Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.4. Tăng cường liên kết giữa các mắt xích trong chuỗi cung cung ứng
Mô hình chuỗi cung ứng xanh liên kết chặt chẽ tất cả quá trình sản hàng hóa thông qua trao đổi thông tin liên tục giữa các chủ thể trong chuỗi cung ứng ở tất cả các khâu: lập kế hoạch, khai thác nguyên vật liệu cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, phân phối sản phẩm, thu hồi sản phẩm, nguyên vật liệu đã tái chế. Tất cả các mắt xích trong chuỗi cung ứng đều phải đạt các tiêu chuẩn “xanh”.
Trong khâu lập kế hoạch, doanh nghiệp cần bắt đầu từ việc thiết kế sản phẩm thân thiện môi trường, tính toán chi phí hoạt động vì môi trường, phân tích vòng đời sản phẩm trong môi trường. Đến giai đoạn tìm nguyên vật liệu, doanh nghiệp cần xác định xuất xứ nguyên liệu, kiểm tra thông tin, thu mua nguyên liệu sạch và thông qua một chủ thể khác để thực hiện kiểm toán môi trường đối với nhà cung cấp. Trong giai đoạn sản xuất, doanh nghiệp tiến hành thực hiện các giải pháp xử lý môi trường, cung cấp công cụ quản lý môi trường phù hợp cho nhà cung cấp, kiểm soát tác động của họ lên môi trường. Với giai đoạn phân phối sản phẩm, cần lựa chọn các đơn vị phát triển vận tải xanh, sử dụng phương tiện phát thải ít cacbon, tiêu thụ nhiên liệu một cách tiết kiệm. Trong giai đoạn thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng để tái sản xuất, đảm bảo xử lý an toàn, hiệu quả các chất độc hại, tái sản xuất phế liệu, phế phẩm và hợp tác với các doanh nghiệp chuyên về tái sản xuất để phát triển quy trình.
3.4.1. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp cần cung cấp cho chuỗi cung ứng xanh một nguyên liệu, bán thành phẩm xanh. Nguyên liệu thô đạt các chỉ tiêu, thông số về môi trường, có khả năng tái chế. Hạn chế lạm dụng các nguyên liệu được khai thác trực tiếp từ thiên nhiên, thay vào đó nhà cung cấp sử dụng các nguyên liệu tổng hợp, tái tạo được. Khi cung cấp nguyên liệu cho khách hàng, cần có sự điề tra, tìm hiểu về các tiêu chí “xanh” mà nhà cung cấp phải đáp ứng.
3.4.2. Nhà sản xuất
Nhà sản xuất sau khi tiếp nhận nguyên vật liệu đầu vào cần kiểm tra các thông số môi trường của nguyên vật liệu. Điều này nhằm đảm bảo dây chuyền sản xuất theo chuẩn “xanh”. Nhà xuất cần tận dụng tối đa các công nghệ tốt và áp dụng vào dây chuyền sản xuất của chuỗi cung ứng xanh. Các công nghệ hiện đại sẽ làm giảm lượng khí thải CO2 trong lúc vận hành, lượng nước thải chỉ cần lọc qua 2 hoặc vài giai đoạn đơn giản có thể thải trực tiếp ra môi trường mà không cần qua nhiều công đoạn xử lý phức tạp, tốn kém. Dây chuyền hiện đại giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, giảm thiểu lượng phế phẩm công nghiệp và rác thải, giảm tỷ lệ hàng lỗi. Nếu có nhiều sản phẩm lỗi, chi phí sản xuất bị lỗ và thêm chi phí trong việc xử lý rác công nghiệp.
3.4.3. Nhà phân phối
Để được công nhận là đơn vị vận chuyển “xanh”, nhà phân phối cần sử dụng phương tiện vận chuyển đạt tiêu chuẩn về lượng khí thải CO2, nhiên liệu sạch (nguyên liệu thay thế) như điện hoặc xăng sinh học…Tuy nhiên nguồn nguyên liệu này tốn khá nhiều chi phí nên đơn vị vận chuyển có thể tính toán quãng đường di chuyển sao cho hạn chế mức sử dụng nhiên liệu và khí thải, vừa
tiết kiệm chi phí giao nhận vừa bảo vệ môi trường. Ngoài ra, doanh nghiệp phân phối có thế sử dụng các tuyến vận chuyển thay thế (kết hợp nhiều tuyến vận chuyển, loại hình vận chuyển) góp phần tiết kiệm nguồn nhiên liệu đang được sử dụng trong khi mức chi phí vẫn được đảm bảo tối ưu. Một số hình thức, loại hình di chuyển có thể được xem xét thay thế nhau với mục đích giúp nhà phân phối tham gia vào chuỗi cung ứng xanh một cách hiệu quả:
• Hình thức hàng hóa: FCL, LCL, FCL-LCL, LCL-FCL
• Loại hình vận chuyển: đường biển quốc tế, thủy nội địa, sắt, bộ…
• Tính chất của phương tiện vận chuyển: định tuyến, hợp đồng vận chuyển dài hạn, ngắn hạn…
Các phân phối phải áp dụng mô hình xanh cho toàn bộ hoạt động liên quan phân phối bao gồm:
• Lưu trữ (Storage)
• Xử lý đơn hàng (Order Processing)
• Lấy hàng (Picking)
• Đóng gói (Packing)
• Cải thiện tải trọng của phuông tiện vận chuyển (Improved vehicel loading)
• Giao nhận (Delivery)
26
3.4.4. Người tiêu dùng
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới tiêu dùng thông minh, bền vững, đặc biệt là những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường. Người tiêu dùng là một trong những yếu tố cốt lõi thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi. Mục tiêu của các doanh nghiệp luôn là đáp ứng nhu cầu thị trường và mong muốn của người tiêu dùng chính là nhu cầu của thị trường. Thông qua sức ép của cộng đồng người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ xanh, doanh nghiệp sẽ có thêm một nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi: thu mua, sản xuất, phân phối, thu hồi sang mô hình chuỗi cung ứng xanh.
Nếu trong ngành hàng của doanh nghiệp, người tiêu dùng không chú trọng nhiều vào vấn đề sinh thái của sản phẩm, doanh nghiệp cần “tổ chức giáo dục khách hàng” hướng người tiêu dùng theo định hướng phát triển “xanh” thông quan các kênh truyền thông, chương trình, sự kiện....