CHƯƠNG 2.: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VẬT TƯ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐÓNG TÀU HỒNG HÀ
2.3. Đánh giá chung công tác quản lý vật tư tại Công ty
Như chúng ta đã biết, nguyên vật liệu góp một phần quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển việc sản xuất kinh doanh. Việc quản lý nguyên vật liệu mang yếu tố khách quan của mọi nền sản xuất, làm sao cùng một lượng nguyên vật liệu có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn thu được nhiều lợi nhuận hơn trong khi hao phí bỏ ra lại ít hay nói cách khác ta có thể tiết kiệm được nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu mang tính chất rất linh hoạt, nó được mua từ nguồn vốn lưu động của công ty, nó là một phần tài sản lưu động của công ty vì vậy trong quá trình tồn kho và dự trữ ta phải quản lý chúng.
Quá trình nghiên cứu thực tế và làm việc tại Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hồng Hà nhận thấy Công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý nói chung
và quản lý vật tư nói riêng. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong cơ chế thị trường song Công ty luôn khắc phục và đứng vững. Công ty đã chú trọng nhiều đến khâu quản lý nguyên vật liệu thu mua và dự trữ và bảo quản Công ty đã có một đội ngũ cán bộ tiếp liệu đảm bảo cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu một cách kịp thời nhất. Hệ thống kho tàng được bố trí đầy đủ có phương án bảo vệ an toàn cùng với số lượng dự trữ vật tư tương đối vừa phải hợp lý không gây ứ đọng kém phẩm chất mà vẫn đảm bảo cung ứng đầy đủ kịp thời cho sản xuất kinh doanh. Với ưu điểm này, quá trình sản xuất kinh doanh không bị ngắt quãng, đồng thời sử dụng nguyên nhiên vật liệu một cách tiết kiệm hợp lý đã đem lại hiệu quả cho Công ty trong việc nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu vật chất không ngừng tăng lên trong cơ chế thị trường mới.
2.3.1. Những ưu điểm
* Về công tác xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư:
Công ty đã thực hiện xây dựng các kế hoạch về cung ứng vật tư cho các sản phẩm trên dây chuyền đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục và đạt hiệu quả cao.
Công ty chủ động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác đảm bảo các nguồn cung ứng vật tư phù hợp với yêu cầu của kế hoạch mua sắm sao cho chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo được các tiêu chuẩn kĩ thuật của sản phẩm.
Đối với các vật tư sử dụng thường xuyên Công ty đã đảm bảo được lượng dự trữ tối thiểu cần thiết để sản xuất được tiến hành liên tục và ổn.
* Về công tác tổ chức tiếp nhận vật tư:
Nhìn chung thì công tác tiếp nhận vật tư của công ty tương đối đơn giản và thuận tiện, các thủ tục hành chính không quá rườm rà. Khi vật tư về đến nơi, cán bộ, công nhân viên có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị nhanh chóng làm các thủ tục rồi tiến hành nhập kho, đảm bảo vật tư không hư hỏng, mất mát trước khi tiếp nhận.
* Về công tác bảo quản vật tư:
Hệ thống kho bãi của công ty đã đạt được những yêu cầu nhất định giúp cho công tác tiếp nhận cũng như công tác cấp phát vật tư diễn ra thuận tiện và nhanh chóng, các kho đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về phòng chống cháy nổ, trong kho đều có sơ đồ bố trí, chỉ dẫn vị trí để vật tư đảm bảo dễ thấy, dễ lấy.
* Về công tác cấp phát vật tư:
Trong việc cấp phát vật tư đã chủ động linh hoạt giải quyết kịp thời các nhu cầu đột xuất của các đơn vị, không để xảy ra hiện tượng ách tắc, vật tư nhập kho nhanh chóng được kiểm tra chất lượng và cấp ngay cho đơn vị sản xuất.
* Về công tác nghiệm thu vật tư:
Chấp hành và thực hiện đúng theo các quy định của công ty về quản lý vật tư. Việc duy trì công tác nghiệm thu vật tư thực tế tại sản phẩm được duy trì tốt, công tác đo kiểm vật tư tỉ mỉ, chính xác, tính đúng, tính đủ cho tổ sản xuất, do vậy số lượng vật tư dư thừa được thu hồi kịp thời tránh được sự thất thoát vật tư trong Công ty. Các tổ sản xuất và người lao động nâng cao tính tiết kiệm tối đa vật tư tiêu hao đem lại hiệu quả kinh tế. Đáp ứng các thủ tục thanh toán, đối trừ thanh toán theo đúng quy định.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Tại công ty TNHH MTV Đóng tàu Hồng Hà, trong công tác quản trị vật tư, bên cạnh những kết quả đạt được, công ty còn có một số những yếu điểm cần khắc phục.
