CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2
1.3. Thực trạng vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 2
1.3.2. Kết quả khảo sát
1.3.2.1. Thực trạng vận dụng các phương pháp dạy học môn Đạo đức lớp 2 Để tìm hiểu các PPDH mà GV thường sử dụng trong giờ dạy môn Đạo đức lớp 2 và hiệu quả của chúng, chúng tôi đã tiến hành điều tra và kết quả được thể hiện ở bảng 1.1
Bảng 1.1. Đánh giá của GV về mức độ vận dụng PPDH môn Đạo đức lớp 2 STT Phương pháp dạy học Mức độ vận dụng PPDH
môn Đạo đức ĐG chung GV trường CVA
GV trường KĐ
GV trường ĐG ĐTB Thứ
bậc
ĐTB ĐTB ĐTB
1 Kể chuyện 2.46 1 2.47 2.48 2.45
2 Đàm thoại 2.41 2 2.44 2.39 2.40
3 Giảng giải 2.38 3 2.45 2.36 2.34
4 Thảo luận nhóm 2.19 6 2.21 2.16 2.20
5 Đóng vai 2.33 4 2.35 2.32 2.31
6 Trò chơi 1.9 8 1.98 1.87 1.85
7 Luyện tập 2.26 5 2.3 2.22 2.25
8 Rèn luyện 1.77 9 1.81 1.70 1.79
9 Trực quan 1.96 7 2.06 2.00 1.82
Qua bảng 1.1, ta nhận các phương pháp giáo viên sử dụng thường xuyên trong dạy học Đạo đức lớp 2 như: kể chuyện, đàm thoại, giảng giải, đóng vai, luyện tập. Trong đó, phương pháp kể chuyện được sử dụng phổ biến nhất (xếp thứ bậc 1 và đều có ĐTB đạt cao nhất ở cả 3 trường khảo sát). Các phương pháp và hình thức giáo viên thỉnh thoảng sử dụng là: thảo luận nhóm ở vị trí thứ 6, trực quan xếp thứ 7, trò chơi thứ 8, rèn luyện xếp thứ 9. Riêng phương pháp kể chuyện là phương pháp giáo viên thường xuyên sử dụng.
Điều này phản ánh một thực tế việc vận dụng các phương pháp dạy học mới nói chung và phương pháp kể chuyện nói riêng ở tiểu học đã được triển khai mạnh mẽ và sâu rộng.
1.3.2.2. Nhận thức của giáo viên tiểu học về phương pháp kể chuyện
Mặc dù phương pháp kể chuyện là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong tiết dạy đạo đức nhưng liệu các giáo viên đã thực sự sử dụng phương pháp kể chuyện hiệu quả hay chưa thì chúng tôi tiến hành tìm hiểu
xem nhận thức của GV về phương pháp kể chuyện, kết quả thu được như sau:
Bảng 1.2. Nhận thức của giáo viên tiểu học về phương pháp kể chuyện STT Khái niệm phương pháp kể chuyện Số
lượng
Tỷ lệ %
1
Kể chuyện là phương pháp giáo viên sử dụng những câu chuyện kể có ý nghĩa giáo dục để tổ chức, hướng dẫn học sinh nắm bắt các chuẩn mực đạo đức, các giá trị sống đúng đắn.
72 90.0
2
Kể chuyện là cách thức giáo viên hướng dẫn học sinh dùng lời nói sinh động của mình trần thuật lại những câu chuyện chứa đựng nội dung giáo dục.
3 3.7
3
Kể chuyện là phương pháp dạy học trong đó giáo viên dùng lời nói sinh động của mình để dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh tri thức theo mục tiêu dạy học.
5 6.3
Qua bảng 1.2 ta thấy nhiều giáo viên đã có những hiểu biết nhất định về phương pháp kể chuyện. Có khoảng 90% giáo viên được hỏi cho rằng kể chuyện là phương pháp giáo viên sử dụng những câu chuyện kể có ý nghĩa giáo dục để tổ chức, hướng dẫn học sinh nắm bắt các chuẩn mực đạo đức, các giá trị sống đúng đắn. Có 3.7% giáo viên cho biết kể chuyện là cách thức giáo viên hướng dẫn học sinh dùng lời nói sinh động của mình trần thuật lại những câu chuyện chứa đựng nội dung giáo dục. Có 6.3% giáo viên được hỏi cho rằng kể chuyện là phương pháp dạy học trong đó giáo viên dùng lời nói sinh động của mình để dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh tri thức theo mục tiêu dạy học.
Như vậy, phần lớn giáo viên đã có cái nhìn đúng đắn, nhận thức đúng về phương pháp kể chuyện. Đó là điều kiện thuận lợi để giáo viên vận dụng thường xuyên phương pháp này trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, các giáo viên vẫn nhận định rằng vận dụng phương pháp kể chuyện một cách hiệu quả mới là quan trọng và không hề đơn giản.
1.3.2.3. Đánh giá của GVTH về hiệu quả vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 2.
Bảng 1.3. Đánh giá của GV về ưu điểm và nhược điểm của phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 2.
STT Nội dung đánh giá SL %
Ưu điểm 1 HS hứng thú, tập trung chú ý trong giờ học. 72 90.0
2 Kiến thức được hình thành trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ.
54 67.5
3 Phát triển trí tưởng tượng 45 56.2
4 Phát triển vốn từ vựng và kỹ năng sử dụng từ ngữ 55 68.7
5 Phát triển xác cảm, tình cảm nhận thức 51 63.7
6 Tăng cường khả năng áp dụng tri thức lí thuyết vào tình huống thực tiễn.
66 82.5
Nhược điểm
1 Chỉ giải quyết được mục tiêu kiến thức, các mục tiêu về kỹ năng khó thực hiện.
50 62.5
2 Học sinh có thể bị phân tán chú ý vào những thông tin không trọng tâm.
67 83.7
3 Sử dụng các câu chuyện dài có thể gây mất thời gian, hạn chế chú ý của học sinh.
65 81.2
4 Hiệu quả dạy học phụ thuộc rất nhiều vaò năng lực kể chuyện của giáo viên.
72 90.0
5 Kiến thức học sinh nắm bắt thiếu tính hệ thống. 35 43.7 6 Việc sưu tầm, sáng tạo các câu chuyện kể phù hợp,
hấp dẫn chiếm khá nhiều thời gian của GV
66 82.3
Chúng tôi đi sâu tìm hiểu nhận thức của GV về những ưu và nhược điểm của phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 2, kết quả
được thể hiện ở bảng 1.3.
Kết quả bảng 1.3 cho thấy, hầu các ý kiến của GV đánh giá các ưu điểm cơ bản sau: HS hứng thú, tập trung chú ý trong giờ học (chiếm 90.0%); Phát triển vốn từ vựng và kỹ năng sử dụng từ ngữ (chiếm 68.7%); Tăng cường khả năng áp dụng tri thức lý thuyết vào tình huống thực tiễn (chiếm 82.5%); Kiến thức được hình thành trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ (chiếm 67.5%)….
Về những nhược điểm của PPKC, GV cho rằng: Chỉ giải quyết được mục tiêu kiến thức, các mục tiêu về kỹ năng khó thực hiện (chiếm 62.5%);
Học sinh có thể bị phân tán chú ý vào những thông tin không trọng tâm (chiếm 83.7%); Sử dụng các câu chuyện dài có thể gây mất thời gian, hạn chế chú ý của học sinh (chiếm 81.2%); Hiệu quả dạy học phụ thuộc rất nhiều vaò năng lực kể chuyện của giáo viên (chiếm 90%); Việc sưu tầm, sáng tạo các câu chuyện kể phù hợp, hấp dẫn chiếm khá nhiều thời gian của GV (chiếm 82.3%); Kiến thức học sinh nắm bắt thiếu tính hệ thống (chiếm 43.7%). Như vậy, những đánh giá về mặt thực tiễn của GV cũng hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu về mặt lý luận chúng tôi đã đề xuất trong chương 1 của luận án. Tuy nhiên, khảo sát làm rõ ưu, nhược điểm của việc vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 2 sẽ là cơ sở giúp chúng tôi tìm ra được những biện pháp thích hợp để phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế trên.
1.3.2.4. Đánh giá của GVTH về các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng PPKC trong dạy học môn Đạo đức lớp 2
Để tìm hiểu xem việc vận dụng PPKC trong dạy học môn Đạo đức lớp 2 chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào. Chúng tôi đưa ra câu hỏi: Theo thầy/cô, các yếu tố sau có ảnh hưởng như thế nào đến việc vận dụng PPKC trong dạy học môn Đạo đức lớp 2? Kết quả thu được ở bảng 1.4.
Bảng 1.4. Kết quả thăm dò về các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng
phương pháp kể chuyện trong dạy học môn đạo đức lớp 2
Các yếu tố Mức độ ảnh hưởng
Rất ảnh hưởng
Ảnh hưởng
Ít ảnh hưởng
Không ảnh hưởng SL % SL % SL % SL % Năng lực kể chuyện của
giáo viên 78 97.5 2 2.5 0 0 0 0
Vốn từ vựng và khả năng
thông hiểu của học sinh 45 56.2 30 37.5 5 6.3 0 0 Kỹ năng lắng nghe của
học sinh 47 58,7 31 38,7 2 2,6 0 0
Phương tiện, đồ dùng
dạy học 15 18,7 35 43.7 27 33.7 3 3.9
Năng lực lựa chọn và thiết kế chuyện kể của giáo viên
48 60 30 37,5 2 2,5 0 0
Áp lực về thời gian của
tiết học 22 27,5 30 37,5 28 35 0 0
Từ bảng 1.4. chúng ta có thể thấy, 2 yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn đạo đức lớp 2 đó là năng lực kể chuyện của giáo viên (chiếm 97,5% ở mức rất ảnh hưởng); năng lực lựa chọn và thiết kế chuyện kể của giáo viên (chiếm 60%
cũng ở mức rất ảnh hưởng). Ngoài ra một số yếu tố khác như: Kỹ năng lắng nghe của HS cũng chiếm đến 58,7% ở mức rất ảnh hưởng và Vốn từ vựng và khả năng thông hiểu của học sinh chiếm 56.2% . Như vậy, những yếu tố về mặt chủ quan của GV và HS là những yếu tố có ảnh hưởng nhiều hơn tới hiệu quả vận dụng PPKC trong dạy học môn Đạo đức lớp 2. Việc xác định được
các yếu tố ảnh hưởng, giáo viên sẽ có những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 2.
Kết luận chương 1
Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phương pháp kể chuyện trong môn Đạo đức lớp 2, có thể đưa ra một số kết luận như sau: