Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán: Vận dụng phương pháp dạy học kiến tạo vào dạy học phương pháp tọa độ trong mặt phẳng cho học sinh lớp 10 (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.6. Thực trạng dạy học chương phương pháp tọa độ trong mặt phẳng ở trường trung học phổ thông theo hướng kiến tạo

1.6.2. Kết quả điều tra

Với 58 phiếu thăm dò đối với giáo viên, tôi thu được kết quả sau đây:

Bảng 1.1 Bảng khảo sát thực trạng giáo viên trước thực nghiệm (câu 1 đến câu 10)

Câu hỏi A Tỉ lệ% B Tỉ

lệ% C Tỉ lệ% D Tỉ lệ

%

1 15 25,86 28 48,28 15 25,86

2 5 8,62 18 31,03 25 43,10 10 17,24

3 35 60,34 23 39,66

4 30 51,72 20 34,48 8 13,79

5 25 43,10 33 56,90

6 16 27,58 28 48,28 14 24,14

7 30 51,72 10 17,24 18 31,03

8 15 25,86 43 74,14

9 29 50,0 14 24,14 15 25,86

10 43 74,14 15 25,86

Nhìn vào bảng 1.1 có thể thấy 28/58 GV được hỏi(48,28%) cho rằng cơ sở quan trọng nhất trong việc nghiên cứu để viết kế hoạch bài dạy là sách giáo viên và kiến thức bài dạy, trong khi đó chỉ 15/58 GV được hỏi(25,86%) cho rằng đặc điểm trí tuệ HS và kiến thức bài dạy mới là quan trọng nhất, cho thấy, GV còn chú trọng đến việc dạy kiến thức mà chưa quan tâm nhiều đến đặc điểm trí tuệ, năng lực của HS. Có 23/58 GV được hỏi(39,66%) khi được hỏi về sử dụng trong thiết kế bài giảng thường dùng phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. Có 25/58 GV được hỏi(43,10%) thường xuyên sử dụng phương pháp kiến tạo và 10/58 GV được hỏi (27,58%) giáo viên sử dụng linh hoạt kết hợp tất cả các phương pháp trên. Điều đó thể hiện giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp trong công tác giảng dạy.

Chính vì vậy cần phải đổi mới cách dạy, cách học. Người giáo viên khi dạy học không nên cung cấp thông tin có sẵn mà phải hướng dẫn các em tự tìm ra những thông tin mới, tri thức mới thông qua các kiến thức có sẵn đã học. GV phải có ý thức lựa chọn phương pháp dạy học chủ đạo trong mỗi tình huống

điển hình để giải quyết các vấn đề cần thiết trong bài giảng. Mặc dù vậy phương pháp thuyết trình vẫn còn khá phổ biến. Những phương pháp dạy học có khả năng phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo ở HS như dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học phân hoá, dạy học kiến tạo thì GV ít sử dụng. Có 25/58GV được hỏi chiếm (43,10%) thường xuyên sử dụng PPDHKT và 33/58 thầy cô(56,90%) không thường xuyên sử dụng phương pháp này khi dạy học phương pháp tọa độ trong mặt phẳng. Có đến 35/58 cho rằng phương pháp kiến tạo gây khó hiểu cho học sinh khi học toán. Từ đó có thể thấy việc vận dụng phương pháp kiến tạo vào dạy học Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng chưa được chú trọng nhiều. Bên cạnh đó các câu hỏi về việc dạy học khái niệm, công thức, bài tập phần phương pháp tọa độ trong mặt phẳng được các giáo viên trả lời đều thể hiện việc một bộ phận không nhỏ các giáo viên chưa quan tâm nhiều đến phương pháp này. Với 15/58 giáo viên (25,86 %) trả lời rằng nên đưa bài toán thực tiễn sau khi học xong khái niệm thể hiện tính thực tế của Toán học ít được đề cao. Có 29/58 giáo viên được hỏi (50%) trả lời rằng áp dụng PPKT sẽ giúp học sinh phát triển tốt tư duy và biểu hiểu bài hơn nhưng còn 29/58 GV được hỏi(50%) cảm thấy phải đầu tư nhiều thời gian và phương pháp này quá khó đối với GV và HS. Có 23/58 GV được hỏi (39,65%) có thể xây dựng quy trình áp dụng phương pháp DHKT vào dạy học phương pháp tọa độ trong mặt phẳng. Vì vậy, HS ít khi được đặt vào những tình huống phải sử dụng những kiến thức hình học đã có để xử lý.

Từ đó, quá trình đồng hoá và điều ứng không thực sự được diễn ra trọn vẹn, kiến thức mới được hình thành không thông qua con đường kiến tạo mà được

“truyền tay” từ người dạy sang người học. Sự vững chắc của kiến thức này cũng rất mong manh. PPDHKT là một phương pháp mà mỗi giáo viên nên tìm hiểu và nghiên cứu bởi dạy học theo phương pháp này sẽ giúp học sinh chủ động tìm tòi, kiểm chứng và xác nhận tri thức khoa học. Học sinh là người chủ động tìm ra tri thức mới. Từ bảng trên, chúng ta có thể thấy được phần lớn giáo viên chưa thoát ly ra khỏi được sách giáo viên và thiết kế bài

dạy trong quá trình nghiên cứu kế hoạch bài dạy. Theo tôi, dạy học theo quan điểm kiến tạo, tức là giáo viên phải nắm được đặc điểm trí tuệ cho học sinh, biết được trình độ trí tuệ của từng em, khả năng của những thao tác trí tuệ hiện tại, trên cơ sở đó mới có những dự kiến để xây dựng các tình huống toán học phù hợp. Có như vậy mới tổ chức cho học sinh hoạt động một cách tích cực tự giác và phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quá trình xây dựng các cấu trúc nhận thức mới.

