Khả năng đáp ứng “xanh” của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị logistics hoạt Động tham gia chuỗi cung Ứng xanh tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 58)

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG XANH TẠI VIỆT NAM

2.1. Thực trạng tham gia chuỗi cung ứng xanh

2.1.2. Khả năng đáp ứng “xanh” của các doanh nghiệp Việt Nam

Số liệu ở châu Á cho thấy 79% doanh nghiệp hàng đầu đạt chuẩn ISO 14001 tổ chức hội thảo nâng cao nhận thức cho các nhà cung cấp của mình, trong khi 76% thường xuyên thông tin cho các nhà cung cấp về những lợi ích của quy trình sản xuất sạch và 71% đầu tư việc hướng dẫn các nhà cung cấp xây dựng các chương trình về môi trường. Điều này có nghĩa là các nước trong khu vực châu Á và thế giới đều đang hướng đến chuỗi cung ứng xanh và triển khai một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh các hoạt động trong công nghệ môi

trường: xử lý nước thải, lọc khói bụi, tái chế phế liệu..., xu hướng đổi mới sản phẩm theo hướng xanh cũng đang là xu hướng chung trên thị trường thế giới.

Các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đang dần bắt kịp xu hướng đó. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng dần từng bước chuyển mình nhằm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng sao cho vừa mang lại giá trị kinh tế vừa đảm bảo về mức độ thân thiện môi trường. Thông qua đó doanh nghiệp nâng cao được giá trị thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ tháng 4/2019, 14 Trung tâm thương mại và siêu thị LotteMart trên toàn quốc thực hiện chiến dịch Lotte Eco Green, với thông điệp hạn chế

16

sử dụng túi ni lông và giảm thiểu rác thải nhựa được hưởng ứng tích cực từ cộng đồng. Đồng thời, hướng tới mục tiêu đưa LotteMart trở thành siêu thị đầu tiên tại Việt Nam không dùng túi ni lông. Hay mô hình sản xuất “xanh” được Tập đoàn Unilever Việt Nam đề xuất và xây dựng thành công. Unilever tiến hành phân loại, thu gom rác thải nhựa và đưa nhựa trở lại phục vụ nền kinh tế, giúp cắt giảm lượng khí thải carbon từ quá trình sản xuất nhựa. Đến 10/2021, Unilever Việt Nam đã giảm được lượng nhựa nguyên sinh (55%), tăng lượng bao bì sản phẩm có thể tái chế (62%), bao bì nhựa cứng sản xuất từ nhựa tái chế (100%), hầu hết các sản phẩm chăm sóc gia đình của Unilever Việt Nam đều có thành phần có thể phân hủy sinh học (96%).

Bên cạnh đó, không thể không kể đến Công ty TNHH Nhà máy bia Heniken Việt Nam – một doanh nghiệp có thế mạnh trong việc xây dựng một mô hình kinh doanh tuần hoàn, đảm bảo cho sự phát triển bền vững với việc bảo vệ môi trường, từ đó xây dựng một thương hiệu có trách nhiệm với xã hội. Cụ thể, nhà máy bia Heniken đã xây dựng và vận hành thành công mô hình hoạt động tối ưu hóa tài nguyên (sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, thu hồi các sản phẩm của doanh nghiệp). Qua đó có thể thấy được rằng Heniken đã vận hành hệ thống xử lý các chất thải sau sản xuất để thực hiện tái tạo thành năng lượng phục vụ lại cho sản xuất, tái sử dụng nước đã qua xử lý, tái chế/tái sử dụng phế phẩm công

nghiệp. Đặc biệt vỏ chai từ thị trường được thu hồi trở lại nhà máy, tiến hành giai đoạn khử trùng. Từ đó một vỏ chai có thể tái sử dụng lên tới 20 lần, vỏ chai thủy tinh được trả về nhà máy để tái chế, các két nhựa hết hạn sử dụng được cán vụn và bán cho doanh nghiệp sản xuất nhựa để tái chế thành pallet nhựa, sóng nhựa…

Hình 2.1: Mô hình tối ưu hóa tài nguyên

Hình 2.2: Mô hình thu hồi sản phẩm

Nguồn: Tạp chí Tài chính Online (01/2021)

Nguồn: Đầu tư chứng khoán (03/2021)

17

Thế nhưng số lượng doanh nghiệp đồng ý tham gia và tiến hành lập kế hoạch, triển khai chuỗi cung ứng xanh một cách nhanh chóng, hiệu quả chiếm chưa đến 1/3 tổng số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Lý do chủ yếu khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại là việc đổi mới sản phẩm theo hướng bền vững sẽ dẫn đến tăng chi phí sản xuất, giảm năng lực cạnh tranh, các đối tác (nguồn cung, phân phối…) không đủ khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí “xanh” mà doanh nghiệp đề ra. Nói cách khác, doanh nghiệp phải vừa mang lại giá trị xanh cho khách hàng, vừa sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả, tiết kiệm nhất và có trách nhiệm xã hội cao nhất, mang lại lợi nhuận tốt nhất. Điều này chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp là một tập đoàn đa quốc gia, một doanh nghiệp có quy mô lớn mang tầm cỡ quốc tế và những doanh nghiệp này đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp lớn sẽ có một nguồn lực lớn về công nghệ, chi phí đầu tư, nhân lực chất lượng cao (lập kế hoạch, triển khai, vận hành chuỗi cung ứng xanh)…cho việc nghiên cứu và chuyển đổi chuỗi cung ứng truyền thống sang chuỗi cung ứng xanh. Điểm chung của các doanh nghiệp đã và đang tham gia vào chuỗi cung ứng xanh Việt Nam là các doanh nghiệp này hầu như nắm quyền kiểm soát toàn bộ các mắt xích trong chuỗi cung ứng, tầm ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp hợp tác kinh doanh với họ và khiến các đối tác phải thay đổi chiến lược hoạt động sao cho phù hợp với chuỗi cung ứng xanh được đề ra. Điều này đẫn đến

chuỗi cung ứng xanh chưa thật sự bao trọn toàn bộ nền kinh tế và chưa thể đáp ứng toàn bộ các nhu cầu “xanh” của cộng đồng, xã hội.

Một phần của tài liệu Quản trị logistics hoạt Động tham gia chuỗi cung Ứng xanh tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w