Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc tại tỉnh Bình Dương (Trang 71 - 77)

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kiểm định thang đo

4.2.2. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát hay khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu của một tập hợp các biến quan sát trong cùng một nhân tố. Phương pháp này dùng để loại bỏ các biến không phù hợp trong nghiên cứu. Để tính hệ số Cronbach’s Alpha cho một thang đo phải có ít nhất 3 biến đo lường. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1]. Theo Nunnally (1978), một thang đo tốt nên có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên. Tuy nhiên, với tính chất là một nghiên cứu khám phá sơ bộ, ngưỡng Cronbach’s Alpha là 0.6 vẫn chấp nhận được. Về mặt lý thuyết, hệ số Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt, chứng tỏ thang đo càng có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, khi hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (>0.95) cho thấy nhiều biến trong thang đo không có khác biệt nhau, có nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó. Các mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha:

 0,8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt

 Từ 0,7 đến gần bằng 0,8: thang đo lường sử dụng tốt

 Từ 0,6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện

Khi kiểm tra từng biến đo lường để cân nhắc nên loại bỏ biến nào, cần kiểm tra hai hệ số: Cronbach’s Alpha nếu loại biến (Cronbach’s Alpha if Item Deleted) và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation).

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn giá trị Cronbach’s Alpha của thang đo, tức biến này đang làm giảm đi độ tin cậy của thang đo của nhân tố này, do đó có thể coi đây là một trong những dấu hiệu để loại bỏ biến vì khi đó hệ số Cronbach’s Alpha của biến tổng sẽ tăng lên.

Hệ số tương quan biến tổng cho biết mức độ quan hệ chặt chẽ giữa biến quan sát tương ứng và biến tổng. Những biến quan sát nào có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ được cân nhắc loại bỏ nhằm làm tăng mức độ chặt chẽ của thang đo.

SVTH: LÊ HOÀNG KIM XUYẾN - NGUYỄN LINH LINH - PHẠM TẤN VÀNG 50

* Thang đo “Món ăn”

Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.711

Bảng 4. 6 Kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo “Món ăn”

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu loại

biến

Hệ số tương quan biến

tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

MA1 17.39 3.173 0.464 0.664

MA2 17.50 3.240 0.484 0.656

MA3 17.55 3.243 0.410 0.688

MA4 17.29 3.211 0.530 0.638

MA5 17.30 3.378 0.460 0.666

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS Kết quả kiểm định cho thấy: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Món ăn” là 0.711 (đạt yêu cầu < 0.95 và > 0.6). Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của tất cả các biến đều > 0.6 và < 0.711, biến thiên từ 0.638 đến 0.688. Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng đều > 0.3 và dao động từ 0.410 đến 0.530. Vì vậy, thang đo “Món ăn” đạt được độ tin cậy cần thiết với 5 biến quan sát: MA1, MA2, MA3, MA4, MA5.

* Thang đo “An toàn thực phẩm”

Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.727

Bảng 4. 7 Kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo “An toàn thực phẩm”

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Hệ số tương quan biến

tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

ATTP1 11.20 6.912 0.477 0.697

SVTH: LÊ HOÀNG KIM XUYẾN - NGUYỄN LINH LINH - PHẠM TẤN VÀNG 51

ATTP2 11.35 6.022 0.525 0.663

ATTP3 11.40 5.877 0.532 0.658

ATTP4 11.87 4.505 0.586 0.637

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS Kết quả kiểm định cho thấy: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “An toàn thực phẩm” là 0.727 (đạt yêu cầu < 0.95 và > 0.6). Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của tất cả các biến đều > 0.6 và < 0.727, biến thiên từ 0.637 đến 0.697. Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng đều > 0.3 và dao động từ 0.477 đến 0.586. Vì vậy, thang đo “An toàn thực phẩm” đạt được độ tin cậy cần thiết với 4 biến quan sát: ATTP1, ATTP2, ATTP3, ATTP4.