* Về công tác xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư:
- Một số dự án dự kiến thực hiện trong năm nhưng do thủ tục phê duyệt của cấp trên chưa được thực hiện nên chưa đưa vào dây chuyền sản xuất.
Công tác bóc tách vật tư của các Phòng Thiết kế, Kỹ thuật còn có hạn chế nên công tác xác định nhu cầu vật tư còn chưa chính xác. Do đó việc xác định nhu cầu vật tư không sát với nhu cầu thực tế yêu cầu.
- Trình độ của một số cán Kế hoạch chưa tốt nên vì vậy khả năng dự báo
vật tư còn chưa tốt, độ chính xác chưa cao.
* Về công tác mua sắm vật tư:
Công tác cung ứng vật tư còn tình trạng lúng túng, còn cung cấp chậm, sót việc. Việc theo dõi, đôn đốc thực hiện hợp đồng chưa thường xuyên, hoàn thiện hồ sơ mua sắm chậm. Công tác kiểm soát giá chưa chặt chẽ, chưa bám dự toán, chưa thực hiện tuân thủ quy trình mua sắm.
* Về công tác tổ chức tiếp nhận vật tư:
Công tác tiếp nhận vật tư ở công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra chất lượng vật tư do phụ thuộc vào cán bộ KCS và chủ công trình.
Đôi khi việc kiểm tra còn sơ sài và mang tính chủ quan, bởi cán bộ KCS, chủ công trình đều kiêm nghiệm mặt khác các loại vật tư có kích thước lớn, thiết bị đo lường còn thiếu, nhiều thiết bị phải vận hành mới kiểm tra được.
* Về công tác bảo quản vật tư:
Công tác quản lý kho vật tư chưa khai thác được hết chức năng phần mềm quản lý. Còn tình trạng chưa chấp hành đúng quy định về công tác quản lý, cấp phát vật tư. Ngoài ra do vật tư kích thước lớn, nhiều chủng loại nên kho bãi chưa đủ, đặc biệt là tôn sắt thép phải để ngoài trời, và việc cấp phát khó khăn do kho bãi chật hẹp…
* Về công tác cấp phát vật tư:
Công tác cấp phát vật tư đôi lúc còn chưa kịp thời. Có nhiều trường hợp hết vật tư sản xuất nhưng phải chờ thủ tục xuất kho. Ngoài ra do kho bãi bố trí không liên tục nên mỗi khi tổ sản xuất lấy vật tư sẽ tốn nhiều thời gian. Đặc biệt là tôn sắt thép do không có mặt bằng nên để chồng lên nhau muốn lấy đúng chủng loại thì phải bốc xếp một loại vật tư trên sau đó mới lấy được.
* Về công tác thống kê, kiểm kê vật tư:
Công tác nghiệm thu thanh toán vật tư có những lúc còn để tình trạng thanh toán vật tư của các tổ sản xuất chậm. ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của Công nhân. Mặt khác, do cán bộ nghiệm thu ít, trình độ hạn chế nên công tác nghiệm thu đôi lúc chưa chính xác gây hao tổn vật tư.
* Về công tác kiểm tra giám sát:
- Công tác kiểm tra giám sát của Đảng ủy là không thường xuyên.
- Hội đồng mua sắm vật tư đôi lúc còn làm việc chưa chặt chẽ.
- Các phòng chức năng đôi lúc còn làm chiếu lệ chưa chặt chẽ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 chúng ta đã nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý vật tư tại Công ty TNHH MTV ĐÓng tàu Hồng Hà bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
- Tổng quan về công ty: lịch sử hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, tình hình sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu, tình hình tài chính của Côngty.
- Tình hình quản lý vật tư tại công ty TNHH MTV Đóng tàu Hồng Hà:
Những đặc điểm của quá trình cung cấp vật tư tại doanh nghiệp, Tình hình mua vật tư, danh sách các nhà cung ứng, xếp dỡ, lưu trữ, bảo quản hàng hóa, giao hàng và vận chuyển.
- Phân tích tình hình quản lý vật tư : Phân tích về công tác xác định nhu cầu vật tư, Phân tích tình hình mua (nhập) vật tư.