CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.2. Tiến trình thực nghiệm
3.2.3. Kết thúc thực nghiệm
Sau khi kết thúc tác động sư phạm, chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả học tập của HS bằng bài test [phụ lục 2 ]. Đồng thời có tiến hành phỏng vấn một
số HS trong lớp TN để tìm hiểu thái độ của các em đối với bài học, những suy nghĩ của các em về phương pháp giảng dạy của GV. Toàn bộ tiến trình TN vận dụng PPKC trong dạy học môn Đạo đức lớp 2 được khái quát ở hình 3.1
Xác định tiêu chí đánh giá
kết quả TN CHUẨN BỊ TN
Biên soạn nội dung
TN Xác định
mục tiêu, nội dung, phương pháp, đối tượng TN
TIẾN HÀNH TN
Tổ chức thực hiện kế hoạch
lên lớp theo thiết kế
KẾT THÚC TN
Kiểm tra
kết thúc TN Phân tích kết quả TN
Đưa ra các kết luận
Kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của HS
Hình 3.1. Sơ đồ khái quá quá trình TN 3.3. Kết quả thực nghiệm
Sau khi kết thúc các tác động sư phạm, chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá kết quả TN và đưa ra các kết luận.
3.3.1. Phân tích kết quả định lượng
Kết thúc 2 bài dạy TN chúng tôi tiến hành cho HS ở cả 2 lớp làm bài kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của HS. Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10 bậc. Kết quả đánh giá được thống kê trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Thống kê kết quả điểm kiểm tra của học sinh lớp TN và lớp ĐC
Lớp Số HS Số HS đạt điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 30 0 0 0 0 0 0 3 5 9 13 ĐC 30 0 0 0 0 0 3 5 7 8 7
Từ kết quả học tập của HS ở bảng 3.2, chúng tôi tính phân phối tần suất và phân phối tần suất tích lũy về kết quả học tập của HS. Kết quả được thể hiện trên bảng 3.3 và 3.4. Các thông số được biểu diễn trên biểu đồ 3.1.
Bảng 3.3. Phân phối tần suất về kết quả học tập của HS qua TN
Lớp Số HS Số % HS đạt điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 30 0 0 0 0 0 0 10 16.7 30 43.3
ĐC 30 0 0 0 0 0 10 16.7 23.3 26.7 23.3
Bảng 3.4. Phân phối tần suất tích lũy kết quả học tập của HS qua TN
Lớp Số HS Số % HS đạt điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN 30 0 0 0 0 0 0 10 26.7 56.7 100
ĐC 30 0 0 0 0 0 10 26.7 50 76.7 100
T lớ so
Biểu đ
Nhận Biểu N ở nằm ớp TN luô o sánh kết
B
0 20 40 60 80 100 120
1
%
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
%
đồ 3.1. Biể
n xét:
u đồ 3.1 ch ở bên phả n cao hơn t quả học t
Biểu đồ 3.2
2 3
6 0
10
ểu đồ biểu của
ho thấy, đư ải lớp ĐC n lớp ĐC. Đ
tập của 2 l
2. So sánh
0 4
7 10
16.7
u diễn tần a HS lớp
ường cong C. Điều này
Để quan s lớp trong b
kết quả h
0 10
26
5 6
8 16.7
23.3
n suất tích TN và ĐC
g biểu diễn y có nghĩ sát rõ hơn
biểu đồ 3.
học tập của
10
26.7 .7
50
7 8
9 30
26
h lũy về kế C
n kết quả a là: kết q
sự chênh 2.
a HS lớp T
7 56.7
1 76.7
100
9
43.3
.7
2
ết quả họ
học tập củ quả học tậ
lệch này,
TN và ĐC
100
10 Điểm
10 3
23.3
Đ
ọc tập
ủa HS lớp ập của HS chúng tôi
TN ĐC
iểm TN ĐC
p S i
Biểu đồ 3.2 cho biết kết quả học tập của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.
Cụ thể, lớp TN có tỷ lệ % HS đạt điểm 10 là 43.3%, điểm 9 là 30% trong khi đó tỉ lệ này ở lớp ĐC là 23.3% và 26.7%; số HS đạt điểm 7 và 8 ở lớp TN thấp hơn lớp ĐC (TN là 10% và 16.7%, trong khi lớp ĐC là 16.7% và 23.3%); còn số HS đạt điểm 6 ở lớp TN là o% lớp ĐC tỷ lệ này là 10%.
Những kết quả này khẳng định TN có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng học tập của HS lớp TN. Để thấy rõ hơn mức độ ảnh hưởng của TN sư phạm, chúng tôi tiến hành tính toán các tham số đặc trưng cho sự tiến bộ về kết quả học tập của HS.
Bảng 3.5. So sánh các tham số thể hiện kết quả học tập của lớp TN và ĐC
Lớp ĐTB ĐLC Giá trị P Chênh lệch giá trị TB chuẩn
TN 9.1 1.01
0.024 0.54
ĐC 8.4 1.29
Bảng 3.5 cho thấy, điểm trung bình kết quả học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Cụ thể, 9.1, lớp ĐC là 8.4. Trong khi đó độ lệch chuẩn ở lớp TN là 1.01 còn lớp ĐC là 1.29.
