưa cao, tình hình tài chính còn tiềm ẩn rủi ro, khả năng thanh toán thấp, khả năng sinh lời chưa cao, dẫn đến tốc độ tăng trưởng hạn chế.
2.3.3. Nguyên nhân
• Nguyên nhân của những mặt tích cực:
- Phòng Tài chính – nhân sự Công ty đã làm tốt chức năng tham mưu cho Giám đốc và Ban lãnh đạo Công ty trong lập kế hoạch tài chính, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính. Thường xuyên hiệp đồng chặt chẽ với các bộ phận trong Công ty để tổ chức thực hiện việc quản lý tài chính Công ty một cách hiệu quả.
- Thường xuyên cập nhật các văn bản, chế độ, hướng dẫn của Bộ tài chính của cơ quan cấp trên xây dựng các quy chế quy định về quản lý tài sản tiền vốn và các hoạt động có liên quan đến tài chính, tổ chức phổ biến kịp thời, mặt khác, luôn đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện các quy chế quy định đó.
- Phát huy tinh thần trách nhiệm và cá nhân trong công tác quản lý tài chính. Đó là trong việc tham gia xây dựng và giám sát thực hiện các quy chế quy định về quản lý tài chính của Công ty.
• Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém:
- Đội ngũ quản lý của Công ty vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay mà Công ty đặt ra. Hơn nữa, Công ty Hoàng Phương còn thiếu những đội ngũ trẻ cso năng lực và trình độ và có kinh nghiệm quản lý, có tầm nhìn xa trông rộng và đáp ứng được sự biến đổi nhanh chóng của thị trường và nền kinh tế.
- Công tác lên kế hoạch sản xuất và dự báo rủi ro còn kém, dẫn đến việc sản xuất thừa, sản xuất xong không tiêu thụ được, làm ứ đọng tồn kho nhiều, ảnh hưởng đến thu nhập và tiền vốn của doanh nghiệp.
- Công tác marketing, giới thiệu bán hàng còn chưa phát huy đầy đủ, sản phẩm của doanh nghiệp chưa được quảng bá rộng rãi tới người tiêu thụ, số lượng người tiêu dùng biết đến sản phẩm của Công ty còn ít, Công ty chủ yếu sản xuất đến những khách hàng quen thuộc.
- Công tác giám sát thực hiện chi phí đối với mặt hàng kinh tế dân dụng còn kém, các nguồn chi phí dự trù chưa được chính xác, các khoản chi ngoài sản xuất còn nhiều nên giá thành các mặt hàng này còn cao khó có sức cạnh tranh.
- Công tác phân tích mới chỉ được thực hiện ở mức độ thô sơ, việc áp dụng các công nghệ khoa học vào công tác phân tích tài chính còn hạn chế.
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN