Xu hướng chuyển dịch diện tích từ cây cà phê, tiêu sang cây trồng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển sản xuất các cây công nghiệp dài ngày chủ yếu trên địa phận Huyện Đăk Nông, Tỉnh Đăk Nông (Trang 110 - 114)

4.10 Ý kiến và dé xuất cho những thực trạng đã nghiên cứu

4.10.1.2 Xu hướng chuyển dịch diện tích từ cây cà phê, tiêu sang cây trồng

khác qua điều tra người dan trong huyện

Bảng 42: Xướng Hướng Chuyển Dịch Từ Cây Tiêu Và Cà Phê Sang Cây

Trồng Khác

Số hộ có diéntich Cây trồnghiệncó Có ý kiếnthaythế Ty lệ (%)

45 Cà phê 18 40%

45 Tiêu 14 31,1%

Nguồn : DT-TTTH Tổng số hộ điều tra là 90, trong đó có 45 hộ trồng tiêu và 45 hộ trồng cà phê. Tìm hiểu về xu hướng chuyển dịch từ của họ từ cây tiêu và cà phê sang cây trồng khác, cho thấy số ý kiến chuyển sang cây trồng khác từ diện tích cây cà phê 18 hộ, chiếm tỷ lệ 40%, và từ cây tiêu là 14 hộ, chiếm tỷ lệ là 31,1%. Xuất phát từ nguyên nhân nào lại có những ý kiến như vậy, trong những năm trước khi giá cà phê và tiêu ở mức cao người trồng có được lợi nhuận cao, nhận thấy vậy, người dân ở đây mở rộng diện tích trồng tiêu và cà phê trên những vùng có độ dốc khá lớn, thậm chí thiếu cả nguồn nước tưới, giao thông đi lại khó khăn, khi

giá cà phê và tiêu giảm xuống ở mức thấp trên những diện tích này không thể cho lợi nhuận cao được, đo chi phí đầu vào quá cao. Hiện trên những diện tích hiện có này người dân không đầu tư, cũng chưa mạnh dang để chuyển sang diện

tích các cây trồng khác, đây là một khó khăn lớn của người dân. Hơn nữa do chi

phí đầu tư ban đầu cho xây dựng nên các vườn cà phê và tiêu quá lớn, nếu phá vườn cây hiện có thì họ bị lỗ quá nhiều, nên người trồng vẫn trông chờ giá ca

các năm sau có lặp lại như ở những năm giá cao hay không.

93

4.10.1.3 Cây trồng thay thế cho cà phê và tiêu trên diện tích không có hiệu quả qua điều tra thực tế

Bảng 43: Cây Trồng Thay Thế Cho Diện Tích Không Có Hiệu Quả Của Tiêu Và Cà

Phê

Cây trồng thay thế Số ý kiến thay thế Tỷ lệ (%) -Cây điều thay cho cây cà phê 15 83,33

-Cây khác thay cho cây cà phê 3 16,37

-cây điều thay cho cây tiêu 11 78,57

-Cay khac thay cho caytiéu 3 21,43

Nguồn : ĐT-TTTH Trong các ý kiến thay thế cho cây cà phê và tiêu trên những diện tích không hiệu quả bằng cây trồng khác có hiệu quả hơn. Đối với cây cà phê số ý kiến thay thế là 18, cây trồng mà người dân dự định thay thé là cây điều chiếm tỷ lệ 83.33%, các cây trồng khác chiếm tỷ lệ 16,37%. Với cây tiêu số ý kiến thay thế bằng cây điểu là 11 chiếm tỷ lệ 78,57% trong tổng 14 ý kiến thay thế.

Qua đó có thể cho thấy rằng cây điểu là cây được người dân ở nơi đây quan tâm để thay thế cho những diện tích cà phê và tiêu kém hiệu quả. Các cây trong khác mà họ thay thế ở đây là cây cao su, cây ăn qua, cây hàng năm canh tác dựa vào nước trời.

94

4.10.1.4 Diện tích đất phân bố theo độ dốc, tầng day và kha năng nước tưới Bảng 44: Diện Tích Đất Phân Bố Theo Độ Dốc, Tầng Dày Và Khả Năng Nước

Tưối

DVT: ha Khoản mục Cà phê Tiêu

KH.nước KNI KN2 KN3 KN4 KNI KN2 KN3 KN4

Độ dốc(độ) <5? 86 55" 1505" post ô5? 5-15? 15-28) = 5?

