CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI DOANH NGHIỆP
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân sự tại Công ty
Quản lý nhân lực có yếu tố quyết định sự phát triển của các cở doanh nghiệp. Ngoài sự nỗ lực, nhận thức của nhà quản lý thì công tác quản lý nhân sự còn bị phụ thuộc vào yếu tố khách quan và chủ quan.
1.4.1. Các yếu tố khách quan
- Môi trường kinh doanh luôn biến động không ngừng và chúng vượt ra ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải biết điều chỉnh các hoạt động của mình sao cho có thể thích nghi và phát triển tốt. Cần duy trì lực lượng lao động và hiệu lực của công tác quản lý nhân lực đối đầu với những thức thách cơ hội mới mà biến động mang lại.
- Quy mô của doanh nghiệp to hay nhỏ cũng ảnh hưởng tới công tác tổ chức nhân sự. Bởi quy mô doanh nghiệp sẽ quyết định số lượng lao động của doanh nghiệp đó. Mặt khác, nó còn quyết định tổ chức bộ máy quản lý đội ngũ lao động theo phương thức nào.
- Luật pháp đó là sự ràng buộc của từng cá thể với doanh nghiệp về chế độ đãi ngộ, tiền lương. Các chính sách chủ trương của Nhà nước có thể mở rộng hay thắt chặt hạn chế cho doanh nghiệp.
- Việc đổi mới công nghệ và các trang thiết bị máy móc đặt ra cho quản lý nhân sự nhiều thách thức. Nếu máy móc hiện đại sẽ tiết kiệm số lượng lao động nhưng đòi hỏi người sử dụng phải tăng cường việc đào tạo để thích ứng với những kỹ năng mới.
- Khách hàng mua sắm sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, chính vì vậy mà việc quản lý nhân viên để thảo mãn, vừa lòng khách hàng luôn được các công ty hướng tới hàng đầu. Vì khi có khách hàng thì nhân viên mới có việc làm, doanh thu tăng hay giảm sẽ quyết định tiền lương và phúc lợi của mỗi người.
- Đối thủ cạnh tranh cũng là nhân tố chi phối nhiều đối với quản lý nhân sự. Đó là sự cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ hay tài nguyên nhân lực, doanh nghiệp phải có chính sách đãi ngộ hợp lý, khen tưởng động viên giữ
người lao động tài giỏi gắn bó lâu dài với doanh. Để tồn tại và phát triển không có con đường nào bằng con đường quản trị nhân sự một cách có hiệu quả.
1.4.2. Các yếu tố chủ quan
- Sứ mạng: Mỗi công ty đều có sứ mạng và mục đích của riêng mình.
Mỗi cấp quản trị phải hiểu rõ sứ mạng của công ty mình. Trong thực tế, mỗi bộ phận phòng ban đều phải có mục tiêu của bộ phận mình. Mục đích hay sứ mạng của công ty là một yếu tố môi trường bên trong ảnh hưởng đến các bộ phận chuyên môn như sản xuất, kinh doanh, marketing, tài chính, và quản trị TNNS. Mỗi bộ phận chuyên môn hay tác nghiệp đều phải dựa vào mục đích hay sứ mạng của công ty để đề ra mục tiêu của bộ phận mình.[8, tr15]
- Văn hoá của tổ chức: văn hóa của tổ chức chính là sự hiện diện sinh động và cụ thể nhất của tổ chức đó mà mọi người có thể dễ dàng nhận ra như sự hộ trợ của nhà quản lý với nhân viên, phong cách làm việc hay tinh thần đoàn kết giữa các CNCNV. Vì vậy để thành công các doanh nghiệp cần xây dựng một môi trường văn hóa trong công ty lành mạnh.
- Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên:
Khi các trang thiết bị ngày một nâng cấp tiên tiến hơn thì trình độ của người lao động cũng cần bồi dưỡng nâng cao hơn để có thể vận hành. Trong tổ chức mỗi cá nhân đều mang trong mình một năng lực, nguyện vọng vốn có của họ. Vì thế người quản lý nhân lực cần phải làm sao để phát huy được tối ưu những điểm mạnh. Đồng thời hạn chế những mặt còn hạn chế của họ. Mặt khác, có một cơ chế làm việc hợp lý, kỷ luật nghiêm khắc và giám sát thi hành đảm bảo gắn liền lợi ích, trách nhiệm của cá nhân với tổ chức cũng là điều kiện cần của quản lý nhân sự.
Do đó, trình độ và năn lực của đội ngũ cán bộ là một sự đáng chủ ý của mỗi doanh nghiệp nó có yếu tố quyết định sự thành và bại của sự phát triển của doanh nghiệp.
- Cơ cấu tổ chức: Mỗi doanh nghiệp lại có bộ máy cơ cấu tổ chức riêng nó xác định vị trí, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận phòng
ban. Vì thế tính ổn định, khoa học của cơ cấu tổ chức sẽ đảm bảo cho việc triển khai quyết định quản lý được diễn ra nhanh chóng, đúng kế hoạch đặt ra.
- Năng lực của nhà quản lý có vai trò rất to lớn đối với công tác quản lý tổ chức nói chung và công tác quản lý nhân lực nói riêng. Nhà quản lý phải là người có tầm nhìn chiến lược, đề ra các chính sách đường lối đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Một nhà quản lý giỏi cần có vô vàn kỹ năng như kỹ năng làm việc với con người tạo bầu không khí cởi trong tổ chức nhân viên, kỹ năng đàm phán giải quyết các tranh chấp mâu thuẫn hay những thỏa mãn mong muốn của cấp dưới. Vì vậy nhà quản lý cần phải là một người có trình độ năng lực cao, nắm vững kiến thức về quản lý để có thể , lường trước được mọi khó khăn, đảm bảo hiệu lực quản lý.
- Cổ đông trong công ty tuy không trực tiếp điều hành theo sát các hoạt động của công ty nhưng họ lại tạo được sức ép ảnh hưởng đối với hội đồng quản trị trong quá trình quản lý.
- Công đoàn trong doanh nghiệp có chức năng phản ánh ý kiến động viên, khuyến khích người lao động tự giác, có ý thức trong lao động, giải quyết các mâu thuẫn, xung đột giữa người lao động với người sử dụng lao động chính vì vậy mà công đoàn không những ảnh hưởng tới công tác quản lý mà còn quản lý nhân sự.