Một số giáo án vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn đạo đức lớp 2 (Trang 50 - 59)

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN

2.3. Thiết kế vận dụng PPKC trong dạy học môn Đạo đức lớp 2

2.3.2. Một số giáo án vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 2

Bài 12: LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU :

-Biết được một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các quy tắc đó.

-HS biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, người quen.

-HS có thái độ đồng tình, quý trọng những người biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.

-GDKNS: -Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác.

-Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà người khác.

-Kĩ năng tư duy, đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi chưa lịch sự khi đến nhà người khác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Truyện” Đến chơi nhà bạn.”

-Video minh hoạ, âm thanh tiếng đập cửa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ :

-Tại sao phải lịch sự khi nghe điện thoại?

3. Bài mới :

a/ Giới thiệu bài: “Lịch sự khi đến nhà người khác”

b/ Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Thảo luận, phân tích

Mc Tiêu : HS biết được thế nào là lch s khi đến nhà người khác..

-GV kể chuyện:Đến chơi nhà bạn kết hợp video và âm thanh minh hoạ.

-Gv nêu câu hỏi theo nội dung của câu chuyện.

+ Mẹ bạn Toàn đã nhắc nhở Dũng điều gì?

+Sau khi được nhắc nhở, bạn Dũng đã có thái độ, cử chỉ như thế nào?

- Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì?

-Kết luận : Cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác: gõ cửa hoặc bấm chuông, lễ phép chào hỏi chủ nhà, không tự tiện với các đồ dung trong nhà mà chưa hỏi ý kiến chủ nhà..…

*Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm.

Mc tiêu : Hs biết được mt s cách cư x khi đến chơi nhà người khác.

-GV chia nhóm thảo luận theo nôi dung ghi ở phiếu bài tập.

-Gv kết luận về cách cư xử khi đến nhà người khác.

*Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ

Mc tiêu : Hs biết bày t thái độ ca mình v các ý kiến có liên quan đến cách cư x khi đến nhà người khác.

-Hs theo dõi.

-HS phát biểu cá nhân.

-Các nhóm thảo luận.

-Đại diện nhóm trình bày.

-Hs tự liên hệ.

HS đóng vai lại các tình huống và bày tỏ thái độ bằng nhiều cách.

Nêu lý do về cách đánh giá của

-GV nêu lần lượt các ý kiến.

Kết luận : ý kiến a, d là đúng; Ý kiến b,c là sai vì đến nhà ai cũng cần phải cư xử lịch sự..

mình.

4.Củng cố :

- Vì sao cần phải lịch sự khi đến nhà người khác ? -GV nhận xét tiết học

BÀI 13: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (Tiết 1)

I.MỤC TIÊU 1. Giúp HS hiểu

- Vì sao cần phải giúp đỡ người khuyết tật - Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật

- Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng , có quyền được hỗ trợ và giúp đỡ.

2. Giúp HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tùy theo khả năng

3. HS có thái độ thông cảm , không phân biệt đối xử với người khuyết tật . II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Truyện : ‘’Sức mạnh của tình thương’’, tranh minh hoạ - VBT Đạo đức lớp 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC A. BÀI MỚI

Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( 1 – 2’ )

- Những người bị thiếu hụt một phần cơ thể hoặc trí tuệ đó là những người khuyết tật . Họ rất cần sự giúp đỡ của chúng ta . Vậy ở lứa tuổi của mình , chúng ta có thể làm được những gì để giúp đỡ họ ? Cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu trong

-H lắng nghe

- Khiếm thị , khiếm thính

-H lắng nghe

bài 13 “ Giúp đỡ những người khuyết tật ” / SBT Đạo đức – 48

- GV kể chuyện:Sức mạnh của tình thương kết hợp tranh minh hoạ.

-Gv nêu câu hỏi theo nội dung của câu chuyện.

Hoạt động 2: Phân tích tranh

Mục tiêu : Giúp H nhận biết được một hành vi cụ thể về giúp đỡ người khuyết tật

Cách tiến hành :

- Cho H quan sát tranh ( hiệu ứng ) - Bức tranh vẽ gì ?

G : Vậy việc làm của các bạn H đã giúp được gì cho bạn bị khuyết tật ấy ? Để tìm hiểu điều này , cô và các em cùng trả lời câu hỏi b) cùa bài tập 1/48 .