Để chứng minh tính có ý nghĩa về chênh lệch điểm trung bình giữa lớp TN và ĐC, chúng tôi sử dụng đại lượng kiểm định T-test độc lập. Theo kết quả từ bảng tính excel giá trị T-test p=0,024 nhỏ hơn 0,05 chứng tỏ sự chênh lệch kết quả học tập của 2 lớp TN và ĐC không phải là ngẫu nhiên mà do tác động từ TN mà chúng tôi đã thực hiện. Hay nói cách khác, sự chênh lệch về kết quả học tập giữa lớp TN và ĐC là có ý nghĩa.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của TN đến sự tiến bộ về kết quả học tập các môn học của SV lớp TN là cao hay thấp? Giải đáp vấn đề này, chúng tôi tính chênh lệch giá trị trung bình chuẩn các môn học này theo công thức của Cohen. Kết quả chênh lệch giá trị trung bình chuẩn 0.54. Đối chiếu với các mức độ ảnh hưởng theo bảng phân loại của Cohen thì giá trị này lớn hơn 0.5
do đó có thể khẳng định rằng TN đã có ảnh hưởng nhất định đến sự tiến bộ về kết quả học tập của SV lớp TN, tuy mức độ ảnh hưởng này chưa cao lắm. Bởi số tiết thực nghiệm mà chúng tôi tiến hành còn khá khiêm tốn. Điều này cũng đã chứng minh được giả thuyết mà chúng tôi nêu ra là hoàn toàn đúng đắn.
3.3.2. Phân tích kết quả định tính
Đồng thời với việc đánh giá kết quả TN về mặt định lượng, chúng tôi tiến hành quan sát giờ học của HS ở cả 2 lớp và phỏng vấn HS lớp TN sau giờ học để thu thập thêm thông tin nhằm xem xét hiệu quả của TN một cách toàn diện và sâu sắc hơn. Các thông tin định tính được thống kê tổng hợp cụ thể như sau:
- Quan sát giờ học của 2 lớp chúng tôi nhận thấy, giờ học của lớp TN có không khí sôi nổi hơn, HS lớp TN thể hiện sự hứng thú với bài học khá rõ rệt. Hầu hết các em tập trung khá cao khi nghe cô kể chuyện “Sức mạnh của tình thương.” và tích cực trả lới các câu hỏi về người khuyết tật và những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật. Kết thúc giờ học, HS không có biểu hiện mệt mỏi, căng thẳng mà vẫn rất hào hứng và tranh luận về hành vi ứng xử trong trường hợp đến chơi nhà người khác và giúp đỡ người khuyết tật.
Đặc biệt là khi nghe những câu chuyện kể thú vị về hành vi ‘’Bạn đến chơi nhà ‘’ trong câu chuyện cô kể, HS rất thích thú, còn trong câu chuyện về bạn nhỏ khuyết tật, HS cũng bộc lộ sự đồng cảm, khâm phục, xúc động về các bạn nhỏ trong truyện. Còn ở lớp ĐC, giờ học vẫn diễn ra bình thường, HS học tập nghiêm túc và khá tích cực, nhưng sự thể hiện hứng thú học tập của HS không rõ ràng, các em ít tập trung hơn.
- Phỏng vấn một số HS của lớp TN về cảm nhận đối với giờ học TN, hầu hết các ý kiến của HS đều khẳng định là: chúng em rất thích giờ học hôm nay, chúng em thích các câu chuyện thầy cô kể trong giờ học, chúng làm em vui và ghi nhớ bài học tốt hơn. Em L.K.L trả lời: “Thưa cô, em thích nghe kể chuyện lắm ạ, câu chuyện về bạn nhỏ khuyệt tật rất xúc động, e sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt để giúp đỡ người khuyết tật”; Em T.M.Q nói: “Thưa cô, em
thấy học rất vui, những câu chuyện rất thú vị, chúng làm em quên đi thời gian và không thấy mệt vì giờ học”. Với câu hỏi, “em học được những điều gì từ giờ học ngày hôm nay?”, học sinh Đ.T.K đã rất hào hứng chia sẻ: “Thưa cô, sau giờ học em biết cách ứng xử khi đến chơi nhà người khác ạ, em biết mình nên làm gì và không nên làm gì ạ”; Em N.T.H.H trả lời: “Thưa cô, em biết cảm thông với những người bị khuyết tật và biết mình cần phải giúp đỡ những người đó bởi họ gặp khó khăn trong cuộc sống ạ”. Mặt khác, khi chúng tôi đặt ra một vài tình huống ứng xử đòi hỏi vận dụng kiến thức từ bài học, HS lớp TN thể hiện khả năng ứng xử khá tự tin và phù hợp với hoàn cảnh. Trong khi đó, những tình huống này được các em HS lớp ĐC tiếp nhận và trả lời khá dè dặt, thậm chí một vài em tỏ ra lúng túng, thiếu tự tin.
