Kết Quả - Hiệu Quả Từ Chăn Nuôi Bò của Nhóm Hộ Tham Gia

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ tại Huyện Eakar Tỉnh Đắk Lắc (Trang 68 - 73)

KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Bang 27: Kết Quả - Hiệu Quả Từ Chăn Nuôi Bò của Nhóm Hộ Tham Gia

KN và Nhóm Hộ Không Tham Gia KN trong Năm 2004

PVT: 1.000 đồng Tham gia Không tham So sánh (1LT)

Khoản mục DVT KN() giaKN (I) +A Lan

Téngchiphi 1.000ddng 2.721,74 2.738,05 16,31 1,01 Doanh thu I 5.861,88 527122 -590,66 0,09 Lợi nhuận i 3.140,14 2.533/17 -606,97 0,81 Thu nhập I 4.280,18 3.820,16 -460,02 0,89 Ts. LN/CP Lần 1,15 0,93 -0,23 0,80 Ts. TN/CP /J 1,57 1,40 -0,18 0,89

Nguồn: Điều tra - TTTH

52

Lợi nhuận thu được từ chăn nuôi bò thịt nhóm tham gia khuyến nông là 3.140.140 đồng, của nhóm hộ không tham gia khuyến nông là 2.533.170 đồng (thấp hơn nhóm hộ tham gia khuyến nông là 0,81 lần). Khi cộng thêm chi phí lao động nhà thì thu nhập của nhóm hộ không tham gia khuyến nông thấp hơn 0,89 lần.

Tỷ suất TN/CP của nhóm hộ tham gia khuyến nông là 1,57 lần, có nghĩa là cứ bỏ ra một đồng chi phí thì thu được 1,57 déng thu nhập. Trong khi tỷ suất này ở nhóm hộ không tham gia khuyến nông là 1,40 lần, thấp hơn nhóm hộ tham gia khuyến nông 0,89 lần.

Tóm lại: Mặc dù chỉ phí chăn nuôi bò thịt của nhóm hộ tham gia khuyến

nông bỏ ra thấp hơn so với chi phí chăn nuôi bò của nhóm hộ không tham gia khuyến nông, nhưng hiệu quả kinh tế mà người tham gia khuyến nông đạt được

lại cao hơn so với nhóm hộ không tham gia khuyến nông. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho đa số người chăn nuôi bò mong muốn được tham gia các hoạt động khuyến nông, nhằm tăng nâng cao trình độ kỹ thuật trong việc chăn nuôi bò cũng như các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

53

4.4.5 So sánh chăn nuôi bò với chăn nuôi các vật nuôi khác Bang 28: Kết Quả — Hiệu Quả Chăn Nuôi Một Số Vật Nuôi

DVT: 1.000 đồng, Lần Khoản (D/C) D/q—N)

ò Heo(TI) Dê (I

mục THIÊN, CUNG Nhu +A Lan +A Lan

Téng CP 2.692,34 3.110,39 3.906,30 -418,05 0,87 -1.213,96 0,67

Doanhthu 5.544,39 4.912,50 7.100,00 631,89 1,13 -1.555,61 0,78 Lợinhuận 2.85205 1.802,11 3.193,70 1.049,94 1,58 -341,65 0,89 Thunhập 4.071,08 1.989,06 5.408,70 2.082,02 2,5 -1.337,62 0,75 Ts. LN/CP 1,06 0,58 0,80 0,48 1,82 0,26 1,33 Ts. TN/CP 1,51 0,64 1,38 0,87 2.36 0,13 1,09

Nguồn: Điều tra - TTTH

Qua bảng 28, ta nhận thấy so với chăn nuôi các vật nuôi khác thì chăn nuôi bò mang lại hiệu quả hơn. Tỷ suất LN/CP đối với chăn nuôi bò là 1,06 lần, trong khi đó, chăn nuôi heo là 0,58 và nuôi dé là 0,80. Có nghĩa là, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì chăn nuôi bò sẽ thu được 1,06 đồng lợi nhuận, cao hơn so với chăn nuôi

heo 1,82 lần và chăn nuôi dê 1,33 lần.

Tỷ suất TN/CP đối với chăn nuôi bò là 1,51 lần, trong khi đó, chăn nuôi heo là 0,64 và nuôi dé là 1,38. Có nghĩa là, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì chăn nuôi bò sẽ thu được 1,51 đồng lợi nhuận, cao hơn so với chăn nuôi heo 2,36 lần và chăn nuôi đê 1,09 lần.

4.5 Những thuận lợi và khó khăn của chăn nuôi bò 6 huyện EaKar 4.5.1 Thuận lợi

Huyện EaKar nằm ở vùng Tây nguyên có những điều kiện về tự nhiên, khí hậu thuận lợi, có nhiều tiềm năng để ngành chăn nuôi bò phát triển. Là vùng đất ma san xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh

54

tế, các phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp rất nhiều, có thể dự trữ làm thức ăn cho chăn nuôi bò. Người dân có tập quán nuôi bò từ lâu và đã có nhiều kinh nghiệm.

