Mô hình chuỗi cung ứng xanh

Một phần của tài liệu Quản trị logistics hoạt Động tham gia chuỗi cung Ứng xanh tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 42)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN CHUỖI CUNG ỨNG XANH

1.3. Mô hình chuỗi cung ứng xanh

Nguyên liệu thô

-Sự bền vững

-Ô nhiễm thấp

Sản xuất Hồi phục

- Giảm thiểu năng lượng - Tái chế

- Công nghệ sạch - Tái sử dụng

- Giảm rác thải

Phân phối

-Vận tải đa phương thức

-Thay thế

-Logistics ngược

Hình 1.2: Mô hình chuỗi cung ứng xanh

Nguồn:

BPIR.com

Các doanh nghiệp nếu tham gia vào hoạt động quản lý chuỗi cung ứng xanh cần kiểm soát chặt chễ từ khâu chọn nguyên liệu đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng và cả việc tái chế các phế phẩm công nghiệp. Bao gồm các hoạt động quản lý: Nguyên liệu xanh, Bao bì xanh, Giảm thiểu sử dụng bao bì, Tái sử dụng bao bì, Tái chế bao bì, Cải tiến bao bì, Giao vận ngược (logistics ngược).

1.3.1. Nguyên liệu xanh

Nguyên liệu xanh là những sản phẩm được sản xuất và dùng những loại nguyên liệu thô đảm bảo được các tiêu chí như: không độc hại, tái chế được, tiết kiệm năng lượng và tuổi thọ lâu dài.

Khi sản xuất, nguyên liệu xanh cần đáp ứng được việc giúp giảm được năng lượng trong quá trình sản xuất, tiết kiệm được lượng điện năng tiêu thụ.

Các quy trình sản xuất nguyên liệu xanh được kiểm định nghiêm ngặt.

1.3.2. Bao bì xanh

Bao bì xanh là loại bao bì được sản xuất từ chất liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường và dễ tiêu hủy trong thời gian ngắn. Loại bao bì này không gây hại đến sức khỏe

10

con người và không để lại hậu quả nghiêm trọng với môi trường sống. Sản phẩm phục vụ cho việc đóng gói, bảo quản thực phẩm, đựng mang đi phục vụ người tiêu dùng.

Các loại bao bì xanh có thể kể đến: túi giấy, hộp giấy, túi cói, túi vải không dệt, túi nilon tự hủy, các loại lá có kích thước lớn…. dùng để gói hoặc đựng thực phẩm, đựng

đồ khi đi mua sắm. Xu hướng sử dụng bao bì xanh trở thành xu hướng toàn cầu khi con người nhận thức được vấn đề ô nhiễm môi trường và mong muốn sử dụng các sản phẩm đảo bảo sức khỏe và cải thiện môi trường sống.

1.3.3. Giảm thiểu sử dụng bao bì

Bao bì nhựa đã, đang và trong tương lai vẫn sẽ giữ vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên bao bì cũng đang đặt những gánh nặng to lớn lên vấn đề môi trường khi các doanh nghiệp hiện nay quá lạm dụng chúng và bao mất hơn 500 năm để có thể tự phân hủy ngoài môi trường. Cho nên việc giảm thiểu sử dụng bao bì là nhằm giảm thiểu tác động xấu

lên môi trường và tăng sự chấp nhận sản phẩm của những nguồi ủng hộ môi trường.

1.3.4. Tái sử dụng bao bì

Khác với các chiến dịch, phong trào tái sử dụng bao bì được vận động trong tiêu dùng như tái sử dụng túi ni lông nhiều lần khi tham gia mua sắm. Việc tái sử dụng bao bì này được tổ chức chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thu hồi bao bì từ người tiêu dùng, tái sử dụng trong chuỗi vòng khép kín.

1.3.5. Tái chế bao bì

Trong trường hợp bao bì không được các doanh nghiệp thu hồi để tái sử do yêu cầu của giao dịch hoặc do tính chất bao bì, thì việc tái chế bao bì là một phương pháp hiệu quả và hợp lý nhất về môi trường. Hiện nay các chương trình tái chế đang được thực hiện tại nhiều quốc gia với mục tiêu là các sản phẩm tái chế được và đã có hướng dẫn về cách thức tái chế các loại bao bì khác nhau.

1.3.6. Cải tiến bao bì

Cải tiến bao bì là một giải pháp quan trọng để bao bì được sử dụng đúng tính năng nhưng vẫn đảm bảo về mặt môi trường. Bằng việc cho phép các nhà

cung cấp đề xuất thiết kế, vật liệu, các thay đổi liên quan khác để có thể tiết kiệm chi phí. Lợi ích của bao bì xanh không chỉ dừng lại ở việc giảm chi phí mà còn giúp các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, thu hút, tạo thiện cảm với người tiêu dùng vì bao bì là phương tiện giúp người tiêu dùng nhận dạng được thương hiệu, sản phẩm.

11

1.3.7. Giao vận ngược

Theo quan điểm của Rogers và Tibben – Lembke (1999): “Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm/thành phẩm và thông tin liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp”.

Cũng giống như giao vận xuôi là vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác nhưng điểm khác biệt là điểm xuất phát giao vận ngược bắt nguồn từ nơi tiêu thụ đến nơi xuất xứ. Mục đích của giao vận ngược là thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp. Đây sẽ là một trong những giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, tăng doanh thu, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng và giảm các tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh lên môi trường xung quanh.

Một phần của tài liệu Quản trị logistics hoạt Động tham gia chuỗi cung Ứng xanh tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w