Đặc điểm chương trình môn học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn đạo đức lớp 2 (Trang 38 - 48)

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN

2.2. Chương trình môn Đạo đức lớp 2

2.2.1. Đặc điểm chương trình môn học

Chương trình môn Đạo đức lớp 2 có 14 bài bắt buộc và một bài do địa phương tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình (về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội….).Tương tự như lớp 1 nội dung chương trình môn Đạo đức lớp 2 phản ánh các mối quan hệ của học sinh với bản thân, với gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và môi trường tự nhiên.

Bài 1: Học tập, sinh hoạt đúng giờ.

Bài 2: Nhận lỗi và sửa lỗi.

Bài 3:Gọn gàng, ngăn nắp.

Bài 4: Chăm làm việc nhà.

Bài 5: Chăm chỉ học tập.

Bài 6: Quan tâm, giúp đỡ bạn.

Bài 7:Giữ trường lớp sạch, đẹp.

Bài 8:Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.

Bài 9: Trả lại của rơi.

Bài 10: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị.

Bài 11: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.

Bài 12:Lịch sự khi đến nhà người khác.

Bài 13: Giúp đỡ người khuyết tật.

Bài 14: Bảo vệ loài vật có ích.

Thời gian thực hiện cả năm là 35 tiết, trong đó có 28 tiết để thực hiện 14 bài bắt buộc, 3 tiết dành cho địa phương, 4 tiết dành cho kiểm tra ôn học kì 1, học kì 2.

Như vậy nội dung chương trình đạo đức lớp 2 không chỉ giáo dục bổn phận và trách nhiệm của học sinh đối với gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường tự nhiên, mà còn giáo dục cho học sinh có trách nhiệm đối với chính bản thân, biết tự chăm sóc bản thân, có trách nhiệm về các hành vi,việc làm của bản thân. Nội dung chương trình đạo đức 2 gần gũi với cuộc sống

thực của học sinh. Các tranh ảnh, truyện, tình huống, tấm gương… để dạy học môn Đạo đức lớp 2 được lấy từ chính cuộc sống thực của học sinh, với các mối quan hệ gần gũi, quen thuộc hàng ngày của các em.

2.2.2. Thiết kế mt s chuyn k trong chương trình môn Đạo đức lp 2 Thiết kế chuyện kể trong bài 2: Biết nhận lỗi và sửa lỗi

Biết nhận lỗi là đứa trẻ ngoan

Năm nay, bạn An 8 tuổi. Cứ đi học về là bạn ấy lại rủ các bạn trong xóm chơi đá bóng. Hôm đó chẳng may An đá bóng vào cửa kính của bác Hoà làm cửa kính của bác vỡ tan. Bác Hoà từ trong nhà chạy ra quát ầm lên : - Đứa nào làm vỡ cửa kính của bác? Khai mau không bác đánh đòn bây giờ.

Tất cả các bạn đều nói :

-Không phải cháu, không phải cháu!

Bác Hoà rất bực mình vì không cháu nào nhận lỗi. Bác nói:

-Một đứa trẻ ngoan là một đứa trẻ biết nhận lỗi.

Bỗng bạn An chạy đến chỗ bác Hoà, khoanh tay nói:

-Thưa bác! Chính cháu là người đã đá bong làm vỡ cửa kính của bác.Cháu xin lỗi bác ạ!Cháu hứa với bác, lần sau cháu sẽ không đá bóng ở đây nữa ạ!

Bác Hoà nguôi giận, tươi cười nói:

-Tốt lắm, cháu biết nhận lỗi, cháu là một cậu bé thật ngoan và dũng cảm .

Biết nhận lỗi với cha mẹ

Một hôm ba mẹ đi vắng, Minh ở nhà gọi các bạn sang chơi. Trong lúc vui đùa với các bạn Minh đã làm vỡ lọ hoa cổ. Khi mẹ về, thấy thế, giận lắm, mẹ hỏi:

- Đứa nào đánh vỡ lọ hoa này đây?

Minh run sợ, nhưng vẫn mạnh dạn nói:

- Thưa mẹ, con trot đánh vỡ khi chạy qua bàn, xin mẹ tha lỗi cho con.

Thấy Minh biết nhận lỗi, mẹ nguôi giận bảo:

- Con nghịch quá, không để ý làm vỡ cái bình hoa ba mẹ rất quý. Đáng lẽ mẹ sẽ phạt con, nhưng vì con biết thành thật nhận lỗi nên mẹ tha cho. Minh vui mừng nói:

- Con cảm ơn mẹ. Lần sau con sẽ cẩn thận hơn ạ.

Thiết kế chuyện kể trong bài 3: Gọn gàng, ngăn nắp Lời bố dạy

- Hoà đang học bài bỗng nghe tiếng Minh gọi rủ đi chơi.Hoà vội vàng vơ hết sách vở để trên giá rồi chạy nhanh ra cửa. Bố của Hoà thấy vậy vội gọi Hoà lại và nói:

- Con hãy nhìn lại những sách vở đặt trên giá như thế đã tươm tất chưa?

Hiểu ý bố, Hòa vội lấy tay vỗ vỗ vào các sách vở. Khi thấy chúng đã thẳng hàng, em xin phép bố ra chơi, song bố vẫn chưa cho phép. Ông hỏi tiếp.

- Mấy giờ rồi? Con hãy xem thật chính xác.

- Đồng hồ chỉ 17 giờ kém 20 phút bố ạ.

- Bây giờ thì con hãy tìm cho bố cuốn sách Tiếng Việt 2 ở trên giá – Bố yêu cầu.

- Thưa bố, con đã tìm được sách rồi ạ!

- Hết bao nhiêu phút cho việc tìm cuốn sách đó? – Bố hỏi - Như vậy ….. hết 3 phút ạ - Hòa nói

- Con hãy làm tiếp: Sắp lại tất cả sách giáo khoa của con để riêng thành một chồng và quay gáy của chúng ra phía ngoài – Bố nói.

- Thưa bố xong rồi ạ - Hòa trả lời.

Con lại xem giờ đi và lần này thì tìm cho bố cuốn Vở bài tập Đạo đức 2 - Sách đã tìm được rồi ạ - Hòa nói

- Hết bao nhiêu phút? – Bố hỏi - Thưa bố chưa đầy một phút ạ!

- Con hãy so sánh và trả lời bố về hai cách sắp xếp trên giáo vừa rồi – Bố nói.

- Thưa bố, cách sắp xếp lần sau (để gáy của chúng quay ra ngoài) khi tìm sách sẽ tiết kiệm được thời gian, nhờ trên gáy có in tên sách, mà trông cũng đẹp hơn – Hòa nói.

- Con đã hiểu tại sao, sau khi làm việc xong phải thu cất các dụng cụ một cách ngăn nắp và đúng vị trị của nó chuwa? – Bố hỏi và cũng là giải thích lý do của việc làm vừa rồi.

- Câu hỏi của bố khó quá – Hòa vừa nói, vừa nháy mắt cười ra hiệu xin bố tha cho.

- Bây giờ thì cho ra chơi – Bố nói

Hòa vừa vò đầu, vừa liếc nhìn đồng hồ rồi ù té chạy ra phía ngoài sân.

Quần áo đâu rồi?

Minh nhìn lên đồng hồ. Đã đến giờ đi học. Minh cuống cuồng tìm quần áo đồng phục để mặc. Nhưng bạn không tìm thấy quần dài, không thấy áo và cả đôi xăng đan đâu cả.Minh gọi ầm lên hỏi mẹ:

-Mẹ ơi quần áo, xăng đan con đâu?

