Nguyên nhân của ưu điểm, nhược điểm

Một phần của tài liệu Quản trị logistics hoạt Động tham gia chuỗi cung Ứng xanh tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 72)

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG XANH TẠI VIỆT NAM

2.3. Nguyên nhân của ưu điểm, nhược điểm

2.3.1. Nguyên nhân ưu điểm

Nhãn sinh thái chỉ được nhà nước trao cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp này đạt các chỉ số về môi trường theo quy định. Có được nhãn sinh thái tức là doanh nghiệp đã trở thành một phần trong chuỗi cung ứng xanh. Khi có nhãn sinh thái, doanh nghiệp sẽ được nhà nước ưu tiên hơn trong việc hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh và ưu tiên khi thực hiện mua sắm công “xanh”.

Các sản phẩm hiện nay của các thương hiệu gần như đạt đến mức độ tương đồng về tính năng, thành phần, quy trình sản xuất…Dẫn đến các doanh nghiệp phải thực hiện cải tiến các đặc tính của sản phẩm sao cho nổi bật hơn các đối thủ khác trên thị trường nhằm dành vị trí ưu thế hơn. Nhãn sinh thái giúp doanh nghiệp thể hiện thông điệp về môi trường tới người tiêu dùng, từ đó tạo dựng được danh tiếng trên thị trường cũng như làm nổi bật sản phẩm, dịch vụ, tác động đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng với yếu tố môi trường.

Chính sức ép từ các nhà bán lẻ (các bên liên quan) thuộc những khu vực khác có tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn về môi trường, buộc các doanh nghiệp phải

thay đổi mô hình kinh doanh. Việc tham gia vào chuỗi cung ứng xanh sẽ giúp hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với thị trường thế giới. Từ đó dễ dàng trong việc tiếp cận, nghiên cứu và phát triển thị trường mới. Có thể đến như lý do khiến các doanh nghiệp châu Á áp dụng chuỗi cung ứng xanh là vì thị trường châu Âu ban hành các quy định nghiêm ngặt về giảm chất độc hại (RoHS), chất thải thiết bị điện và điện tử (WEEE) và quy định đăng ký, đánh giá, cấp phép, hạn chế chất hóa học (REACH) buộc các nhà cung cấp ở châu Á phải thay đổi phương pháp sản xuất để phù hợp và phát triển trên thị trường tiềm năng.

Doanh nghiệp khi áp dụng dây chuyền hoạt động chuỗi cung ứng xanh đồng nghĩa với việc sẽ tiết kiệm được nguyên vật liệu đầu vào, nhiên liệu, năng lượng cho việc vận hành. Bên cạnh đó các dây chuyển hiện đại này cũng giảm thiểu các tác động ra môi trường làm việc, môi trường sinh thái và tuần hoàn vòng đời sản phẩm (sản xuất, tiêu thụ, thu gom, tái chế, tái sử dụng, tự phân hủy).

Chuỗi cung ứng xanh buộc toàn bộ các mắt xích trong chuỗi cung ứng phải xanh hóa một cách đồng bộ, liên kết chặt chẽ. Một doanh nghiệp xanh không thể đại diện cho toàn bộ chuỗi cung ứng xanh. Nên các doanh nghiệp khi hợp tác kinh doanh phải có mối quan hệ chặt chẽ, thúc đẩy nhau nhẳm khép kín toàn bộ quy trình trong chuỗi cung ứng xanh. Khi chuỗi cung ứng xanh được

hình thành và phát triển lớn mạnh sẽ thu hút được những chủ thể khác tham gia, tăng quy mô chuỗi cung ứng.

22

2.3.2. Nguyên nhân nhược điểm

Chi phí cho hoạt động chuỗi cung ứng xanh cần một khoản đầu tư lớn về tài chính, công nghệ, con người. Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vừa sẽ không đủ khả năng đầu tư một khoản lớn cho việc chuyển đối. Doanh nghiệp bị giằng xé giữa việc giảm tác động của hoạt động kinh doanh lên môi trường và tăng chi phí tài chính. Họ gặp mâu thuẫn về việc liệu nên theo đuổi lợi nhuận bằng mọi giá, hay nên có trách nhiệm với môi trường mà hy sinh một phần lợi nhuận.

Trong khi chi phí đầu tư đã lớn thì thời gian cho việc chuyển đổi mô hình hoạt động “xanh” lại còn mang tính chất lâu dài. Doanh nghiệp lo sợ rằng trong khi họ đang trong quá trình chuyển đổi, các đối thủ khác sẽ tận dụng thời cơ để chiếm thị phần mà họ đang nắm giữ và từ mất đi sự quan tâm thừ phía khách hàng, người tiêu dùng.

Chuỗi cung ứng bao gồm rất nhiều chủ thể tham gia, đảm nhận từng chức năng, nhiệm vụ đặc trưng. Chuỗi cung ứng xanh chỉ được hình thành khi các chủ thể tham gia đều “xanh”. Có nghĩa là một mắc xích tiến hành xanh hóa và các mắc xích còn lại đều phải thay đổi cho phù hợp với chuỗi cung ứng xanh. Chuỗi

cung ứng càng phát triển, lượng chủ thể tham gia sẽ ngày tăng làm cho mức độ phức tạp càng cao.

Chi phí cho hoạt động logistics Việt Nam ngày càng tăng và cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển. Dẫn đến chu trình di chuyển của hàng hóa mất nhiều chi phí làm tăng giá thành sản phẩm, dịch vụ khi đến tay người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Quản trị logistics hoạt Động tham gia chuỗi cung Ứng xanh tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w