Đánh giá quy mô và cơ cấu nhân sự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty Cổ phần điện tử tin học viễn thông (EG) (Trang 56 - 65)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG TIN HỌC

2.2. Đánh giá thực trạng công tác quản trị nhân sự tại Công ty cổ phần điện tử tin học viễn thông

2.2.8. Đánh giá quy mô và cơ cấu nhân sự

* Quy mô nhân sự tại Công ty

Vì là công ty kinh doanh dịch vụ và mới gần đây công ty bắt đầu lấn sang những lĩnh vực mới như đầu tư kinh doanh vào resort, khu nghỉ dưỡng

nên việc tuyển dụng nhân sự luôn được đẩy lên hàng đầu nhưng theo cùng đó là những bất cập trong khâu quản lý nhân sự.

Mặt khác, do phải tuyển dụng thêm lao động, Công ty phải bỏ ra một khoản chi phí tuyển dụng vào các mục chạy quảng cáo trên các chương trình thông tin đại chúng, phát tờ rơi. Tốn kém một khoản không cho Công ty khiến chi phí bị đội lên rất nhiều đó là một hạn chế mà Công ty đang cố khắc phục.

* Cơ cấu nhân sự tại Công ty * Tính chất lao động

- Lao động gián tiếp: Do đặc thù là công ty kinh doanh dịch vụ nên số lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn hơn khi mà quy mô công ty ngày càng phát triển thì số lượng lao động này cũng ngày càng gia tăng. Cụ thể: Năm 2014 tổng số lao động gián tiếp là 175 người, đến năm 2018 là 300 người chênh lệch 71.42%. Như vậy số lao động trực tiếp có xu hướng tăng lên qua các năm. Do là công ty kinh doanh đa ngành nghề hợp tác liên doanh với nhiều công ty khác theo hình thức góp vốn cổ phần lên tới 51% nên hầu như công ty sẽ cử người tới theo diện đi công tác và vẫn trả lương cho họ. Ngoài ra còn cử thêm nhiều cán bộ chuyên trách đến các chi nhánh ở khắp vùng miền để có thể quản lý theo dõi công việc được sát sao hơn, còn đối với công nhân kỹ thuật sẽ do đơn vị bên b tuyển dụng và trả lương, công ty chỉ nhận cử người tới đào tạo.

- Lao động trực tiếp: Chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng số lao động, số lao động này cũng được bổ sung hàng năm và tỷ trọng của nó cũng tăng dần trong thời gian qua. Cụ thể: Năm 2014 số lao động này là 98 người đến năm 2058 là 150 người, chênh lệch 53.06%.

- Tốc độ phát triển nhân sự của Công ty tăng đều qua các năm. Năm 2015 do quy mô của Công ty được mở rộng khiến cho đội ngũ công nhân viên cả về gián tiếp và trực tiếp đều được đẩy mạnh. Những năm sau khi nhận biết được điểm yếu hay mạnh của bản thân nên mọi mặt dần đi vào sự ổn định.

Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo tính chất lao động (Đơn vị: người) Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Năm

Chỉ tiêu

2014 2015 2016 2017 2018

2015/2014 2016/2015 2017/2016 2018/2017 CN trực

tiếp 98 121 137 145 150 123,47 113,22 105,84 103,45 CBCNV

gián tiếp

175 250 260 293 300 142,86 104,00 112,69 102,39

Tổng số lao động

273 371 397 438 450 135,90 107,01 110,33 102,74

(Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp - Công ty Cổ phần điện tử tin học viễn thông - 2018)

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500

2014 2015 2016 2017 2018

CBCNV gián tiếp CN trực tiếp

Biểu 2.5: Biểu đồ cơ cấu nguồn nhân lực phân theo tính chất lao động

*Lao động theo giới tính

+ Lao động nam: Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng lao động nam nhiều hơn lao động nữ, điều này hoàn toàn hợp lý vì đây là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ về điện tử vậy nên tính chất công việc phù hợp với nam giới hơn (nhất là đội ngũ lao động trực tiếp) . Cụ thể như sau:

Năm 2014 lao động nam là 154 người, chiếm tỷ trọng là 56.41%, đến năm 2018 là 245 người tăng 91 người so với năm 2014. Như vậy, số lao động nam ngày càng tăng lên cho thấy rằng Công ty đã hiểu rõ tính chất công việc của mình và tuyển chọn người một cách hiệu quả.