Mẹ biết tính Minh luôn bừa bộn, mẹ góp ý nhiều lần nhưng vẫn chứng nào tật đấy. Mọi lần, mẹ vẫn tìm hộ giúp Minh nhưng lần này mẹ quyết không tìm giúp bạn ấy nữa để cho bạn ấy một bài học.Mẹ trả lời:

-Đồ dùng của con, mẹ làm sao biết được.

Minh vừa khóc, vừa tìm quần áo vì sắp muộn học đến nơi rồi. Cuối cùng thì ban ấy cũng tìm được cái áo trên đình màn, cái quần trong xó tủ, một chiếc xăng đan bên trái trong gầm giường, một chiếc xăng đan bên phải nằm ngoài cửa.Nhưng trống vào học đã đánh rồi. Minh chạy bở hơi tai mà vẫn chậm.

Thiết kế chuyện kể trong bài 6: Quan tâm, giúp đỡ bạn BẠN MỚI

Vừa học một tuần lễ thì lớp 2B có thêm một học sinh nữa. Bạn này được

cô giáo xếp vào Sao Bình Minh. Thế là thành Sao sáu đứa. Sơn ngắm cô bạn mới và thầm ngán ngẩm: “Lại con gái!”. Bốn con gái. Chỉ có Sơn và cậu Trung là con trai thôi. Tên cô bạn đó là Hiên. Sơn ngẫm nghĩ: “Sao không là Hiền, là Hiển nhỉ?”. Nom cái “cậu” ấy hiền hiền, lại gầy, lại bé nữa chứ. Hôm dẫn Hiên đến lớp, biết Sơn là Trường Sao, mẹ Hiên nói với Sơn thế này:

- Các cháu giúp đỡ Hiên nhé. Bạn ấy vừa bị ốm xong. Cô cảm ơn các cháu trước nhé!

Nhiệm vụ của Trường Sao thế là nặng nề hơn lên đấy. Hiên ngồi ngay cạnh Sơn. Cả Sao chia nhau chép bài cho Hiên. Thỉnh thoảng Sơn lại hỏi:

- Cậu có cần tớ giúp đỡ gì không?

Hiên lại lắc đầu, Sơn lúng túng đánh đổ mực và Hiên phải lấy giẻ lai bảng của Hiên lau cho Sơn.

Đến hôm sau nữa, Sơn không hỏi Hiên mà cứ nhìn Hiên. Đúng là cậu ấy vẫn còn yếu. Có gân xanh ở má, ở cổ. Ngón tay của cậu ấy trong như thạch.

Ngồi cạnh Hiên, Sơn chỉ lo sợ mình ngọ nguậy hích vào bạn, làm đau Hiên.

Lúc ra vào lớp, Sơn đi sau Hiên như để ngăn không cho ai chen vào Hiên.

Sơn hơi buồn, vì chẳng giúp đỡ được Hiên cái gì hết! Hiên lại học tốt nữa chứ! Chữ viết đẹp, đọc rất diễn cảm, sách vở cũng đẹp. Thành ra, Sơn cũng phải viết cẩn thận hơn. Sơn càng quý Hiên hơn khi biết bố của Hiên là bộ đội hải quân. Thích thật.

Buổi sinh hoạt Sao cuối tháng. Sơn tự nhận:

- Tôi có khuyết điểm là không giúp đỡ được bạn Hiên cái gì hết.

Hiên ngơ ngác nhìn Sơn:

- Ồ! Bạn có, có đấy chứ! Bạn giúp đỡ tôi nhiều chứ!

Sơn lắc đầu:

- Đâu. Tôi toàn mượn bút và đánh đổ mực…

Hiên nói, giọng hơi nghèn nghẹn:

- Không, bạn và cả các bạn trong Sao của mình nữa, đều giúp đỡ tôi. Tôi thích ở Sao chúng mình lắm!

Sơn nhất định không nhận và chuyện này được cô giáo biết. Cô đến dự sinh hoạt Sao Bình Minh và bảo:

- Em Hiên mới đến lớp mà đã thích Sao Bình Minh như thế là Sao Bình Minh đối với em Hiên rất tốt. Các em có biết không?...