* Thang đo “Quy trình phục vụ”

Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.769

Bảng 4. 8 Kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo “Quy trình phục vụ”

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

PV1 13.44 2.535 0.587 0.705

PV2 13.46 2.760 0.534 0.733

PV3 13.37 2.550 0.605 0.696

PV4 13.37 2.636 0.556 0.722

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS Kết quả kiểm định cho thấy: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Quy trình phục vụ” là 0.769 (đạt yêu cầu < 0.95 và > 0.6). Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của tất cả

các biến đều > 0.6 và < 0.769, biến thiên từ 0.696 đến 0.733. Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng đều > 0.3 và dao động từ 0.534 đến 0.605. Vì vậy, thang đo “Quy trình phục vụ” đạt được độ tin cậy cần thiết với 4 biến quan sát: PV1, PV2, PV3, PV4.

SVTH: LÊ HOÀNG KIM XUYẾN - NGUYỄN LINH LINH - PHẠM TẤN VÀNG 52

* Thang đo “Nhân viên”

Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.762

Bảng 4. 9 Kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo “Nhân viên”

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu loại

biến

Hệ số tương quan biến

tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

NV1 15.57 9.077 0.587 0.698

NV2 15.60 9.658 0.527 0.721

NV3 15.59 9.363 0.513 0.725

NV4 15.56 9.709 0.508 0.727

NV5 15.59 9.383 0.517 0.724

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS Kết quả kiểm định cho thấy: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Nhân viên” là 0.762 (đạt yêu cầu < 0.95 và > 0.6). Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của tất cả các biến đều > 0.6 và < 0.762, biến thiên từ 0.698 đến 0.727. Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng đều > 0.3 và dao động từ 0.508 đến 0.587. Vì vậy, thang đo “Nhân viên” đạt được độ tin cậy cần thiết với 5 biến quan sát: NV1, NV2, NV3, NV4, NV5.

* Thang đo “Cơ sở vật chất”

Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.714

Bảng 4. 10 Kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo “Cơ sở vật chất”

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Hệ số tương quan biến

tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

CSVC1 15.67 6.399 0.485 0.662

SVTH: LÊ HOÀNG KIM XUYẾN - NGUYỄN LINH LINH - PHẠM TẤN VÀNG 53

CSVC2 15.59 6.645 0.471 0.669

CSVC3 15.72 5.919 0.509 0.651

CSVC4 15.79 5.989 0.530 0.642

CSVC5 15.96 6.314 0.383 0.707

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS Kết quả kiểm định cho thấy: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Cơ sở vật chất”

là 0.714 (đạt yêu cầu < 0.95 và > 0.6). Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của tất cả các biến đều > 0.6 và < 0.714, biến thiên từ 0.642 đến 0.707. Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng đều > 0.3 và dao động từ 0.383 đến 0.530. Vì vậy, thang đo “Cơ sở vật chất” đạt được độ tin cậy cần thiết với 5 biến quan sát: CSVC1, CSVC2, CSVC3, CSVC4, CSVC5.

* Thang đo “Hài lòng”

Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.797

Bảng 4. 11 Kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo “Hài lòng”

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu loại

biến

Hệ số tương quan biến

tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

HL1 15.91 8.113 0.597 0.755

HL2 16.05 7.617 0.540 0.773

HL3 15.91 8.161 0.538 0.771

HL4 15.96 7.623 0.584 0.757

HL5 15.88 7.363 0.644 0.737

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

SVTH: LÊ HOÀNG KIM XUYẾN - NGUYỄN LINH LINH - PHẠM TẤN VÀNG 54

Kết quả kiểm định cho thấy: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Hài lòng” là 0.797 (đạt yêu cầu < 0.95 và > 0.6). Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của tất cả các biến đều > 0.6 và < 0.797, biến thiên từ 0.737 đến 0.773. Đồng thời, các hệ số tương quan biến tổng đều > 0.3 và dao động từ 0.538 đến 0.644. Vì vậy, thang đo “Hài lòng” đạt được độ tin cậy cần thiết với 5 biến quan sát: HL1, HL2, HL3, HL4, HL5.

SVTH: LÊ HOÀNG KIM XUYẾN - NGUYỄN LINH LINH - PHẠM TẤN VÀNG 55

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc tại tỉnh Bình Dương (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)