Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.5. Nâng cao nhận thức của nhà quản lý doanh nghiệp
Để có được chuỗi cung ứng xanh, nhận thức của doanh nghiệp về môi trường là điều tất yếu. Các phương hướng chỉ đạo từ cơ quan Nhà nước, các
công nghệ có sẵn nhưng doanh nghiệp vẫn còn chần chừ, lo lắng về chi phí đầu tư, nghĩ rằng hoạt động của doanh nghiệp mình không tác động nhiều đến môi trường, khách hàng vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm dịch vụ kể cả không cần tiêu chí thân thiện môi trường… Doanh nghiệp mang trong mình những suy nghĩ đó thì chuỗi cung ứng xanh sẽ không bao giờ xuất hiện. Doanh nghiệp cần nhận thức mức độ thân thiên môi trường hiện tại của sản phẩm và dịch vụ mình cung cấp. Từ đó lên sáng kiến, kế hoạch sản xuất “xanh” cho hoạt động kinh doanh cũng như liến kết với các đối tác hoàn thiện chuỗi cung ứng xanh.
Một doanh nghiệp thay đổi sẽ khiến toàn bộ chuỗi cung ứng chuyển mình theo hướng xanh hóa. Có thể kể đến WalMart yêu cầu các nhà cung cấp phải báo cáo việc sử dụng 10 hóa chất độc hại trong các sản phẩm của mình; Công ty máy tính HP đề nghị các nhà cung cấp giảm 20% khí thải cacbon liên quan đến hoạt động sản xuất và vận tải; Tập đoàn Fujitsu (Nhật Bản) áp dụng chính sách “mua sắm xanh” trong toàn bộ chuỗi cung ứng của Tập đoàn, bao gồm các đối tác kinh doanh. Không cần sự ràng buộc bởi quy định về môi trường, các doanh nghiệp có thể hình thành mối quan hệ bền vững giữa hai bên khi cùng nhau thiết kế sản phẩm xanh, xây dựng chiến lược kinh doanh để cùng nhau thực hiện trách nhiệm với môi trường và xã hội.
Các doanh nghiệp, tập đoàn lớn có quy mô vốn đầu tư, công nghệ hiện đại có thể đầu tư vào nghiên cứu một bộ tiêu chuẩn và giúp các doanh nghiệp nhỏ hơn nhận thức
27
được tầm quan trong cảu việc bảo vệ môi trường. Năm 2000, tập đoàn IKEA (Thụy Điển) công bố Bộ Tiêu chuẩn về môi trường - xã hội (IWAY) cho toàn bộ nhà cung cấp của Tập đoàn trên thế giới và yêu cầu họ thực hiện; tập đoàn tiến hành phối hợp, chia sẻ và liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp để thực hiện thành công Bộ Tiêu chuẩn IWAY. Các nội dung trong IWAY được điều chỉnh 2 năm/lần nhằm phản ánh chính xác những thay đổi về môi trường, xã hội trên toàn cầu. Các kiến thức trong bộ tiêu chuẩn được cung cấp thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn do IKEA tổ chức. Thông qua IKEA các doanh nghiệp đối tác có thể nhận thức được trách nhiệm với xã hội, môi trường và cùng nhau phát triển bền vững khi tham gia vào chuỗi cung ứng xanh của IKEA. Một doanh nghiệp muốn trở thành nhà cung cấp của IKEA, phải đạt một số tiêu chuẩn về nguyên vật liệu nhằm đảm bảo cho mô hình xanh của IKEA tạo ra sản phẩm đạt tiêu chí:
• Có thể tái tạo, tái chế được
• Độ bền lâu
• Hiệu quả
• Không hóa chất độc hại
• Tiết kiệm
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể dựa vào tầm ảnh hưởng, độ uy tín của mình để tác động lên các đối tác kinh doanh. Điển hình Tập đoàn Samsung - một trong những tập đoàn về thiết bị công nghệ lớn trên toàn cầu. Samsung luôn thực hiện các chiến lược bảo tồn và giải pháp thân thiện với môi trường nhằm tạo ra một tương lai bền vững hơn qua việc đặt ra bộ tiêu chuẩn, nguyên tắc chung cho các doanh nghiệp muốn hợp tác kinh doanh với mình. Cụ thể các doanh nghiệp muốn trở thành nhà cung cấp của Samsung phải có chứng nhận Eco Partner để Samsung tiến hành đánh giá và quản lý những tác động môi trường có thể xảy ra trong thành phần, nguyên liệu thô, quy trình sản xuất của đối tác. Tập đoàn Samsung còn tiến hành hỗ trợ các nhà cung cấp hoạt động tuân thủ luật pháp và các tiêu chuẩn toàn cầu để hoàn thành trách nhiệm về môi trường và xã hội.
Ngoài ra Samsung còn vận hành một hệ thống quản lý rủi ro để giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản ở khu vực có rủi ro cao.
Từ đó tập đoàn Samsung đã cùng với các nhà cung cấp trên toàn cầu xây dựng một hệ thống chuỗi cung ứng xanh về thiết bị công nghệ, điện tử cũng như các đảm bảo về lợi thế cạnh tranh: chi phí, giao hàng, chất lượng, công nghệ và nguồn nhân lực cho toàn bộ chủ thể tham gia vào chuỗi cung ứng của tập đoàn Samsung.