Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tạo động lực cho người lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Biện pháp tạo động lực cho cán bộ công chức tại huyện ủy An Lão thành phố Hải Phòng (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC CHO CÁN BỘ CÔNG CHỨC THUỘC HUYỆN ỦY AN LÃO . Error!

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tạo động lực cho người lao động

Có nhiều nhân tố tác động đến động lực của CBCC trong cơ quan hành chính Nhà nước, nhưng có thể phân chia làm ba nhân tố cơ bản:

1.4.1. Nhóm nhân tố thuộc về bản thân người lao động

Đây là nhóm yếu tố xuất phát từ chính bản thân CBCC, nó chính là động cơ, động lực thôi thúc CBCC đạt mục tiêu riêng. Nhóm yếu tố này bao gồm:

a. Mục tiêu cá nhân

Động cơ thôi thúc CBCC đến cơ quan hàng ngày chính là mục tiêu cá nhân.

Khi cá nhân có mục tiêu rõ ràng thì hành động của họ sẽ tốt hơn. Mục tiêu cá nhân ở mỗi người là khác nhau nên hành động cũng sẽ khác nhau và kết quả của hành động đó cũng phụ thuộc vào độ lớn mục tiêu của họ. Để đạt được mục tiêu của CBCC, người quản lý phải sâu sát, tiếp cận, quan tâm đến họ nhiều hơn bởi vì mục tiêu của họ sẽ là động cơ thôi thúc họ hành động mà động cơ của con người rất khó nhận biết vì nó là cái xảy ra bên trong con người.

b. Hệ thống nhu cầu cá nhân

Để CBCC hăng hái làm việc và gắn bó với công việc hơn thì nhà quản lý phải khai thác nhu cầu của họ. Nhu cầu chính là cơ sở để tạo động lực làm việc.

Hệ thống nhu cầu đó bao gồm:

- Nhu cầu thiết yếu của cuộc sống bao gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu về tinh thần như: ăn, ở, mặc, đi lại, nghỉ ngơi, giải trí….

- Khi xã hội ngày càng phát triển, nhận thức con người ngày một cao thì nhu cầu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là cần thiết của bản thân CBCC.

- Nhu cầu thẩm mỹ và nhu cầu xã hội: khi làm việc trong môi trường đảm bảo cao về thẩm mỹ sẽ khuyến khích người lao động làm việc hăng say, nhiệt tình và phát huy tính sáng tạo trong công việc.

- Nhu cầu được tôn trọng: là một nhu cầu ở mức cao nhất của con người, đó là nhu cầu có địa vị, được người khác ghi nhận và tôn trọng, cũng như nhu cầu được tự tôn trọng mình.

Tìm hiểu được nhu cầu chính đáng của người lao động nhà quản lý sẽ có biện pháp tác động để thỏa mãn những nhu cầu đó, khuyến khích họ làm việc và hăng say sáng tạo.

c. Sự khác biệt về bản thân người lao động

Trong một tập thể gồm nhiều cá nhân với các tính cách đa dạng, do vậy việc tạo động lực cho từng cá nhân cũng hết sức phức tạp. Lãnh đạo tổ chức cần nghiên cứu các biện pháp tạo động lực phù hợp với đại đa số các cá nhân trong tập thể.

Trình độ khả năng của CBCC khác nhau dẫn đến động lực khác nhau. Mục đích sống khác nhau, nhu cầu khác nhau là do sự khác biệt vê giới tính và khoảng cách về tuổi tác.

Đặc điểm về kinh tế cũng là một trong những điều tạo nên sự khác biệt rõ nét giữa những người lao động với nhau. Khi thu nhập và điều kiện sống còn khó khăn thì môi trường sống và nhu cầu vật chất luôn được đặt lên hàng đầu, nhưng khi cuộc sống đầy đủ sung túc thì họ lại có điều kiện nghĩ đến nhu cầu về địa vị, quyền lực.

d. Quan điểm, thái độ cá nhân người lao động với tổ chức

Thái độ của người lao động với tổ chức là vô cùng quan trọng, nó sẽ là điều kiện thuận lợi hoặc không thuận lợi đối với cả cá nhân và tổ chức đó.

Chính là cách nhìn nhận, đánh giá của cá nhân người lao động với công việc và sự chỉ đạo của người đứng đầu tổ chức. Qua cách nhìn nhận, đánh giá này, CBCC thể hiện thái độ, hành vi của mình. Nếu thái độ và hành vi tích cực thì

họ sẽ hăng say, gắn bó với công việc, phục tùng người đứng đầu tổ chức, thái độ tiêu cực thì hành vi sẽ ngược lại.