Cô hỏi và dừng lời. Cả Sao nhìn cô, chờ đợi. Cô nói tiếp:

- Thân thương, gần gũi, yêu quý bạn là giúp đỡ bạn đấy. Các em thật là ngoan…

Từ hôm ấy không còn ai nghĩ Hiên là bạn mới đến lớp nữa. Và Hiên đã khỏe hơn nhiều, cái gân xanh ở má đã biến mất.

Giúp đỡ lẫn nhau

Ở trường tôi có bạn Mai rất tốt bụng. Ở trong lớp, ai thiếu cái bút chì hoặc cái thước, thì bạn đều cho mượn. Lúc chơi ngoài sân, có cái gì Mai cũng cho bạn chơi chung và không hề cãi nhau với ai bao giờ. Hôm nọ bạn Hùng bị ngã, Mai vội chạy lại đỡ bạn dậy, rồi phủi quần áo cho bạn. Hôm qua khi tan học, trời mưa, thấy bạn Năm quên đêm ô, Mai rủ bạn đi chung ô về với mình và đưa bạn vào tận cổng. Mai luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè. Mọi người xung quanh, ai cũng yêu mến Mai.

Người bạn tốt

Linh và Trang rất thân nhau. Đi đâu các bạn cũng có nhau. Một hôm, trên đường đi học về, Linh giẫm phải một mảnh chai bên đường. Mảnh chai khiến chân Linh đau buốt. Em cố bước đi nhưng càng cố bước thì càng ngã.

Nhìn bạn, rồi lại nhìn xung quanh, Trang chưa biết mình phải làm gì để giúp đỡ bạn. Trang cứ loay hoay bên bàn chân đầy máu của bạn. Bất chợt, Trang nghĩ đến chiếc khăn tay mẹ thêu tặng em hôm sinh nhật vừa rồi. Đó là một chiếc khăn tay rất đẹp. Không đắn đo, Trang vội lấy chiếc khăn băng vào vết thương cho bạn. Sau đó, Trang dìu bạn về nhà.

Sáng hôm sau, vừa ngủ dậy, Trang đã thấy Linh thập thò ở cổng, tay cầm một chiếc khăn thêu mới. Linh thỏ thẻ nói:

-Mình cảm ơn bạn và tặng bạn chiếc khăn này!

Thiết kế chuyện kể trong bài 7: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp ĐẸP MÀ KHÔNG ĐẸP

Thấy bác Thành đi qua, Hùng liền gọi:

- Bác Thành ơi, bác xem con ngựa của cháu vẽ có đẹp không? Trên bức tường trắng, hiện ra những nét than đã vẽ hình một con ngựa đang leo núi.

Bác Thành nhìn bức vẽ rồi trả lời:

- Cháu vẽ đẹp đấy, nhưng còn có cái không đẹp!

Hùng vội hỏi:

- Cái nào không đẹp, hở bác?

Bác Thành bảo:

- Cái không đẹp là bức tường của nhà trường đã bị vẽ bẩn, cháu ạ!

Thiết kế chuyện kể trong bài 11: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại CÂU CHUYỆN ĐIỆN THOẠI

Mới hơn 7 giờ sáng chủ nhật, Quang đã điện thoại nài nỉ tôi đi chơi ở vườn nhà Hoa. Vì tôi và Hoa là bạn thân, còn Quang nghe tôi khen mãi cam nhà Hoa ngọt lịm nên quyết rủ tôi đi cho bằng được.

Nể tình bạn bè bao năm, tôi đồng ý, định đi thay đồ thì nó lại điện thoại tới hối tôi nhanh lên và kêu tôi đừng đổi ý. Vừa thay đồ xong, chuông điện thoại lại reo. Nhấc máy lên, tôi nói liền một hơi:

- Dạ, tôi vừa thay đồ xong, ra ngay đây. Đã hứa thì phải giữ lời chứ. Có chuyện gì quan trọng đâu mà nhắc chừng mãi, tội nghiệp quá.

