Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý vật tư tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên đóng tàu Hồng Hà (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 2.: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VẬT TƯ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐÓNG TÀU HỒNG HÀ

2.1. Tổng quan về công ty

2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty

Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hồng Hà là doanh nghiệp đóng tàu trong quân đội, Do vậy, sự tồn tại và hoạt động của Công ty luôn có sự song song hai mảng chính trị và kinh tế. Không nằm ngoài đặc trưng đó, Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà cũng được cơ cấu với hai mảng sản xuất phục vụ nhiệm vụ chính trị và sản xuất kinh tế.

Bộ máy của Công ty gồm: Ban giám đốc 05 đ/c (Giám đốc (Kiêm chủ tịch), Chính uỷ, 03 Phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh); 10 phòng (Chính trị, Kế hoạch, Sản xuất, Vật tư, Thiết kế, Kỹ thuật, KCS, Tài chính, Tổ chức lao động, Hành chính), 01 Ban An toàn lao động; 03 Xí nghiệp (Vỏ tàu, Cơ điện, Động lực) và 02 Phân xưởng (Vũ khí - khí tài, Mộc sơn).

Trong dây chuyền sản xuất trực tiếp của Công ty, 100% người lao động được đào tạo cơ bản; có khoảng 300 thợ bậc cao (5/7 trở lên), đây là đội ngũ lao động có kỹ thuật, có kỷ luật và tay nghề cao.

Đối với bộ phận quản lý gián tiếp, phần lớn nhân lực gián tiếp của Công ty Hồng Hà được đào tạo bài bản đúng chuyên môn; trong đó có những người đã được đào tạo tới các bậc học Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Hình dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty đóng tàu Hồng Hà:

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động - Công ty đóng tàu Hồng Hà) Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà

Giám đốc

PGĐ Kinh doanh

PGĐ Sản xuất PGĐ Kỹ thuật

Phòng Kế hoạch

Xí nghiệp Vỏ tàu

Xí nghiệp Đông ̣ lực

Xí nghiệp Cơ điên ̣

Phân xưởng Mộc sơn

Phân xưởng Vũ khí

Tổ gia công (2 tổ)

Tổ hàn (3 tổ)

Tổ cắt CNC

Tổ lắp ráp (5 tổ)

Cơ khí

Tổ máy (2 tổ)

Tổ điên (3 ̣ tổ)

Tổ cơ khí (3 tổ)

Tổ sơn (4 tổ)

Tổ mộc

Tổ vũ khí

Tổ khí tài Chính ủy

(kiêm PGĐ)

Phòng TCLĐ

Phòng Tài chính

Phòng Vật tư

Phòng Sản xuất

Ban ATLĐ

Phòng Thiết kế

Phòng Kỹ thuật

Phòng KCS

Phòng Chính trị

Phòng Hành chính

Tổ đấu đà (2 tổ) Tổ sửa chữa

(2 tổ)

Tổ ống

(4 tổ) Tổ tiên ̣

Tổ sửa chữa

Tổ phun bi

Tổ cơ khí

Tổ hoàn thiện

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận như sau:

1) Ban giám đốc:

- Giám đốc (Kiểm chủ tịch Công ty): Thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người chỉ huy, chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành chung toàn bộ các mặt công tác, hoạt động của công ty.

- Chính ủy: phối hợp với Giám đốc Công ty thực hiện tốt các nguyên tắc, quy định trong lãnh đạo Công ty. Thường xuyên phối hợp với Giám đốc trao đổi thông tin, thống nhất nhận định, đánh giá tình hình, đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác đảng, công tác chính trị của Công ty trước khi đưa ra Đảng ủy thảo luận quyết định;

thống nhất với Giám đốc Công ty các chủ trương, giữ vững ổn định về chính trị trong Công ty.

- Phó giám đốc sản xuất: Giúp giám đốc chỉ đạo triển khai các hoạt động, lĩnh vực công tác: Lập kế hoạch và điều hành sản xuất của toàn Công ty, chỉ đạo trong việc định mức nhân công, khảo sát, lập dự toán sửa chữa các phương tiện; quản lý việc chấp hành công tác an toàn, các nội quy, quy chế, quy định của đơn vị theo lĩnh vực được phân công.

- Phó giám đốc kỹ thuật: Giúp giám đốc trực tiếp chỉ đạo triển khai các hoạt động, lĩnh vực công tác: kỹ thuật, thiết kế công nghệ, thiết kế thi công, kiểm tra chất lượng sản phẩm; theo dõi, chỉ đạo thực hiện công tác định mức vật tư; chỉ đạo công tác đào tạo, huấn luyện kíp tàu, chỉ đạo bảo hành sản phẩm, quản lý việc chấp hành các nội quy, quy chế, quy định của đơn vị theo lĩnh vực được phân công.