Ngoài những nguyên nhân khách quan thì còn một số nguyên nhân chủ

quan để ngành chăn nuôi bò phát triển mạnh trong những năm qua là:

Đã có sự thống nhất chỉ đạo của các cấp chính quyền và các ngành chức năng được cụ thể bằng các dự án nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những dự án này đã hỗ trợ có hiệu quả cho chương trình phát triển đàn bò của địa phương.

Các hoạt động khuyến nông chuyển giao khoa học kỹ thuật xuất phát từ nhu cầu thực tế của chính người nông dân, đưa nhanh các công nghệ mới về giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi. Số lượng bò lai ngày càng tăng do người dân đã thấy được hiệu quả của nuôi bò lai so với bò ta vàng. Điều này góp phần làm tăng chất lượng đàn bò địa phương.

4.5.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì chăn nuôi bò ở EaKar vẫn có

nhiều khó khăn cần phải được giải quyết:

Phòng trừ dịch bệnh là một yếu tố quyết định sự thành bại của người chăn nuôi, nhưng việc chăn nuôi bò trong nông hộ hiện nay công tác phòng bệnh chưa được quan tâm đúng mức để đến khi dịch bệnh xảy ra thì mới lo trị. Vì thế rủi ro trong chăn nuôi là rất lớn.

Hiện nay, han hán là một vấn dé mà người san xuất nông nghiệp nào

cũng đang quan tâm. Đối với người chăn nuôi bò thì việc giải quyết nguồn thức ăn trong mùa khô là một khó khăn mới hiện nay. Bởi trước kia tổng dan bd còn ít, lượng thức ăn tự nhiên còn rất đổi dào thì việc chăn nuôi không phải lo lắng về nguồn thức ăn. Nhưng hiện nay tổng đàn bò đã tăng lên nhiều, đồng cỏ tự nhiên

55

bị thu hẹp dần lượng thức ăn tự nhiên không còn phong phú. Chương trình phát triển trồng cỏ chăn nuôi bd đã được thực hiện tại huyện EaKar từ năm 2000 đến nay đã thu được những thành công bước đầu. Nhưng bên cạnh đó việc thiếu nước tưới vào mùa khô là một khó khăn cho những hộ trồng cỏ chăn nuôi bò. Vì thế những hộ này đã giảm số bò trong năm 2004 bởi không đáp ứng đủ lượng cỏ chăn

nudi.

Mặc dù các chương trình phát triển đàn bò của huyện đang được triển khai và nhân rộng, công tác khuyến nông đã thực hiện công việc chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, nhưng một khó khăn lớn của người chăn nuôi là nguồn vốn

để xây dựng chuồng trại và mua con giống, vì đây là những chi phí đầu tư ban đầu rất lớn, đối với những hộ nghèo thì khả năng để đầu tư là không thực hiện được. Hiện nay các ngân hàng trên địa bàn huyện đã có những nguồn vốn cho

vay phục vụ san xuất nông nghiệp, nhưng thời hạn cho vay hiện nay theo bà con nông dân là chưa phù hợp, còn quá ngắn cho hộ chăn nuôi bò.

Về tổ chức sản xuất trên địa bàn vẫn còn mang tính tự phát của từng hộ

gia đình, chưa có sự liên kết, hợp tác với nhau trong quá trình sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm người dân sản xuất ra hiện nay được tiêu thụ tự do, chủ yếu là bán cho thương lái, cho các lò mổ... Vì thế, sản phẩm của người nông dân thường bị ép giá, sản phẩm được tiêu thụ không ổn định, vẫn còn nhiều bấp bênh.

Một khó khăn nữa là việc đảm bảo vệ sinh môi trường trong việc chăn

nuôi bò, nhất là đối với chăn nuôi bò trong các hộ người dân tộc thiểu số. Do tập quán từ lâu của bà con xem con bò là con vật nuôi gần gũi với con người, nên vẫn nhốt bò dưới san nhà. Vì vậy, tập quán chăn nuôi như thế này rất dễ truyền nhiễm bệnh cho con người. Đây là khó khăn rất lớn trong việc chuyển đổi tập quán của bà con dân tộc tại đây.

56

4.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng quy mô đàn

Việc phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ ở EaKar phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Thứ nhất, đất đai dùng cho trồng cỏ là quan trọng, đa số hộ chăn nuôi ở đây đều có diện tích đất lớn, nếu dùng vào việc trồng cỏ chăn nuôi bò thì không thiếu. Nhưng vấn để đặt ra là việc thiếu nguồn nước tưới vào mùa khô. Vì vậy, tăng quy mô dan sẽ bị giới hạn vào việc cung cấp nguồn nước tưới cho cỏ.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt trong nông hộ tại Huyện Eakar Tỉnh Đắk Lắc (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)