- Yêu cầu H đọc câu hỏi phần b) - Yêu cầu H trả lời câu hỏi

G: Ai trong chúng ta cũng thích được đến trường để học tập , vui chơi và gặp gỡ bạn bè . Những bạn nhỏ khuyết tật cũng vậy . Các bạn H đã giúp người bạn bị khuyết tật được đi học , được thực hiện quyền lợi học tập của mình . Vậy nếu em có mặt ở đó , em sẽ làm gì cho người bạn ấy?

-Yêu cầu H thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi phần c .

- Yêu cầu dãy bàn cử đại diện nhóm trả lời

- H quan sát tranh

- Vẽ các bạn H đang đẩy xe , cầm cặp sách cho một bạn bị khuyết tật , các bạn nói chuyện cười đùa với người

bạn bị khuyết tật rất vui vẻ .

-1 H đọc câu hỏi phần b - Giúp bạn đi học đỡ vất vả , giúp bạn vui hơn , không thấy buồn vì sự thiệt thòi của mình

- H thảo luận theo nhóm bàn

- Cầm cặp giúp bạn Đẩy xe cho bạn

- G kết luận chung : Chúng ta cần giúp đỡ các bạn bị khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được đi học. Khi giúp bạn, chúng ta chú ý quan tâm , chia sẻ với bạn với thái độ thân thiện, niềm nở

Chuyển : Qua bài tập vừa rồi , các em đã đều biết giúp đỡ bạn nhỏ khuyết tật phải ngồi trên xe lăn . Đó là hành động rất đáng quý . Nhưng xung quanh chúng ta vẫn còn rất nhiều những người bị khuyết tật khác nữa : khiếm thính , khiếm thị … Cuộc sống của họ thực sự rất vất vả . Vậy chúng ta sẽ làm gì để giúp đỡ họ ? Cô và các em cũng tìm hiểu qua BT.2 nhé !

Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm

Mục tiêu : Giúp H hiểu được sự cần thiết và một số việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật . Cách tiến hành :

-Yêu cầu H nêu yêu cầu BT.2

- Yêu cầu H thảo luận nhóm đôi và viết những việc em có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật . - G yêu cầu H cử đại diện nhóm trình bày theo dãy

- G nhận xét chung

Trò chuyện cùng bạn -H lắng nghe

-1 H nêu yêu cầu - H thảo luận theo nhóm đôi và

nêu ý kiến của mình - H trình bày kết quả thảo luận :

+ Giúp người mù qua đường

+ Mua tăm tre

+ Nuôi lợn siêu trọng + Đẩy xe giúp bạn bị khuyết tật

+ Vui chơi cùng các bạn khuyết tật

-H lắng nghe

- Tuyên dương nhóm có nhiều việc làm giúp đỡ người khuyết tật

- Trong số những việc làm mà các nhóm vừa nêu , có nhắc đến hoạt động mua tăm tre và nuôi lợn siêu trọng . Đó là hoạt động các em được tham gia ở đâu ?

- Vậy những bạn nào đã mua tăm tre ủng hộ ủng hộ người khuyết tật ?

- G tuyên dương

- Vậy trong hoạt động nuôi lợn siêu trọng , lớp chúng ta đã quyên góp được bao nhiêu tiền ? - Bạn nào ủng hộ được nhiều tiền nhất ? - G tuyên dương

G : Như vậy các em đã đều biết giúp đỡ những người khuyết tật rồi đấy ! Vậy những người xung quanh chúng ta thì sao ? Cô sẽ cho cả lớp xem 1 đoạn phim hoạt hình để thấy họ đã giúp đỡ người khuyết tật như thế nào nhé.

-Phim : “ Cuộc gặp gỡ may mắn ” ( hiệu ứng ) - Khai thác nội dung phim :

+ Vì sao bà cụ bị ngã ? + Bà được ai giúp đỡ ?

+ Nếu không có anh thanh niên , bà sẽ ra sao ? + Khi giúp bà cụ , anh thanh niên có thái độ gì ? -G kết luận : Nhờ anh thanh niên mà bà cụ được về nhà an toàn . Không những anh giúp được bà cụ mà ngay cả bản thân anh cũng nhận được một món quà quý giá.Trong cuộc sống, hãy luôn sẵn

-Được tham gia ở trường .

