Phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn đạo đức lớp 2 (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2

1.2. Cơ sở lí luận của việc vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 2

1.2.2. Phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học

Phương pháp kể chuyện là phương pháp dùng lời nói một cách sinh động, có hình ảnh và truyền cảm hứng đến người nghe về một nhân vật lịch sử, một phát minh khoa học, một biểu tượng, một vùng đất mới, một khái niệm với niềm tin sâu sắc…. .

Trong môn Đạo đức: kể chuyện là phương pháp dạy học trong đó, giáo viên dùng lời kể kết hợp với sử dụng điệu bộ, cử chỉ hoặc tranh minh hoạ, con rối,…. thuật lại, kể lại những câu chuyện chứa đựng những giá trị, chuẩn mực đạo đức, qua đó thực hiện các mục tiêu của bài dạy.

Nếu trong quá trình dạy học phân môn Đạo đức, giáo viên biết khai thác, sử dụng phương pháp kể chuyện một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học, phù hợp với nội dung của từng bài học thì sẽ giúp học sinh lĩnh hội, ghi nhớ kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái và góp phần nâng cao chất lượng dạy học đạo đức ở tiểu học.

1.2.2.2. Ưu, nhược điểm của phương pháp kể chuyện a. Ưu điểm của phương pháp kể chuyện

Từ đặc trưng cơ bản và cách thức vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 2, có thể khẳng định việc vận dụng khéo léo, hợp lý phương pháp này sẽ mang lại những giá trị tích cực sau:

- Phù hợp đặc điểm tâm sinh lí, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của học sinh.

- Gây hứng thú và sự tập trung chú ý đối với học sinh trong quá trình nhận thức và thực hành.

- Phát huy khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng cho học sinh.

- Thu hút được học sinh nhập vai vào tình huống của truyện kể.

- Khích lệ sự thay đổi thái độ hành vi của học sinh theo chuẩn mực đạo đức xã hội.

- Định hướng một cách tự nhiên, thoải mái cho những suy nghĩ, hành động đúng đắn của học sinh.

-Thông qua kể chuyện khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh được nâng cao.

b. Nhược điểm của phương pháp kể chuyện

Bên cạnh những ưu điểm trên thì phương pháp kể chuyện vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:

- Học sinh có thể gặp khó khăn trong việc phải nắm vững nội dung của truyện kể và hành vi của nhân vật trong câu chuyện nếu truyện kể dài, chứa đựng nhiều chi tiết phức tạp.

- Học sinh có thể bị phân tán chú ý, tập trung vào những chi tiết không quan trọng trong truyện. Do đó, việc nắm bắt thông tin của bài học không hệ thống và chính xác.

- Đối với học sinh lớp 2, vốn từ và khả năng thông hiểu ngôn ngữ của học sinh còn khá hạn chế nên đôi khi việc lĩnh hội nội dung truyện kể cũng gặp khó khăn nhất định.

- Giáo viên phải biết khéo léo dùng ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu, giàu hình ảnh và gợi cảm của chính mình, kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động, tránh kể nguyên văn như học thuộc lòng, không lặp lại từng câu, từng chữ nguyên văn trong sách giáo khoa, tránh ngôn ngữ khó hiểu, tránh kể chuyện một cách khô khăn. Muốn làm được điều đó đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian, công sức để chuẩn bị chu đáo truyện kể mỗi khi lên lớp.

- Ngoài ra, kể chuyện suông thường không thực sự hấp dẫn học sinh nên khi kể chuyện giáo viên thường kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan phù hợp để giới thiệu hay minh hoạ các tình tiết có trong truyện kể vì vậy việc chuẩn bị các phương tiện trực quan cũng cần đầu tư thời gian, công sức và kinh phí nhất định.

Để có một giờ học Đạo đức với phương pháp kể chuyện thành công giáo viên phải bám vào yêu cầu phương pháp và phối hợp khéo léo với nghệ thuật

kể chuyện của bản than để tạo ra sức tác dụng mạnh mẽ tới tình cảm, cảm xúc đạo đức của học sinh khi nghe cô giáo kể chuyện.

1.2.2.3. Một số yêu cầu sư phạm khi vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học tiểu học

Phương pháp kể chuyện thúc đẩy mong muốn học tập của người học, tác động mạnh mẽ đến tình cảm và tâm hồn của các em. Phương pháp kể chuyện sẽ tạo ra bầu không khí học tập sôi nổi, thoải mái tạo điều kiện cho mọi học sinh đều tiếp thu được bài học một cách rõ ràng. Phương pháp kể chuyện được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không nhàm chán sẽ giúp học sinh thực sự bị lôi cuốn vào bài học một cách tự nhiên, hứng thú. Đồng thời giải toả được mệt mỏi trong quá trình học tập. Với phương pháp này, giờ học không còn nặng nề, khô cứng mà nó trở thành một tiết học hấp dẫn, lí thú mà bất kì học sinh nào cũng mong chờ. Muốn vậy giáo viên phải làm tốt được một số yêu cầu sư phạm sau:

- Giáo viên cần nghiên cứu kỹ mục tiêu của bài, tìm hiểu kĩ càng, sâu sắc các câu truyện trong sách giáo khoa để tìm ra chiều sâu, ý nghĩa, được gửi gắm thông qua các nhân vật và các sự việc trong truyện và gắn giá trị giáo dục của câu chuyện với mục tiêu giáo dục của bài..

- Giáo viên phải biết lựa chọn các câu chuyện với tình tiết phù hợp với thuần phong mĩ tục, với các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Đặc biệt với đối tượng là học sinh những năm đầu cấp tiểu học có vốn sống, sự nhận thức còn hạn chế thì giáo viên nên chọn những câu chuyện có kết cấu, tình tiết đơn giản, dễ hiểu không nên chọn những câu chuyện có tình tiết quá phức tạp hoặc đề cập đến những vấn đề nhạy cảm không phù hợp với lứa tuổi của các em.

- Giáo viên cần chọn những câu chuyện phù hợp với nội dung bài học.

Câu chuyện được kể trong tiết học phải có tình tiết phục vụ đắc lực cho nội dung bài học. Giáo viên phải hướng cho học sinh hướng vào các tình tiết và nhân vật trong câu chuyện để hiểu được những hành vi đạo đức cần hướng

tới tránh sa đà thành tiết kể chuyện.Dạy học môn Đạo đức phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của học sinh. Các truyện kể, tình huống, tấm gương, tranh ảnh,... sử dụng để dạy học đạo đức phải lấy chất liệu từ cuộc sống thực của học sinh. Điều đó sẽ giúp cho bài học đạo đức thêm phong phú, gần gũi, sống động đối với các em.

- Muốn học sinh hứng thú trong tiết học thì giáo viên phải có duyên kể chuyện. Giáo viên cần phải luyện tập để có giọng kể rõ ràng, truyền cảm kết hợp với biểu cảm phù hợp thông qua nét mặt, cử chỉ, hành động.

- Để chuyện kể sinh động, trực quan và tạo hứng thú cho học sinh,giáo viên có thể chuẩn bị tranh ảnh, đạo cụ phù hợp với câu chuyện.

- Trong quá trình kể chuyện cần quan sát, theo dõi biểu cảm của học sinh để điều chỉnh tốc độ, giọng điệu nhằm thu hút sự tập trung chú ý của học sinh.

- Sau khi kể chuyện, giáo viên cần hướng dẫn học sinh rút ra những bài học về giá trị sống, hành vi ứng xử văn hóa cần thiết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn đạo đức lớp 2 (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)