Công tác xác định nhu cầu vật tư tại Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý vật tư tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên đóng tàu Hồng Hà (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 2.: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VẬT TƯ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐÓNG TÀU HỒNG HÀ

2.2. Thực trạng công tác quản lý vật tư tại Công ty TNHH MTV đóng tàu Hồng Hà

2.2.1. Công tác xác định nhu cầu vật tư tại Công ty

Công tác xác định nhu cầu vật tư của Công ty được thực hiện bởi các phòng Kế hoạch, Phòng Thiết kế, Phòng Kỹ thuật và Phòng Vật tư. Để các

Chı̉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng doanh thu 1,477,103 1,848,369 2,202,361 1,604,602 793,067 Giá vốn 1,290,530 1,665,803 1,997,316 1,539,091 814,210 Lợi nhuân trước ̣

thuế 34,685 43,924 53,785 40,486 20,006

Lợi nhuận sau

thuế 27,774 34,847 42,925 32,875 15,877

Lương bı̀nh quân 8.478 9.904 10.794 10.739 9.492

định nhu cầu vật tư phục vụ sản xuất của Công ty phải trải qua các bước cụ thể:

Bước 1. Căn cứ vào các dự án đóng mới và sửa chữa phương tiện, dựa vào bản vẽ thiết kế các đơn vị đặt hàng Phòng thiết kế, Phòng Kỹ thuật tiến hành lập dự toán các hạng mục công việc cần thực hiện. Từ kết quả thống nhất các hạng mục công việc cần thực hiện Phòng Thiết kế, Phòng Kỹ thuật phối hợp cùng Phòng Kê hoạch tiến hành bóc tách vật tư, trang thiết bị theo thiết kế của tàu đã được phê duyệt lập dự trù mua sắm vật tư, trang thiết bị.

Bước 2: Phòng Thiết kế, Phòng Kỹ thuật định mức dự trù vật tư, trang thiết bị báo cáo Phó Giám đốc Kỹ thuật phê duyệt.

Bước 3: Phòng Vật tư tiến hành rà soát vật tư tồn kho và vật tư cần mua từ đó xác định nhu cầu cần mua phục vụ sản xuất lập báo cáo Giám đốc nhu cầu kế hoạch cần mua sắm.

Hình 2.2. Xác định nhu cầu vật tư tại Công ty đóng tàu Hồng Hà Công tác xác định nhu cầu vật tư tại Công ty được phòng vật tư tổng hợp, cân đối tồn kho và xác định nhu cầu. Để đảm bảo vật tư cho sản xuất của Công ty được tiến hành liên tục với điều kiện là lượng vật tư nhập vào và lượng vật tư xuất ra hàng ngày trùng với kế hoạch, bảo đảm vật tư cho hoạt động sản xuất được tiến hành liên tục giữa các kỳ cung ứng nối tiếp nhau của bộ phận cung ứng. Dưới đây là tình hình mua nhập vật tư của các năm cụ thể:

Hợp đồng đóng mới và sửa chữa phương tiện.

Lập dự toán, bóc tách vật tư trang thiết bị, lập dự trù mua sắm

Duyệt

Kiểm tra tồn kho, lập nhu cầu cần mua

Bảng 2.2. Tình hình thu mua vật tư

(Đơn vị tính: triệu đồng)

TT Chỉ tiêu

Kế hoạch Thực tế Thủy lệ thực hiện

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm

2018 2014 2015 2016 2017 2018

1 Vật tư chính

715,058 986,600 1,012,810 896,346 642,706 836,455 977,128 1,217,170 885,411 389,717 116.98 99.04 120.18 98.78 60.64

2 Vật tư

phụ 204,305 281,803 289,375 256,099 183,650 238,980 278,895 344,900 251,976 111,345 116.97 98.97 119.19 98.39 60.63

3

Nhiên liệu động lực

13,809 19,596 14,892 18,493 17,569 15,989 14,600 19,366 18,493 17,569 115.79 74.51 130.04 100.00 100.00

4 Vật tư khác

102,143 141,077 144,692 128,050 91,925 119,496 138,432 162,461 127,486 55,677 116.99 98.13 112.28 99.56 60.57

5 Tổng 1,035,315 1,429,076 1,461,769 1,298,988 935,850 1,210,920 1,409,055 1,743,997 1,283,366 574,308 116.96 98.60 119.31 98.80 61.37

(Nguồn: Phòng Tài chính - Công ty đóng tàu Hồng Hà)

Qua bảng trên cho thấy tình hình lập kế hoạch nhu cầu vật tư của Công ty qua 5 năm chưa được sát với vật tư thực tế cần dùng nên, năm 2014 vật tư chính dùng thực tế tăng so với kế hoạch 116,98%, năm 2015 lại giảm xuống 99,04% năm 2016 tăng 120,18% năm 2017 giảm 98,78% đặc biệt năm 2018 giảm xuống còn 60,64%. Đối với vật tư phụ cung tình trạng như vậy năm 2014 tăng 116,97%, năm 2015 lại giảm xuống 98,97% năm 2016 tăng 119,18% năm 2017 giảm 98,39% đặc biệt năm 2018 giảm xuống 60,63%. Đối với nhiên liệu động lực 3 năm đầu có sự lên xuống năm 2014 tăng 115,79%, năm 2015 giảm 74,51%, năm 2016 tăng lên 130,04%, hai năm 2017 và 2018 kế hoạch đặt ra là tương đối chính sác tỉ lệ tăng giảm nhỏ. Từ tình hình lập kế hoạch vật tư ta thấy công tác xác định nhu cầu vật tư có một số tồn tại cụ thể:

- Xác định nhu cầu vật tư không sát với nhu cầu thực tế yêu cầu.

- Khả năng dự báo vật tư chưa tốt.

* Nguyên nhân của tồn tại khuyết điểm trên là:

- Một số dự án dự kiến thực hiện trong năm nhưng do thủ tục phê duyệt của cấp trên chưa được thực hiện nên chưa đưa vào dây chuyền sản xuất.

- Công tác bóc tách vật tư của các Phòng Thiết kế, Kỹ thuật còn có hạn chế nên công tác xác định nhu cầu vật tư còn chưa chính xác.

* Ảnh hưởng của xác định nhu cầu vật tư đến kinh doanh.

- Xác định nhu cầu vật tư không chính xác dẫn đến ảnh hưởng tiến độ sản xuất của Công ty.

- Khi xác định nhu cầu vật tư cho hoạt động sản xuất không chính, một số dự án bị phá vỡ hợp đồng gây thừa dẫn đến ứ đọng về vốn cụ thể

Bảng 2.3: Vật tư tồn kho

(Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Vật tư tồn kho 1,756,218 1,884,002 1,001,269 341,989 247,766 (Nguồn: Phòng Tài chính - Công ty đóng tàu Hồng Hà) Do vậy để đảm bảo đủ vật tư cho sản xuất đồng thời tránh gây ứ đọng

vốn do vật tư mua về quá nhiều thì Công ty cần điều chỉnh kế hoạch vật tư trong kỳ sao cho phù hợp và sát với thực tế cần thiết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý vật tư tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên đóng tàu Hồng Hà (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)