Rồi tôi cúp máy.

Vừa bước chân đi thì chuông điện thoại lại reo. Bực mình, nhấc máy lên tôi xẵng giọng:

- Có gì nữa hôn mà điện thoại vậy?

Bên kia máy có một giọng ôn tồn:

- Cháu này, bác muốn hỏi có phải đây là nhà của anh Tư Lâm không?

Chết! Tư Lâm là ba tôi, giọng nói này là của bác Sáu làm cùng cơ quan với ba trên tỉnh. Tôi run lên, lí nhí:

- Dạ, ba cháu về ngoại với mẹ từ sáng rồi ạ, bác có gì nhắn lại với cháu…

- À, bác muốn nói thế này, cháu đùa giỡn vui vẻ với các bạn thì không sao, nhưng nói chuyện trên điện thoại, cháu cần phải xác định người gọi là ai, để tránh người ra không phải khó chịu và gây hiểu nhầm.

Tôi xấu hổ:

- Cháu xin lỗi!

Và từ đó về sau, mỗi khi nhấc điện thoại, tôi đều nhỏ nhẹ: “Alo, dạ xin hỏi ai đầu dây bên kia ạ?”

Kém văn minh

Lan quên không viết dặn dò về nhà nên em không biết hôm nay cô dặn làm những bài tập gì về nhà. Lan vội cầm máy gọi cho Toàn. Đầu dây bên kia có người nhấc máy:

-Alô! Chào em, em làm ơn cho chị hỏi, anh Toàn có nhà không?

-Anh Toàn có nhà ạ! Chị đợi máy nhé, em đi gọi anh ngay đây ạ!

Lan chờ máy. Một phút. Hai phút. Rồi ba phút trôi qua. Mãi một lúc sau thì Lan nghe thấy tiếng cười của em Toàn:

-Há há há, anh Toàn đi học tiếng anh không có nhà, 9h chị gọi lại nhá, há há há…

Chợt nhận ra mình bị trêu, Lan bực lắm. Lan không ngờ em Toàn lại cư xử kém lịch sự như vậy.

Thiết kế chuyện kể trong bài 12 :Lịch sự khi đến nhà người khác ĐẾN CHƠI NHÀ BẠN

Chủ nhật, Dũng sang nhà Toàn chơi. Đến nhà bạn, Dũng vừa đập cửa, vừa gọi ầm ĩ :

-Toàn ơi, Toàn !

Thấy mẹ Toàn ra mở cửa, Dũng hỏi : -Bác ơi, bạn Toàn có nhà không ạ ?

-Cháu hỏi Toàn à ? Bạn Toàn ở trong nhà, cháu vào đi. Nhưng lần sau

cháu nhớ gõ cửa hoặc bấm chuông nhé. Hơn nữa, phải chào hỏi người lớn trong nhà trước đã cháu ạ. – Mẹ toàn nhẹ nhàng nhắc.

-Vâng, cháu nhớ rồi ạ !- Dũng ngượng ngùng nhận lỗi.

Vừa lúc ấy, Toàn ở trong nhà chạy ra :

-Dũng ơi, vào đây chơi. Tớ có cái này hay lắm !

Hai bạn kéo nhau vào nhà. Toàn lấy đồ chơi ra, hai bạn cùng chơi rất vui. Chơi xong Dũng cùng bạn xếp dọn đồ chơi gọn gàng vào tủ.Mẹ Toàn mang chuối ra cho hai đứa ăn. Thấy Dũng có vẻ ngại ngần, mẹ Toàn bảo:

-Cháu ăn cùng Toàn cho vui.

Toản cầm trái chuối đưa tận tay bạn:

-Chuối ngon lắm. Cậu ăn đi.

-Cảm ơn bác ! Cảm ơn Toàn !

Trước khi về, Dũng không quên chào mẹ bạn:

-Cháu chào bác, cháu về ạ.

