Các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ tại Huyện Eakar Tỉnh Đắk Lắc (Trang 40 - 45)

6. Số nhân khẩu bình quân/hộ Người/hộ 4,81 4,82 100,21

3.5 Các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật

3.5.1 Công tác khuyến nông

Được sự quan tâm đầu tư và chỉ đạo của huyện và ngành, trạm khuyến nông EaKar đã tập trung chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật các cây trồng vat nuôi trọng điểm cho bà con nông dân trên địa bàn huyện, với các nội dung chủ yếu: Chương trình lúa lai đã triển khai xây dựng và sản xuất điện rộng góp phần làm tăng sản lượng hơn 3.000 tấn lúa, chương trình ngô lai, chương trình bồ lai... Ngoai ra, tram còn thực hiện chuyển giao kỹ thuật nuôi heo thâm canh, nuôi

24

gà thả vườn. Đặc biệt, trạm còn khuyến cáo và nhân rộng cho nông dân công nghệ hầm Biogas xử lý chất thải tiên tiến, tạo nguồn phân bón chất lượng cho cây trồng và đảm bảo vệ sinh môi trường trong phát triển chăn nuôi.

Trên cơ sở phối hợp với hội nông dân và hội phụ nữ, trạm đã mở các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ, đầu chuồng để phổ biến và nhân rộng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cây trồng vật nuôi cho nông dân, đặc biệt là đối với bà con dân tộc.

Ngoài ra trạm khuyến nông còn kết hợp với các hội này tổ chức xây dựng các câu lạc bộ khuyến nông là loại hình hợp tác nhóm trong thôn, buôn hoạt động trên cơ sở cùng sở thích, tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi. Các câu lạc bộ này là nơi thực hiện ứng dụng và nhân rộng nhanh các tiến bộ kỹ thuật trong sắn xuất nông nghiệp, loại hình câu lạc bộ này đang được nhân rộng trong thôn, buôn hiện nay. Đến nay, trên toàn huyện đã có 23 câu lạc bộ đi vào hoạt động có hiệu quả.

Ngoài ra công tác thú y, công tác bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện

được thực hiện khá chặt chẽ và đồng bộ, kịp thời ngăn chặn sâu bệnh, dịch hại

phát sinh trên địa bàn.

3.5.2 Các chương trình hỗ trợ phát triển đàn bò của huyện 3.5.2.1. Chương trình phát triển cây thức ăn xanh

Từ năm 2000 đến nay, tốc độ phát triển đàn bò và bò lai của huyện tăng nhanh trong lúc đồng cỏ tự nhiên bị thu hẹp, chất lượng thấp không đáp ứng được nguồn thức ăn cho đàn bò nhất là bò lai. Để giải quyết nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò thì huyện đã triển khai chương trình phát triển cây thức ăn xanh có năng suất chất lượng cao với sự giúp đỡ của dự án LLSP (Livelihood and Livestock

Systems Project) và trường đại học Tây Nguyên thực hiện. Qua 4 năm thực hiện,

mặc dầu gặp nhiều khó khăn trong việc thay đổi tập quán của nông dân trong

25

việc trong cỏ chăn nuôi bò nhưng thông qua các phương pháp tiếp cận có sự tham gia của nông dân, các hoạt động nghiên cứu của chính người nông dân, công tác

tập huấn, tuyên truyền, tham quan các mô hình trình diễn và đặc biệt là phát triển thông qua các loại hình nhóm nông dân cùng sở thích, câu lạc bộ khuyến nông... Bước đầu nông dân trong huyện đã chấp nhận và coi việc phát triển đàn bò gắn liền với việc tréng cỏ.

3.5.2.2. Chương trình cải tạo giống

Bên cạnh việc giải quyết nguồn thức ăn trong việc phát triển số lượng bò thì việc chú trọng đến chất lượng thịt, san phẩm chính của ngành chăn nuôi bò thịt, thì chương trình cải tạo giống bò địa phương cũng được các cấp chính quyền quan tâm.

