Số hộ không trồng cỏ 33 41,25

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ tại Huyện Eakar Tỉnh Đắk Lắc (Trang 73 - 79)

KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Bang 28: Diện Tích Đất Trồng Cổ Hiện Tại trong Nông Hộ

2. Số hộ không trồng cỏ 33 41,25

Nguồn: Điều tra - TTTH

Qua diéu tra thực tế tình hình chăn nuôi bồ trong nông hộ thì tỷ lệ hộ

trồng cổ chăn nuôi bò là 58,75%. Nhưng diện tích trồng cỏ này rất nhỏ, chủ yếu điện tích dưới 1.000 m° (chiếm 38,75%).

Việc mở rộng đồng cỏ phụ thuộc vào diện tích đất nông nghiệp hiện có của nông hộ và nguôn nước tưới vào mùa khô. Qua điều tra thực tế 80 hộ trên địa bàn thì khả năng mở rộng diện tích trồng cd được biểu hiện qua bang sau:

57

Bảng 29: Diện Tích Dự Tính Trồng Thêm Cổ Chăn Nuôi Bò

Quy mô (m’) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

1. Số hộ dự tính trồng thêm 24 30,00

<1.000 15 18,75 Từ 1.001 — 2000 7 8,75

>2.000 2 2,50

2. Số hộ không dự tính trồng thêm 56 70,00 Nguồn: Điều tra - TTTH Như vậy, số hộ dự tính trồng thêm cỏ chăn nuôi bò là rất ít. Lý do chủ yếu là không có đủ nguồn nước tưới cho cỏ.

Thứ hai, lao động cũng rất quan trọng đối với hộ chăn nuôi bò. Do tập quán chăn nuôi trước đây nên một lao động chỉ chăm sóc được rất ít bò. Vì vay việc tăng quy mô đàn cũng phải xem xét đến điều kiện lao động, nhưng sâu hơn là việc chuyển

đổi phương thức chăn nuôi.

Một vấn để cũng rất quan trọng đối với những hộ mới bắt đầu nuôi bò là nguồn vốn đầu tư. Chi phí ban đầu bỏ ra để chăn nuôi bò là rất lớn, đối với những hộ nghèo thì khả năng mở rộng quy mô sẽ bị chậm, chỉ thực hiện được khi có các chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi và thời hạn kéo dài.

Qua điều tra thực tế 80 hộ chăn nuôi bò trên dia bàn thì số hộ có dự tính tăng quy mô lên là rất ít, chỉ có 36 hộ chiếm 45%. Những hộ này tăng quy mô là do chủ

động nguồn thức ăn, nguồn nước, nguồn lao động và nguồn vốn. Vì thế, để tăng đàn

bò trong nông hộ thì các vấn đề trên cần được quan tâm và giải quyết.

4.7 Một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò ở huyện EaKar 4.7.1 Giải pháp về con giống

Giống là một trong những vấn để quan trọng nhất. Giống tốt sẽ cho năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

58

Hiện nay trong chăn nuôi bò ở nông hộ cơ cấu giống chủ yếu là giống bò ta vàng, vì thế chất lượng đàn bò chưa được đảm bảo. Để đảm bảo nguồn giống cho việc cải tao dan bồ của địa phương thì cần có một số giải pháp sau:

+ Phải sử dụng tối đa hiệu quả của đàn đực giống sẵn có.

+ Trên cơ sở giống bò cái nội cho lai với con bò đực giống ngoại, ap dung phổ biến kỹ thuật gieo tinh nhân tao dé tạo ra con lai F1.

+ Đồng thời phải dựa vào các chương trình đầu tư của tỉnh và Trung ương, tiếp tục đẩy mạnh các chương trình này trong phạm vi của huyện.

+ Thiết lập hệ thống quan lý giống bò, dim bảo chất lượng dan bò tạo ra là không bị thoái hóa giống.

4.7.2 Giải pháp về thức ăn

Thức ăn là cơ sở, có giống tốt mà không có thức ăn tốt, không đáp ứng yêu cầu của giống mới thì không thể phát huy được phẩm chất của giống. Con bò, theo cách nói của người nông dân, là “con vật ăn cỏ, uống nước lã”. Vì vậy, thức ăn là có tự nhiên là hết sức quan trọng trong chăn nuôi bò, nếu nhiều thức ăn tinh thì con vật sẽ dễ bị bệnh. Trung bình một con bò trưởng thành tiêu thu từ 30 — 35 kg cổ mỗi ngày, như vậy mỗi năm sẽ tiêu thụ trên 10 tấn cổ xanh. Vào mùa mưa thì lượng thức ăn tự nhiên đổi dao, bò ít bị thiếu thức ăn. Vào mùa khô, khi lượng nước thiếu thì nguồn thức ăn cũng bị cạn kiệt, bồ thiếu nguồn thức ăn. Nhiéu hộ chăn nuôi do không đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn cho bò mà đã giảm bớt số bò hiện nuôi. Vì vậy, để phát triển nhanh đàn gia súc thì vấn để đầm bảo nguồn thức ăn là hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nguồn thức ăn thức tự nhiên ngày càng khan hiếm.