Với 356 phiếu thăm dò đối với học sinh, tôi thu được kết quả sau đây:

Bảng 1.2 Bảng khảo sát thực trạng học sinh trước thực nghiệm (câu 11 đến câu 20)

Câu hỏi A Tỉ lệ % B Tỉ lệ

% C Tỉ lệ% D Tỉ lệ%

11 124 34,83 232 65,17 12 42 11,80 314 88,20 13 252 70,69 104 29,21 14 102 28,65 254 71,35

15 147 41,29 165 46,35 44 12,36

16 202 56,74 98 27,53 56 15,73 17 71 19,94 285 80,06

18 272 76,40 84 24,60

19 27 7,58 32 8,99 67 18,82 230 64,61

20 231 64,89 125 35,11

Nhìn vào bảng 1.2 có 124/356 HS được hỏi(34,83%) trả lời rằng hình học tọa độ trong mặt phẳng gần gũi với thực tế cuộc sống. Có 42/356 HS được hỏi(11,80%) trả lời rằng thầy cô giáo thường đưa ý nghĩa thực tế cuộc sống học bài học. Điều đó thể hiện chương “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng” có kiến thức hình học hoàn toàn mới đối với HS. Những đặc trưng của các đối tượng này khá lạ lẫm so với mô hình hình học đã được cung cấp ở cấp

THCS. Do đó HS gặp phải những khó khăn nhất định khi chiếm lĩnh đối tượng tri thức này. Việc quá đề cao phương pháp truyền thống trong dạy học vô hình chung đã tạo một gánh nặng trong việc xây dựng kiến thức cho HS.

Bên cạnh đó, các bài toán thực tế thường không được chú ý khai thác khi dạy tọa độ trong mặt phẳng. Điều này làm giảm đi tính thực tiễn của toán học. Tư tưởng “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn” cũng vì vậy mà bị lu mờ. Có 252/356 HS được hỏi(70,79%) trả lời rằng thầy cô giáo thường dạy khái niệm trực tiếp cho HS mà chỉ có 104/356 học sinh trả lời rằng thầy cô cho các em hoạt động để dần hình thành khái niệm. Tuy nhiên có đến 254/356 học sinh cho rằng lấy ví dụ minh họa rồi cho các em hoạt động và dần hình thành khái niệm thì học sinh dễ hiểu hơn khi học một khái niệm mới nào đó. Điều đó thể hiện học sinh rất hứng thú nếu giáo viên sử dụng PPDHKT, gợi động cơ vào bài mới, và tổng hợp từ kiến thức đã biết để xây dựng kiến thức mới. Có 147/356 HS được hỏi (41,29%) trả lời rằng các thầy cô thường đưa ngay cách giải tổng quát khi dạy bài tập. Có 165/356 HS được hỏi(46,35%) trả lời các thầy cô làm bài tập theo mẫu rồi cho bài tập tương tự để các em làm theo. Chỉ có 44/356 HS được hỏi(12,36%) trả lời rằng các thầy cô đưa ra một số bài tập theo dạng rồi mới đưa ra cách giải tổng quát. Có 202/356 HS được hỏi (56,74%) trả lời rằng rất thích, có 98/356 HS được hỏi (27,53%) trả lời rằng tương đối thích, còn 56/356 HS được hỏi (15,73%) trả lời rằng không thích học phương pháp tọa độ trong mặt phẳng. Có 71/356(19,94%) HS được hỏi trả lời rằng có cảm giác mới lạ và 258/356 HS được hỏi (80,06%) trả lời rằng không có cảm giác lạ khi học phương pháp dạy học kiến tạo. có 272/356 HS được hỏi (76,40%) trả lời rằng có hứng thú còn 84/356 HS được hỏi (24,60%) trả lời rằng không có hứng thú với phương pháp dạy học kiến tạo. Có 230/356 HS được hỏi (64,60%) trả lời rằng khi học bằng phương pháp kiến tạo các em có rất nhiều có thuận lợi là được giáo viên tạo tình huống để tự suy nghĩ tự khám phá bài học, được giáo viên cho hoạt động nhóm, thảo luận, tranh luận để tìm hiểu

kiến thức mới. Chỉ có 67/356 HS được hỏi (18,82%) trả lời rằng chỉ nghe và ghi chép làm một số ví dụ, bài tập ứng dụng nhỏ. Điều này thể hiện trong tiết dạy bài tập GV chưa thường xuyên cho HS trao đổi thảo luận để xây dựng nên kiến thức mới mà còn mang nặng lối dạy truyền thụ một chiều. Nghĩa là, người thầy đóng vai trò là người cung cấp tri thức cho học sinh, học sinh nhận thông tin, tri thức từ người thầy một cách thụ động. Chính điều đó đã hạn chế rất nhiều đến sự phát triển tư duy của học sinh vì các em không được hoạt động nhiều trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.

Nói tóm lại, nhận thức của giáo viên về quan điểm dạy học kiến tạo là còn hạn chế. Một số ít giáo viên có hiểu biết về dạy học theo quan điểm kiến tạo nhưng còn đang ở mức độ lý thuyết, chưa thực sự áp dụng vào trong dạy học, đặc biệt là dạy học phương pháp tọa độ trong mặt phẳng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán: Vận dụng phương pháp dạy học kiến tạo vào dạy học phương pháp tọa độ trong mặt phẳng cho học sinh lớp 10 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)