- Phó giám đốc kinh doanh: Giúp giám đốc chỉ đạo triển khai các hoạt động, lĩnh vực công tác: Tìm kiếm phát triển thị trường, công tác giá thành sản phẩm, thực hiện thanh quyết toán sản phẩm với các đối tác, quản lý việc chấp hành các nội quy, quy chế, quy định của đơn vị theo các lĩnh vực được phân công;

2) Các phòng ban chức năng:

- Phòng kế hoạch: Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề: hoạch định chiến lược phát triển dài hạn, trung hạn, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, xây dựng chiến lược sản phẩm và phát triển thị trường đảm bảo mục tiêu xây dựng đơn vị. Chủ trì công tác khảo sát, lập dự toán các sản phẩm sửa chữa, tổng hợp giá thành thanh quyết toán với đối tác.

- Phòng tổ chức lao động: Tham mưu, xây dựng, thực hiện kế hoạch lao động, tiền lương; công tác tổ chức, nhân sự, tuyển dụng, quản lý lao động, định mức, trả lương, đào tạo, huấn luyện, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động.

- Phòng Tài chính: Quản lý tài chính, theo dõi toàn bộ hoạt động kinh tế của Công ty. Đưa ra giải phát, phương hướng quản lý tài chính cho Công ty một cách tối ưu nhất. Tính toán giá thành sản xuất kinh doanh. Báo cáo tài chính, kế toán theo quy định Nhà nước với các cơ quan quản lý nhà nước.

- Phòng Vật tư: Tham mưu và thực hiện công tác quản lý, cung ứng, cấp phát, dự trữ, đảm bảo vật tư, thiết bị phục vụ mọi hoạt động của Công ty.

Tham mưu đề xuất biện pháp nghiệm thu thanh toán sản phẩm, thanh quyết toán vật tư, tham gia thanh quyết toán giá thành sản phẩm.

- Phòng Sản xuất: Tham mưu và thực hiện các biện pháp trong quản lý điều hành sản xuất; Tham mưu xây dựng và quản lý thực hiện kế hoạch chi tiết các sản phẩm; Thực hiện tính công khoán sản phẩm, đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất hàng tháng, tuần của các phòng ban phân xưởng, đánh giá kết quả thực hiện.

- Phòng Thiết kế: Thực hiện công tác tiếp nhận công nghệ và chuyển giao công nghệ trong toàn công ty; Tham mưu và thực hiện công tác thiết kế công nghệ, thiết kế chi tiết thi công; cấp nội dung, quy trình công nghệ sản xuất thực hiện thi công đóng mới và hoán cải các phương tiện thủy; Phối kết hợp với các phòng ban chức năng, tổ chức chỉ đạo công nghệ sản xuất, trực tiếp đề xuất các giải pháp kỹ thuật, công nghệ áp dụng vào thi công đóng mới

và hoán cải các phương tiện thủy.

- Phòng Kỹ thuật: Tham mưu, chỉ đạo công tác kỹ thuật sửa chữa sản phẩm, phương tiện tàu thủy. Tham gia đề xuất các biện pháp tổ chức, quản lý bảo dưỡng, sửa chữa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng khai thác trang thiết bị, phương tiện, hệ thống phục vụ sản xuất. Đề xuất mua sắm, chế tạo, nâng cấp máy móc thiết bị nội bộ và trong các dự án đầu tư, đầu tư đổi mới công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất, chỉ đạo công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật.

- Phòng KCS: Tham mưu đề xuất các giải pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó góp phần cho sự phát triển của Công ty. Thực hiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm, nghiệm thu sản phẩm trong Công ty, nghiệm thu vật tư đầu vào.

- Phòng hành chính: Thực hiện công tác văn thư hành chính, công tác hậu cần, đời sống, quân y. Quản lý tài sản đất đai, nhà cửa, doanh trại, điện nước sinh hoạt, quản trị mạng, mua sắm trang thiết bị máy văn phòng và các trang bị khác phục vụ sinh hoạt.

- Phòng chính trị: Tổ chức tham mưu, thực hiện công tác đảng, công tác chính trị trong Công ty.

- Ban An toàn lao động: Tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý và thực hiện công tác an toàn, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, chủ trì công tác kiểm định các thiết bị nghiêm ngặt về an toàn và theo dõi đôn đốc duy trì công tác vệ sinh công nghiệp trong công ty.

3) Các xí nghiệp, phân xưởng:

Công ty đóng tàu Hồng Hà có 03 xí nghiệp bao gồm: XN Vỏ tàu, XN Cơ điện, XN động lực, 02 phân xưởng đó là PX Mộc Sơn và PX Vũ khí - khí tài. Trong đó phân xưởng vũ khí khí tài được thành lập và xây dựng năm 2005 để thực hiện nhiệm vụ sửa chữa và lắp đặt vũ khí, hệ thống khí tài điện tử cho các tàu có trang bị vũ khí, đặc biệt là tàu chiến.

Các xí nghiệp, phân xưởng còn lại là xí nghiệp vỏ tàu, XN động lực, XN cơ điện và phân xưởng mộc sơn thực hiện theo chuyên môn được giao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý vật tư tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên đóng tàu Hồng Hà (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)