Sự khác nhau về nhận thức, trình độ văn hóa và về tầm nhìn cũng tạo ra sự khác biệt về mục đích và động cơ của mỗi cá nhân. Nếu cá nhân có cách nhìn một cách đúng đắn thì thái độ và hành vi của họ đi đúng hướng và ngược lại sẽ tạo ra những hành vi tiêu cực.

1.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về công việc, vị trí làm việc

Đặc điểm của công việc được giao: Điều này khá quan trọng trong việc tạo động lực cho CBCC. Khi CBCC có một vị trí việc làm phù hợp thì họ sẽ hăng say làm việc, quyết tâm gắn bó với tổ chức. Ngược lại, sẽ làm CBCC chán nản, bỏ bê. Vì vậy, xây dựng một bảng vị trí việc làm phù hợp cho mỗi CBCC là điều kiện tiên quyết để có kết quả cao nhất trong hiệu quả làm việc.

Điều kiện làm việc: Môi trưởng làm việc thuận lợi, thiết bị máy móc hiện đại, trụ sở khang trang cũng là những động lực gắn kết người lao động với công việc của họ.

1.4.3. Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức Nhóm nhân tố này bao gồm:

- Văn hóa tổ chức: văn hóa tổ chức được thể hiện trong cách điều hành của lãnh đạo tổ chức và hành vi ứng xử của mọi người trong tổ chức đó.

Một tổ chức có văn hóa trong sáng, phù hợp sẽ trở thành ngôi nhà thứ hai của cán bộ công chức.

Văn hóa tổ chức giúp mọi người làm việc trong đó hiểu nhau, gắn kết với nhau. Nó giúp lãnh đạo đơn vị và người lao động rút ngắn khoảng cách, khi đó công việc bớt căng thẳng, mọi người có trách nhiệm với công việc, mâu thuẫn tự nhiên hóa giải. Từ đó sẽ tạo được sự đoàn kết nhất trí cao giữa các thành viên, tăng sự hợp tác, sự trung thành và gắn bó của các thành viên với tổ chức.

- Phong cách lãnh đạo: Người lãnh đạo cơ quan sử dụng phù hợp phong cách lãnh đạo, có phương pháp lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tạo động lực trong tổ chức.

- Các chính sách nhân sự và việc thực hiện các chính sách đó: Đây là điều mà người lao động thường quan tâm khi được tuyển dụng vào một tổ chức hay cơ quan nào đó. Các chính sách cần phải mềm dẻo để phù hợp với người lao động, thu hút được người lao động có chuyên môn cao. Các chính sách cần được sửa đổi cùng với quá trình phát triển của tổ chức, bởi chúng có ảnh hưởng quan trọng tới việc thực thi của các cấp lãnh đạo và tác động lớn đến CBCC như: cung cấp nơi làm việc an toàn, trả lương công bằng, đảm bảo sự thăng tiến cho những người có năng lực và thành tích tốt, khuyến khích nhân viên nhân viên làm việc hết khả năng và trung thành khi thấy rõ sự công bằng.

- Cơ cấu tổ chức: cơ cấu tổ chức có thể hiểu là một hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ báo cáo và quyền lực để tổ chức đó có thể hoạt động.

Trong một tổ chức mỗi cá nhân có mục tiêu riêng nhưng đều phải hướng đến mục tiêu chung của tổ chức đó nên cần phải có cơ cấu phù hợp thể hiện sự bố trí, phối hợp các hoạt động của cá nhân nhằm đạt được mục tiêu đó.

Cơ cấu tổ chức cho biết người được nắm quyền quyết định. Khi có một cơ cấu quản lý phù hợp với trách nhiệm rõ ràng, linh hoạt, đơn giản, không chồng chéo thì lợi về chi phí quản lý, cắt bớt những cồng kềnh gánh nặng không cần thiết, vấn đề giữa cấp trên và cấp dưới sẽ nhanh chóng giúp giải quyết tốt khi có nội dung phát sinh. CBCC sẽ thấy rõ địa vị của mình trong tổ chức và họ sẽ chủ động và cam kết trong thực hiện công việc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Biện pháp tạo động lực cho cán bộ công chức tại huyện ủy An Lão thành phố Hải Phòng (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)