+ Lao động nữ: số lao động nữ chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng số lao động. Cụ thể: Năm 2014 có 119 người chiếm 43.59% trong tổng số lao động.

Đến năm 2018 số lao động 205 người tương ứng với tỷ lệ 45.56% tăng 1.97%

so với năm 2014.

Qua các thông số trên trong những năm trước tình hình lao động nữ của cơ quan có nhiều thay đổi chưa được tốt lắm do Công ty chưa khắc phục được những chế độ thai sản hay hỗ trợ được với lao động nữ. Dẫn đến sau khi nghỉ đẻ có nhiều người thôi việc hoặc làm cho người ở lại nản chí, không còn hứng thú với công việc nữa. Lí do đó đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của Công ty. Tuy nhiên cho đến mấy năm gần đây Công ty đã nhanh chóng nhận ra điểm thiếu sót, thấu hiểu hơn và đã ra các chế tài chế độ đãi ngộ tốt hơn khiến tình hình lao động nam nữ trong Công ty trở lại cân bằng.

Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo giới tính

Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Chỉ tiêu Năm

2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm

2018 15/14 16/15 17/16 18/17

1. Tổng số

lao động 273 371 397 438 450 135,90 107,01 110,33 102,74

2. Giới tính

Nam 154 203 219 238 245 131,81 107,88 108,67 102,94

Nữ 119 168 178 200 205 14,17 105,94 112,36 102,50

(Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp - Công ty Cổ phần điện tử tin học viễn thông - 2018)

0 50 100 150 200 250 300

2014 2015 2016 2017 2018

Nam Nữ

Biểu 2.6: Biểu đồ cơ cấu nguồn nhân lực phân theo giới tính

*Lao động phân theo độ tuổi

Bảng 2.7: Cơ cấu phân theo độ tuổi

2014 2015 2016 2017 2018

Năm Độ tuổi LĐ

Số

lượng Tỷ lệ Số

lượng Tỷ lệ Số

lượng Tỷ lệ Số

lượng Tỷ lệ Số lượng

Tỷ lệ

18 – 25 66 24.17 97 26.15 100 25.19 112 25.59 116 25.78

25 – 35 110 40.29 141 38 150 37.78 175 39.95 180 40

35 – 45 62 22.71 83 22.37 91 22.92 102 23.28 105 23.33

45 – 60 35 12.83 50 13.48 56 14.11 49 11.18 49 10.89

Tổng 273 371 397 438 450

(Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp - Công ty Cổ phần điện tử tin học viễn thông - 2018)

0 50 100 150 200

2014 2015 2016 2017 2018

18-25 25-35 35-45 45-60

Biểu 2.7: Biểu đồ cơ cấu phân theo độ tuổi

Qua bảng ta thấy đội ngũ lao động của Công ty ở nhiều độ tuổi khác nhau trong phạm vi từ 18 cho đến 60 và đang được trẻ hóa dần qua các năm.

Từ bảng số liệu ta nhận thấy rằng độ tuổi lao động từ 25 đến 35 ở Công ty EG nói riêng hay mọi công ty doanh nghiệp khác nói chung luôn chiếm một tỷ trọng lớn nhất là 40%, không giống như với lứa tuổi từ 18 - 25 mới ra trường còn nhiều bỡ ngỡ chưa có tay nghề kinh nghiệm hay lừa tuổi trên 45 khi mà sự tiếp nhận cái mới của họ luôn có phần bảo thủ chậm chạp. Bên cạnh những người đã có kinh nghiệm lâu năm luôn có thể truyền tải cho các người mới thì đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ luôn có một sức mạnh tiềm ẩn sức sáng tạo lớn, năng động, linh hoạt, dễ thích nghi, hòa nhập với điều kiện công việc. Với những điểm mạnh này trong thời gian sắp tới công ty sẽ có những bước đi phát triển đáng mong đợi. Công ty cần để tâm chú ý theo dõi hơn nữa đến việc khai thác và tận dụng triệt để những điểm mạnh này của mình. Đây là lực lượng hùng hậu trong quá trình duy trì, phát huy và tạo sự lớn mạnh cho công ty.

