Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần điện tử tin học viễn thông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty Cổ phần điện tử tin học viễn thông (EG) (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG TIN HỌC

2.1. Đặc điểm hoạt động của Công ty Cổ phần điện tử tin học viễn thông

2.1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần điện tử tin học viễn thông

Bộ máy quản lý nhân sự của công ty được phân theo cơ cấu chức năng, có nhiệm vụ khác nhau từ Giám Đốc công ty cho đến các phòng ban đều có phận sự của riêng mình. Qua đó chức năng quản lý được chuyên môn hoá, tận dụng được hết thế mạnh của các cán bộ chuyên viên trong mọi hoạt động của công ty.

*Ưu điểm:

Có sự phân công hợp lý trong bộ máy cơ cấu Công ty điều hành dẫn đến sự chuyên môn hoá cao của các phòng ban chức năng tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực, sở trường chuyên môn của mỗi con người của mỗi bộ phận chức năng và đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến do đó công việc được thực hiện dễ dàng.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty đã xác định được các bộ phận, phân hệ, các phòng ban chức năng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhằm thực hiện chức năng quản lý tốt nhất có thể mà mỗi phòng ban, bộ phận sẽ được chuyên môn hóa và có quyền hạn nhất định.

*Nhược điểm:

Công ty Cổ phần điện tử tin học viễn thông có quy mô lớn nên bộ máy quản lý cũng lớn, chia theo nhiều cấp quản lý vì vậy tiến trình giải quyết công việc bị kéo dài dẫn đến trì trệ những công việc sau làm ảnh hưởng đến kết quả công việc.

Việc đề đạt đưa ý kiến của mỗi nhân viên phải một thời gian mới tới được tay của ban lãnh đạo, nhiều khi không được giải quyết ngay khiến cho cán bộ công nhân viên mất tinh thần làm được, giảm đi sự cống hiến cho Công ty.

Trong môi trường kinh doanh đầy biến động như: luật pháp, chính trị, xã hội, đối thủ cạnh tranh vì vậy mà các hoạt động ngắn hạn hoặc dài hạn của Công ty chưa biến đổi theo kịp, các kế hoạch chiến lược và tác nghiệp thay đổi. Công ty chưa theo kịp thì bộ máy quản lý được tạo lập để thực hiện các kế hoạch chiến lược và tác nghiệp cũng từ đó không theo kịp.

Đối với một cơ cấu phức tạp, nhiều vốn, đòi hỏi người lãnh đạo tổ chức phải thường xuyên giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra giữa các bộ phận.

Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì kéo theo những hoạt động của công ty càng phức tạp. Nhưng các nhà quản lý của công ty lại chưa đưa ra được sáng kiến nào để giảm thiểu được sự cồng kềnh của bộ máy tổ chức hay các hoạt động của công ty được suôn sẻ hơn.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần điện tử tin học viễn thông

* Giám đốc: Giám đốc trong công ty được chia ra nhiều mảng khác nhau để có thể đi sâu đi sát vào công việc. Giám đốc trong công ty là người ra quyết định chiến lược và chiến thuật kinh doanh và điều hành, kiểm tra các hoạt động, là người có quyền điều hành và phân cấp hoạt động kinh doanh. Là người phải chịu trách nhiệm trước tập thể ban lãnh đạo Công ty về mọi quyết định của mình.

* Bộ máy giúp việc: Gồm văn phòng, các phòng ban chuyên môn có chức năng tham mưu, phòng quản lý nhân sự, phòng tư pháp giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành công việc phù hợp với điều lệ qui định của tổ chức và hoạt động của Công ty.

* Phòng Hành chính tổ chức: tổ chức các sự kiện cuộc họp văn phòng hội nghị, theo dõi nhân sự pháp chế, lao động tiền lương, cơ sở vật chất.

GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ TOÁN

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM

ĐỐC

PHÒNG KĨ THUẬT

PHÒNG THÔNG

TIN ĐIỆN

PHÒNG MÁY

PHÒNG DỰ ÁN

PHÒNG VẬTTƯ PHÒNG

HÀNH CHÍNH

* Phòng Kỹ thuật: Phụ trách công tác kỹ thuật, máy móc thiết bị và các dự án, đổi mới công nghệ. Trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, sử dụng máy vi tính thành thạo là những yêu cầu đối với nhân viên văn phòng này.

* Phòng Tài chính Kế toán: Có nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh tế, lập kế hoạch tài chính, quản lý vốn, thu hồi vốn, cân đối thu chi. Thực hiện vai trò kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua các chỉ tiêu tài chính nhằm mục tiêu sử dụng vốn có hiệu quả, ngoài ra đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước về các khoản phải nộp.

* Phòng Kinh doanh: luôn cần nhanh chóng nắm bắt những thay đổi xảy ra của thị trường tiêu thụ và thị yếu của khách hàng hiểu khách hàng cần và muốn gì trên sản phẩm của Công ty, giúp doanh nghiệp tăng cường lợi nhuận và ngày càng phát triển. Các nhân viên của Phòng Kinh doanh cần am hiểu những kĩ năng cơ bản như sử dụng máy vi tính tốt, thành thạo nghiệp vụ kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty Cổ phần điện tử tin học viễn thông (EG) (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)