Từ năm 1995 đến năm 2000 chương trình cải tạo giống bò tại địa phương mới chỉ ở giai đoạn khởi động. Năm 1996, chương trình cải tạo đàn bò của huyện được thực hiện với sự hỗ trợ của chương trình cải tạo đàn bò quốc gia đầu tư 54 triệu đồng phục vụ chương trình và mua 9 con bò đực giống, đông thời tiếp nhận tinh đông viên từ chương trình về phối giống nhân tạo liên tục từ năm 1996 đến nay. Bên cạnh đó, công tác tập huấn tuyên truyền cho nông dân tiếp cận chương trình cải tạo giống, xây dựng các chương trình chăn nuôi bò lai làm tiền để cho sự phát triển chăn nuôi bò trong những năm tiếp theo cũng được thực hiện.

Từ năm 2000 đến nay, các dự án phát triển chăn nuôi bồ trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ cho huyện 74 bò đực giống Zébu (trong đó, 68 con phương thức nhà nước hỗ trợ 70% và người dân tham gia 30%, 6 con thuộc chương trình 135 các buôn va các xã vùng III được hỗ trợ hoàn toàn) triển khai trên tất cả các xã, thi trấn trong toàn huyện.

26

——<—— ==———'=—

Bên cạnh sự hỗ trợ mua giống thúc đẩy nhanh quá trình cải tạo đàn bò, công tác khuyến nông đã thực hiện đầu tư vào các chương trình như vỗ béo bò.

Kết qua thu được khá thành công.

‹* Nhu cầu tiêu thụ thịt bò

Hiện nay, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao, nhu cầu ăn ngon, mặc sang, ăn đa dạng theo đó cũng tăng thêm. Những món ăn từ bò cũng đa dạng và phong phú, nên sản phẩm thịt bò bán có giá và tiêu thụ dễ.

Nghĩa là cầu tăng, trở thành động lực cho con bò hàng hóa phát triển ổn định và triển vọng di xa hơn nữa.

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò thịt nước ta còn yếu kém, chưa phát triển, chưa đáp ứng nhu câu thị trường, nhất là bò thịt chất lượng cao. Bởi lý do, chúng ta chưa có giống bò thịt cao sản chuyên dùng. Do đặc điểm tự nhiên nước ta, thời tiết khí hậu nóng ẩm, đất đai không được mau mỡ, cỏ cây không được tươi tốt và giá trị dinh dưỡng thấp, cộng với tập quán chăn nuôi lâu đời là nuôi bò để lấy sức kéo và lấy phân, con bò sau nhiều năm khai thác mới đưa đi giết mổ, nên chất

lương thịt không cao.

Hiện nay trên thế giới có nhiễu giống bò chuyên thịt có chất lượng cao.

Các nước như Mỹ, Ấn Độ, Brazin, Achentina, Australia... có ngành chăn nuôi

phát triển, sản lượng thịt bò ngày càng tăng, vì đa số các nước này đều có các giống bò chuyên thịt chất lượng cao. Sản lượng thịt bò luôn tăng qua các năm, mặc di tổng đàn bò không tăng nhiều. Năm 2003, tổng đàn bò của cả nước là 4,7

triệu con, sản lượng thịt thu được khoảng 100.000 tấn. Trong khi đó, Hàn Quốc có số lượng bò thịt ít hơn Việt Nam, chỉ có 2,1 triệu con, nhưng sản lượng thịt thu được 130.000 tấn, Nhật Bản có 4,8 triệu con, nhưng sản lượng thịt thu được 573.000 tấn.

27

Thành phố Hỗ Chí Minh là nơi tiêu thụ thịt bò lớn nhất nước, bình quân 60 tấn/ngày, chiếm hơn 20% tổng lượng thịt các loại. Nhưng trên thực tế “thịt trâu giả bò” là chủ yếu. Theo số liệu thống kê của Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, trong tổng sản lượng trâu, bò đưa vào giết mổ trên địa bàn thành phố thì trâu chiếm từ 88 — 90 %, bò chỉ chiếm 10 —- 12%. Vì vậy, nhu cầu về thịt bò, nhất là thịt bò chất lượng cao đang khan hiếm.

28

Chương 4

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ tại Huyện Eakar Tỉnh Đắk Lắc (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)