-H giơ tay

-H trả lời

- H trả lời

-H lắng nghe

-H xem phim

- Vì bà bị mù – bà là người khuyết tật

- Được 1 anh thanh niên giúp đỡ

- Không về nhà được - Lễ phép , kính trọng - Cả lớp đọc thầm

- H nêu yêu cầu - 1 H đọc các ý kiến - H giơ tay nếu đồng tình , không

giơ tay nếu không đồng

sàng giúp đỡ người khuyết tật với khả năng của mình ,luôn chú ý thật lễ phép , tận tình chu đáo , không nên có những hành vi xa lánh không tôn trọng họ .

Chuyển : Chúng ta cùng làm tiếp BT.3 để biết rõ hơn những việc nên làm và không nên làm khi giúp đỡ người khuyết tật .

Hoạt động 4 : Bày tỏ ý kiến

Mục tiêu : Giúp H có thái độ đúng đắn đối với việc giúp đỡ người khuyết tật .

Cách tiến hành :

- Đọc thầm yêu cầu BT.3 - BT.3 yêu cầu gì ? - Đó là những ý kiến gì ?

- G đưa ra từng ý kiến , yêu cầu H bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình

- G hỏi thêm lý do đồng tình hay không đồng tình - Chú ý giải nghĩa từ :

+ thương binh : là những người bị thương do chiến đầu hoặc phục vụ cho chiến đấu trong thời kì chiến tranh

+ quyền trẻ em : là những lợi ích mà trẻ em được hưởng : học hành , vui chơi tham gia vào các hoạt động cộng đồng dành cho trẻ em.

G kết luận : Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm để góp phần làm bớt đi những khó khăn, thiệt thòi của họ. Không phân biệt đối xử đối với người khuyết tật. Giúp đỡ người khuyết tật

tình - H trả lời

-H lắng nghe

Anh Nguyễn Công Hùng

+Bị khuyết tật +Hiệp sĩ CNTT

-H tự nêu cảm nhận của mình

- H quan sát tranh - H lắng nghe

với thái độ tôn trọng, lễ phép, thân thiện, chu đáo B. CỦNG CỐ - DẶN DÒ ( 5’ )

- Cho H xem phim tư liệu về hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng .

- Khai thác phim :

+ Nhận vật nào xuất hiện trong đoạn phim vừa xem ?

+ Anh là người như thế nào ? + Anh đã đạt được danh hiệu gì ?

- Qua đoạn phim em cảm nhận thế nào về những người khuyết tật như anh Nguyễn Công Hùng ? -Anh rất có ý chí nghị lực và lòng quyết tâm vượt qua khó khăn để đạt được ước mơ của mình . Không chỉ có anh , xung quanh chúng ta vẫn còn rất nhiều bạn nhỏ như thế ( hiệu ứng )

- Cho H quan sát tranh ảnh tư liệu

Những người khuyết tật – cơ thể họ không hoàn hảo như chúng ta nhưng họ luôn biết vươn lên , vượt qua mọi khó khăn . Cô mong qua bài học này , chúng ta sẽ luôn luôn biết giúp đỡ , chia sẻ , và yêu quý cảm thông những người khuyết tật ở xung quanh chúng ta nhé !

Kết luận chương 2

Trong chương 2, đề tài đã đề xuất được một số biện pháp trong việc vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 2 nhằm góp phần nâng cao kết quả giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học.

Qua việc tìm hiểu về phương pháp kể chuyện, chúng tôi đã đưa ra những nguyên tắc cần thiết khi vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy

học môn Đạo đức lớp 2 và quy trình vận dụng. Quy trình được đề xuất bao gồm 3 bước, đó là:

- Bước 1: Chuẩn bị nội dung câu chuyện - Bước 2: Tiến hành kể chuyện

- Bước 3: Tổng kết

Để việc vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 2 được thành công, ngoài những nguyên tắc và quy trình nhất định cũng cần tuân thủ một số yêu cầu, lưu ý khi sử dụng phương pháp kể chuyện.

Trong luận văn, chúng tôi đã lựa chọn, thiết kế một số câu chuyện kể theo chủ đề trong chương trình môn Đạo đức lớp 2.

Khi lập kế hoạch bài học có vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn Đạo đức lớp 2, cần chú ý đến nội dung, mục tiêu từng bài; điều kiện phương tiện dạy học và khả năng của học sinh trong lớp để tiết học đạt hiệu quả.

Với các nguyên tắc này, chúng tôi xây dựng giáo án thực nghiệm (được trình bày ở phần phụ lục). Sau đó giáo án này sẽ được đưa vào để dạy thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của những biện pháp đã nêu ở trên. Phần thực nghiệm sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn đạo đức lớp 2 (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)