Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG XANH TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng tham gia chuỗi cung ứng xanh
2.1.3. Quy định của cơ quan Chính phủ
Các nhà lãnh đạo của các nước trên thế giới rất quan tâm đến việc phát triển bền vững, tăng trưởng xanh. Điển hình tại phiên thảo luận cấp cao tối ngày 31/5/2021 (giờ Việt Nam) theo hình thức trực tuyến trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Đối tác với nội dung tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) 2030, các nhà Lãnh đạo đã nhất trí thông qua Tuyên bố Seoul, khẳng định cam kết chính trị mạnh mẽ của các nhà Lãnh đạo P4G và các đối tác, đồng thời đưa ra những định hướng, giải pháp lớn nhằm phục hồi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu từ đó hướng tới phát triển bền vững với mục tiêu trung hòa carbon.
Có thể thấy phát triển chuỗi cung ứng xanh là một vấn đề mang tính toàn cầu, là thách thức lớn đối với tất cả các quốc gia, khu vực trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Nhà nước Việt Nam ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về tình trạng báo động của môi trường hiện nay và tầm quan trọng của mình trong việc kiểm soát, chỉ đạo chuỗi cung ứng xanh phát triển đúng hướng mà Nhà nước mong muốn.
Điều này dẫn đến nhiều văn bản liên quan đã được ký kết như: Tuyên ngôn quốc
tế và Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (1999), các văn bản luật liên quan bảo vệ quyền
18
và lợi ích người tiêu dùng; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch (1999),... Các chương trình liên quan sản phẩm xanh như: Chương trình cấp Nhãn sinh thái (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Nhãn tiết kiệm năng lượng (Bộ Công thương).
Chuyển đổi mô hình tiêu dùng với định hướng xanh, bền vững trở thành đường lối, quan điểm, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước. Đây là nội dung căn bản của mục tiêu phát triển Việt Nam giai đoạn hiện nay. Ví dụ như quyết định số 1393 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chiến lược Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn 2050” đề ra hai nhiệm vụ liên quan đến tiêu dùng xanh: xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng. Những chiến lược, định hướng phát triển bền vững được đề ra ngày một nhiều và liên tục cập nhật để phù hợp giai đoạn phát triển. Như chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội; Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường… Chiến lược Tăng trưởng xanh là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng các chính sách liên quan đến tiêu dùng xanh ở Việt Nam trong tương lai.
Tuy nhiên các chiến lược, chính sách phát triển, hỗ trợ mà nhà nước ban hành chỉ có những doanh nghiệp có quy mô lớn, mang lại giá trị cao trong kinh tế, vai trò như một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của một sản phẩm đón nhận, triển khai trong thời gian sớm nhất. Sau khi các doanh nghiệp lớn tiên phong trong chuỗi cung ứng xanh được phát triển từ hỗ trợ của nhà nước sẽ tiến hành chuyển đổi hóa các mắt xích còn lại. Tức là các doanh nghiệp với quy mô nhỏ, lẻ đang hợp tác kinh doanh hoặc hoạt động trong khu vực của doanh nghiệp xanh sẽ thay đổi mô hình kinh doanh nhờ những kiến thức, kinh nghiệm, động lực của các doanh nghiệp tiên phong. Và sau giai đoạn triển khai của các doanh nghiệp tiên phong trong chuỗi cung ứng xanh, nhà nước sẽ ban hành các chi tiết các chính sách hỗ trợ dành cho những doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Điển hình như báo cáo tại buổi làm việc với Đoàn công tác Bộ Công Thương và lãnh đạo tỉnh Hải Dương diễn ra vào 24/06/2021, dự án nhà máy nguyên liệu sinh học phân hủy hoàn toàn của Tập đoàn An Phát Holdings đang được gấp rút chuẩn bị khởi công xây dựng, tập đoàn sẽ trở thành một trong số ít các nhà cung ứng nguyên liệu xanh trên toàn cầu, trực tiếp góp phần giảm giá sản phẩm xanh. Bộ trưởng Bộ công thương đánh giá tập đoàn là một trong những đơn vị tiên phong trong thực hiện những định hướng chiến lược ngành Công Thương về các sản phẩm sạch, sản phẩm tự tiêu hủy và thân thiện với môi trường, đặt nền tảng cho xây dựng chuỗi cung ứng xanh. Tập đoàn An Phát Holdings là một tập đoàn lớn với 17 công ty thành viên, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu tại hơn 50 thị trường xuất khẩu. Có thể thấy những chiến lược định
hướng, chính sách được các doanh nghiệp lớn hoặc tập đoàn với quy mô tầm cở quốc tế triển khai và hoạt động hiệu quả nhưng đối với các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa chỉ có thể đáp ứng vừa đủ các quy định cơ bản về môi trường sao cho không vi phạm các điều luật liên quan môi trường, còn các chiến lược phát triển, thay đổi toàn bộ mô hình hoạt động thì các doanh nghiệp này chỉ có thể dựa vào động lực của doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của họ cũng như đến chuỗi cung ứng mà họ đang hoạt động.
Bên cạnh đó cơ quan môi trường cũng ban hành các quy định liên quan vi phạm luật môi trường. Có thể kể đến vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP và Nghị định số 55/2021/NĐ-CP, bao gồm: Các hành vi vi phạm quy định đăng ký môi trường, giấy phép môi trường, đánh giá tác động môi trường; các hành vi gây ô nhiễm môi trường; các hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải…với mức vi phạm càng nghiệm trọng thì mức xử phạt càng cao. Tuy nhiên với mức xử phạt hiện tại chưa đủ răng đe với các doanh nghiệp, đa số các mức xử phạt đều nằm ở mức phạt hành chính. Một số thanh tra môi trường được cử đi tuần tra, giám sát việc thực hiện cam kết “xanh” của doanh nghiệp lại không nghiêm túc đánh giá, dễ bị doanh nghiệp mua chuộc khi thực hiện nhiệm vụ và bỏ qua sai phạm của doanh nghiệp. Việc thực hiện tuần tra còn được thực hiện theo chu kì hoặc trước
khi cán bộ thanh tra đến doanh nghiệp đã được thông tin từ trước, điều này làm cho doanh nghiệp có sự chuẩn bị trừ trước nhằm che đậy và qua mặt các thanh tra.