Từ những phân tích về kết quả học tập của HS ở 2 lớp TN và ĐC cả về mặt định tính và định lượng, chúng tôi đi đến kết luận: vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 2 là một trong những biện pháp có khả năng mang lại hiệu quả giáo dục cao, vừa tác động tích cực đến tinh thần thái độ, hứng thú học tập của HS, vừa nâng cao được chất lượng học tập của các em.
Kết luận chương 3
Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy, vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 2 đã có tác động tích cực đến hứng thú học tập và kết quả học tập của HS. Kết quả TN không chỉ khẳng định hiệu quả thực hiện các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ có sự chuyển biến khá tích cực mà còn tạo cho HS bầu không khí học tập sôi nổi, hào hứng, kích thích tính tích cực, sự sáng tạo và rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử cho HS.
Tóm lại, có thể nói rằng, kết quả TN đã thể kiện một cách khách quan tính khả thi và hiệu quả của vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 2 mà luận văn đã đề xuất.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nói chung và PPDH môn Đạo đức nói riêng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện, gần gũi, nhẹ nhàng và thoải mái cho học sinh là một yêu cầu cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Trong dạy học môn Đạo đức, kể chuyện là phương pháp dạy học trong đó, giáo viên dùng lời kể kết hợp với sử dụng điệu bộ, cử chỉ hoặc tranh minh hoạ, con rối,…. thuật lại, kể lại những câu chuyện chứa đựng những giá trị, chuẩn mực đạo đức, qua đó thực hiện các mục tiêu của bài dạy.
Nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn đều cho thấy việc vận dụng PPKC trong dạy học môn Đạo đức lớp 2 về cơ bản là khá thuận lợi, có nhiều ưu điểm đáp ứng yêu cầu môn học và đặc điểm của học sinh lớp 2. Tuy nhiên, nếu vận dụng không khéo léo cũng có những hạn chế nhất định.
Hiện nay, giáo viên tiểu học đã có nhận thức khá đúng đắn về PPKC và việc vận dụng phương pháp này trong dạy học môn Đạo đức cũng rất phổ biến. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng còn khá hạn chế do Gv còn gặp phải những khó khăn về quy trình thực hiện và việc sưu tầm, lựa chọn các truyện kể đáp ứng chương trình môn Đạo đức lớp 2 và phù hợp đặc điểm của học sinh lớp 2.
Trong luận án, chúng tôi đã đưa ra một số nguyên tắc cơ bản khi vận dụng PPKC trong dạy học môn Đạo đức lớp 2; Xây dựng quy trình vận dụng và thiết kế một số truyện kể phù hợp với chương trình môn học.
Thực nghiệm sư phạm được tổ chức khá nghiêm túc và bước đầu đã cho thấy quy trình vận dụng PPKC trong dạy học môn Đạo đức lớp 2 mà chúng tôi đề xuất đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả.
Từ những kết quả nêu trên, chúng tôi kết luận: vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 2 là hoàn toàn phù hợp và hết sức
cần thiết.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với các trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học
Nghiên cứu và đưa nội dung học tập vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn Đạo đức vào nội dung giảng dạy cho các sinh viên sư phạm. Trong đó chú trọng đến việc giáo dục cho sinh viên kỹ năng vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức.
2.2. Đối với các cấp quản lý giáo dục
- Các cấp quản lý giáo dục cần tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và GV tiểu học về việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực nói chung và phương pháp kể chuyện nói riêng trong dạy học môn Đạo đức lớp 2.
- Các cấp quản lý giáo dục cần động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà trường và GV tổ chức vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 2 nhằm nâng cao kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Nghiên cứu để biên soạn tài liệu vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 2 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, tạo điều kiện cho HS được tiếp cận với bài học đạo đức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, sống động.
- Các cấp quản lý cần theo dõi sát sao việc dạy học của giáo viên, giải thích cho giáo viên và phụ huynh hiểu về tầm quan trọng của môn học để tránh tình trạng coi môn đạo đức là môn phụ, không cần đầu tư như các môn Toán, Tiếng Việt.
2.3. Đối với các nhà trường
- Ban Giám hiệu nhà trường động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho GV chủ động, sáng tạo trong việc nghiên cứu vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học. Phổ biến những sáng kiến hay, những kinh nghiệm tốt trong đổi mới PPDH, nhất là đối với môn Đạo đức.
- GV các nhà trường cần thường xuyên học tập, nghiên cứu, tham gia
các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ, tiếp cận với những cái mới nhằm đáp ứng kịp thời mục tiêu giáo dục hiện nay. Bên cạnh đó, GV cũng cần thường xuyên, tích cực vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn đạo Đức lớp 2.
- Ban Giám hiệu nhà trường cần tập huấn kỹ năng kể chuyện cho giáo viên, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học để đảm bảo việc vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức đạt hiệu quả cao.
- Đối với giáo viên cần luôn trau dồi, nâng cao năng lực của bản thân trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu vận dụng PPKC trong dạy học môn Đạo đức lớp 2 phù hợp với yêu cầu của chương trình môn học và thực tiễn môi trường giáo dục và năng lực của bản thân.