Mẹ Toàn vui vẻ:

-Ừ, cháu về. Thỉnh thoảng cháu sang chơi với Toàn nhé ! -Vâng ạ! Dũng lễ phép đáp.

Toàn tiễn bạn ra cửa. Hai bạn vui vẻ tạm biệt và không quên hẹn lần khác lại sang nhà nhau chơi.

Thiết kế chuyện kể trong bài 13: Giúp đỡ người khuyết tật SỨC MẠNH CỦA TÌNH THƯƠNG

Bạn Thanh bị tật ở chân trái. Có bạn vô tình gọi là Thanh “thọt”. Thi thoảng Hạ răng sún còn trêu Thanh bằng cách treo cặp sách của Thanh lên cao, khiên cho Thanh không sao leo lên lấy được. Tổ 1 của Thanh thì vẫn phân công cho Thanh trực nhật như thường lệ. Vào những lúc ấy, Hinh để ý thấy Thanh chỉ chớp chớp hàng mi, mặt thoáng buồn giây lát. Thanh không cố theo Hạ để đòi cặp sách nữa mà lặng lặng ngồi vào bàn. Không có cặp nên không có vở. Thanh đành mượn giấy bút của Hinh ngồi bên cạnh để chép bài, không thưa mách với cô giáo chủ nhiệm lớp về tội của Hạ khi cô hỏi vì sao

không có vở viết. Hôm trực nhật Thanh đến lớp rất sớm. Hinh bảo Thanh ngồi nghỉ để Hinh làm tất nhưng Thanh đâu có chịu: vẫn lau bảng, lau bàn cô giáo và quét dọn lớp. Thanh học giỏi lắm, luôn đứng đầu lớp được cô giáo phân công kèm Hạ học. Vậy mà Hạ lại luôn mồn chê bai. Thanh chỉ thoáng buồn.

Một hôm, Thanh bảo với Hinh: “ Bạn rủ Hạ cùng học đi, rồi chúng mình cùng học chung với nhau”. Thế là bộ ba ấy hình thành và từ đó Hạ học khá hơn hẳn. Cả lớp bây giờ không còn ai gọi là Thanh “thọt” nữa. Hạ vẫn thường trực nhật cùng Hinh thay Thanh. Chẳng những học giỏi, mà Thah còn hay giúp đỡ các bạn.

Năm vừa qua, Thanh được phẫu thuật với sự giúp đỡ của nhiều tấm lòng vàng nhân ái, nhất là sự tận tâm của các bác sĩ nên chân cảu Thanh đã trở lại bình thường. Thanh đã làm bố, mẹ rất vui và vẫn liên tục là học sinh giỏi nhất lớp nhờ Hạ và Hinh luôn đưa bài vở đến cùng học với Thanh trong những ngày nằm viện.

Bây giờ, Thanh cùng các bạn đang vui với bao diều hẹn ước tốt đẹp, về tình bạn chân thành.

Thiết kế chuyện kể trong bài 14: Bảo vệ loài vật có ích Bác rất thương loài vật

Lúc ở chiến khu, Bác Hồ nuôi một con chó, một con mèo và một con khỉ. Thông thường thì ba loài đó vốn chẳng ưa nhau. Không biết Bác dạy thế nào mà chúng lại quấn quýt nhau, thường đùa giỡn, không hề trêu chọc hay cắn nhau bao giờ.

Mỗi lần dời nhà đi, có khi phải hai ngày mới tới chỗ mới, bao giờ con khỉ cũng nhảy phốc lên ngồi trên lưng con chó to. Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai con chó giật giật. Con chó chạy sải thì khỉ gò lưng như người phi ngựa. Con chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngoắc. Ai trông thấy cũng phải cười. Còn mèo đen có đốm trắng thì ngao ngao, lững thững chạy theo.

Con khỉ này rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột dây. Khi bác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học môn đạo đức lớp 2 (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)