*Lao động theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn hay tay nghề chuyên môn là một phần nói lên hiệu quả, hiệu suất của doanh nghiệp vì vậy đội ngũ nhân viên trình độ năng lực càng cao thì càng giúp cho Công ty phát triển lớn mạnh. Đối với lao động kĩ thuật nhìn chung nhân tố này ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh thể hiện qua các điểm như trình độ tay nghề (bậc thợ), kinh nghiệm lắp đặt (thâm niên công tác) và thái độ làm việc. Ở Công ty cổ phần điện tử tin học viễn thông hiện nay đội ngũ lao động là một điểm mạnh, chứa đựng một tiềm năng vô cùng lớn, nếu phát huy tốt sẽ là điểm hết sức quan trọng tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Năm 2018, số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty là 450 người.

Trong đó: Số thạc sĩ, đại học, cao đẳng : 300 người.

Số trung cấp kỹ thuật, trung học: 150 người.

Tổng số lượng cán bộ lãnh đạo quản lý của Công ty là 90 người. Trong đó tất cả là trình độ đại học hoặc sau đại học. Như vậy, số người có trình độ đại học và sau đại học chiếm 76,7%, số người có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 23,3% trong tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty. Qua các con số tính trên ta có thể thấy Công ty có một đội ngũ lãnh đạo và đa phần nhân viên với trình độ cao. Điều này góp phần tạo điều kiện tốt việc chỉ đạo điều hành và thực hiện hoạt động kinh doanh của Công ty, cải thiện nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Công ty cố gắng tuyển những người trình độ đại học rồi sau đó mới xét đến cao đẳng trung cấp lực chọn sao cho đúng người đúng việc nhưng cũng cần chất lượng.

Trình độ lành nghề, có kiến thức của người lao động cũng là một yếu tố không nhỏ góp phần vào sự thành công của công ty. Công việc lắp đặt mạng truyền hình cáp đem lại sự tận hưởng dịch vụ cho khách hàng tốt nhất có được thuận lợi hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tay nghề của người lao động. Khi có kĩ thuật tiên tiến mới công ty luôn kêu gọi nhân viên của mình tự trau dồi học hỏi bồi dưỡng thêm nâng cao tay nghề để tăng năng suất lao động. Ngoài ra nhân viên kĩ thuật trong công ty cũng cần có trình độ giao tiếp ứng xử với khách hàng vì khi lắp đặt họ cần truyền đạt diễn giải cho khách hàng hiểu hơn về sản phẩm của mình.

Số lao động trực tiếp của công ty năm 2014 là 175 người chiếm 33.3%

tổng số cán bộ công nhân viên. Trong đó có 150 công nhân viên kỹ thuật, còn lại là những công nhân lao động phổ thông.

Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo trình độ

Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Chỉ tiêu Năm

2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm

2018 15/14 16/15 17/16 18/17

1. Tổng số

lao động 273 371 397 439 450 135,90 107,01 110,33 10,74 2. Trình độ

Sau Đh 8 15 15 17 18 187,50 100 113,33 105,88

Đại học 155 228 232 245 255 147,09 101,75 105,60 104,08 Cao đẳng 36 34 35 38 41 94,44 102,94 108,57 107,89

Trung cấp 25 36 42 55 46 144,00 116,67 130,95 83,64 CN kỹ

thuật 49 58 73 83 90 118,37 125,86 113,70 108,43

(Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp - Công ty Cổ phần điện tử tin học viễn thông - 2018)

0 50 100 150 200 250 300

2014 2015 2016 2017 2018

Trên ĐH Đại học Cao đẳng Trung cấp

Công nhân kỹ thuật

Biểu 2.8: Biểu đồ cơ cấu nguồn nhân lực phân theo trình độ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty Cổ phần điện tử tin học viễn thông (EG) (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)