Để giải quyết vấn để này thì trước hết phải tận dụng nguồn thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp. Vùng đất EaKar là nơi trồng nhiều các loại cây nông

nghiệp ngắn ngày như: cây lúa, cây bắp, các loại cây họ đậu... và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: cây mía, bông vải... Đây là nguôn thức ăn rất tốt cho chăn nuôi gia súc nhai lại. Trước đây, do lượng thức ăn tự nhiên dổi dào, người nông dân sau khi thu hoạch mùa màng thường đốt những sản phẩm phụ này di, không dự trữ lại cho chăn nuôi. Nhưng hiện nay khi nguồn thức ăn ngày càng khan hiếm thì chúng ta phai quan tâm trước hết những sản phẩm hiện có. Nhung để các loại thức ăn này mang lại giá trị dinh dưỡng cao thì đòi hỏi chúng phải được qua chế biến để tăng hàm lượng dinh dưỡng.

Đó là việc tận dụng nguôn phế phẩm trong nông nghiệp. Nhưng để ngành chăn nuôi phát triển hơn nữa, mà nhất là chăn nuôi bò thịt hiện nay thì vấn dé thức ăn cần quan tâm đúng mức hơn nữa. Hiện nay, có nhiều loại cổ được người nông dân đưa vào trồng để lấy nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò. Với năng suất và hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều so với cỏ tự nhiên. Muốn phát triển chăn nuôi bò ở vùng này cần phát triển đồng cỏ, nhất là ở những vùng đất không thuận lợi cho canh tác. Dé giải quyết vấn dé này cần:

+ Tìm các giống cỏ thích hợp với những vùng đất này. Các giống cỏ phải có sức chịu hạn cao, bởi vì vào mùa khô ở đây rất dễ bị thiếu nguồn nước tưới cho cây trồng.

+ Tìm các giống cổ có năng suất và hàm lượng dinh dưỡng cao. Các

giống cỏ có thể dự trữ cho mùa khô được.

+ Tổ chức công tác chế biến, bảo quan và dự trữ thức ăn dim bảo nguồn

dự trữ thức ăn.

4.7.3 Giải pháp về tập quán chăn nuôi

Do tập quán chăn nuôi quảng canh, chủ yếu là lấy sức kéo và lấy phân,

sản phẩm mang tích chất tự sản, tự tiêu, tự cung, tự cấp nên chất lượng sản phẩm

60

không đạt yêu cầu và hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Đây là một hạn chế lớn trong việc chăn nuôi bò thịt.

Chuyển từ tập quán chăn nuôi từ quảng canh sang thâm canh để tăng chất lượng sản phẩm và mang lại hiệu quả kinh tế. Và phương thức này sẽ giải quyết được hiệu quả nguồn lao động, sẽ tăng mức độ quần lý số con bò trên mỗi

công lao động. Từng bước xóa bỏ phương thức chăn nuôi truyền thống với quy mô nhỏ, lẻ và không tập trung sang chăn nuôi với quy mô lớn hơn. Nếu có chăn nuôi theo phương thức chăn thả thì hướng dẫn chăn thả phẩi dim bảo luân phiên đồng cỏ, đảm bảo chất lượng cỏ cho bò.

4.7.4 Giải pháp về thị trường

Sản phẩm nông nghiệp khi sản xuất ra nhiều thì đòi hỏi phải có nơi tiêu

thụ. Đây chính là khâu quan trọng nhất trong bất cứ ngành sản xuất nào, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp, sản phẩm không thể dự trữ được lâu. Vì vậy, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của người nông dân. Hiện nay nhu cầu thịt bò trên thị trường là rất lớn, nhưng nhiều lúc người sản xuất không biết tiêu thụ sản phẩm của mình ở đâu. Vì thế, sản phẩm của họ luôn bị ép giá. Để người nông dân nhận được giá trị chính xác của mặt hàng họ sản xuất ra

thì phải có một nơi tiêu thụ đảm bảo cho họ. Một số giải pháp cụ thể về thị trường như:

+ Đẩy mạnh công tác tiếp thị sản phẩm, nhất là sản phẩm thịt có chất

lượng. Xây dựng các chợ phiên giao dịch bò, quảng bá sản phẩm, thành lập hội chăn nuôi bò... Qua đó sẽ dễ dàng liên kết các khâu trong quá trình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

+ Liên kết những người chăn nuôi bò thịt với nhau trong để dễ dàng trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

61

4.7.5 Giải pháp về kỹ thuật

Hiện nay, bò được nuôi trong nông hộ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của người chăn nuôi. Vì thế, đối với các loại bò lai hiện nay thì người nông dân mới bắt đầu nuôi nên chưa có kinh nghiệm, vẫn có chế độ chăm sóc giống như bò vàng Việt Nam nên hiệu quả chăn nuôi rất thấp.

Do vậy, khi nuôi bồ lai hướng thịt thì người chăn nuôi cần phải tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật để biết được chế độ chăm sóc, đinh dưỡng, và cách phòng trị bệnh cho bò. Kỹ thuật chăn nuôi con giống tốt là điều kiện tiên quyết để tăng năng suất trong chăn nuôi, rút ngắn thời gian đầu tư. Tăng vòng quay vốn và giá trị sản phẩm càng cao hơn.

4.7.6 Giải pháp về khuyến nông, đào tạo

Công tác khuyến nông về chăn nuôi bò thịt rất quan trọng, là một biện pháp can thiết. Bởi vi đây là một khâu quan trong trong việc chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cho người dân. Để thực hiện tốt biện pháp này cần:

+ Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ thú y, cán bộ khuyến nông. Huấn luyện, nâng cao tay nghề để nhanh chóng theo kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước.

+ Nhanh chóng chuyển giao kỹ thuật sản xuất tới người nông dân, những kỹ thuật canh tác phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của địa phương.

62

Chương 5

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ tại Huyện Eakar Tỉnh Đắk Lắc (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)