TangCT(cm) >100 50-100 30-50 <30 >100 50-100 30-50 <30 -Quang Thanh 0 2.514 350 250 0 195 54 28 -Quảng Sơn 0 96 75 85 0 19 0 0 -Quang Khé 0 95 55 58 0 95 0 0 -Đăk Nia 0 2.561 254 346 0 180 60 27 -Đăk Som 0 9] 65 56 0 16 0 6 -Dak Ha 0 18 45 53 0 9 0 5 -Đăk Plao 0 56 46 45 0 15 4 0 -Đăk R măng 0 75 35 58 0 6 0 0

*Tổng 0 5.566 925 95 0 561 118 66 Nguồn : Phòng NN & DC Khi kết hợp giữa các yếu tố về điều kiện tự nhiên của đất, khả năng về nước tưới, độ dốc, tầng dày canh tác, cho thấy một cách rõ hơn đặc điểm va kha năng canh tác của đất.

Chia thành 4 cấp độ của đất:

Cấp độ thứ nhất: Về nguồn nước KNI, độ dốc <5, tang day canh tác >100 cm. Đây là vùng đất chủ động về nguồn nước tưới, thích hợp canh tác cho các

loại cây hàng năm.

Cấp độ thứ hai: KN2 về nguồn nước, độ dốc 5-15”, tầng đày canh tác 50- 100 cm, đây là vùng đất chủ động về nguồn nước tưới thích hợp canh tác cho nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt rất thích hợp cho việc canh tác các loại

cây công nghiệp.

95

Cấp độ thứ ba: KN3 về nguồn nước là khả chủ động nguồn nước nhưng

thấp hơn cấp độ 1, cấp độ 2, chi phí cho tưới nước cao, đô dốc từ 15-25, độ dày

canh tác 30 -50 cm, thích hợp cho các loại cây công nghiệp.

Cấp độ thứ ty: Day là vùng đất không chủ động về nguồn nước tưới, tầng đất canh tác nhỏ hơn 30 cm, có độ dốc khá cao, do đó ở những vùng đất này thường để phát triển lâm nghiệp. Mỗi vùng đất có thể thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau, tuy nhiên sự bế trí cho từng loại cây trồng tương ứng với từng đất như thế nào cho có hiệu quả đấy mới là sự phân bế hợp lý.

4.10.2 Đề xuất ý kiến theo kết quả nghiên cứu cho các cây công nghiệp chính Đi từ các cơ sở trên chúng tôi có để xuất sau:

4.10.2.1 Đối với cây cà phê

Từ những dự báo trên, đều chúng ta cần quan tâm hơn là để tăng kha năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về cây cà phê của nước ta nói chung và huyện Đăk Nông nói riêng, do đó trong quy hoạch san xuất cà phê chỉ nên bố trí, duy trì những vùng trồng cà phế có giá thành dưới 6.000 đồng/kg cà phê nhân (bao gồm chi phi san xuất, khấu hao, trả lãi ngân hang, chi phí tiêu thụ và phí khác). Với giá thành này, nếu diễn biến giá cả rơi vào trường hợp giá trung bình thấp nhất thì nông dân trồng cà phê không lỗ vì ở mức giá như vậy đã có năng suất tăng trong lợi nhuận 33%. Nếu mức giá biến động ở mức thấp nhất từ 4.500 đến 5.000 đồng/kg, ở những vùng sinh thái thích hợp đủ nước tưới, đất bazan với năng suất # 2,5 tấn/ha thi bị lỗ, nếu mức giá 6.000 đến 7.000 đồng/Kg thì người trông cà phê đã có lãi nhưng thấp không bằng các cây trồng khác.

Trên những diện tích cà phê ở độ dốc trên 25” nên chuyển sang các cây

trồng khác cụ thể như phát triển cây diéu ghép, hoặc ở những diện tích cà phê quá xa nguồn nước tưới hay không chủ động nguồn nước tưới (vì chỉ phí nước tưới chiếm tỷ lệ quá cao, trong khi giá xăng dầu ngày một tăng), nếu chỉ giữ lại

96

những điện tích cây cà phê này, nên giữ lại những diện tích mà người dân có khả năng đầu tư thâm canh được trên nguồn nước tự tạo của các hộ.

4.10.2.2 Đối với cây tiêu

Với mức giá tiêu như 2 năm trở lại đây người trồng tiêu có được nguồn lợi nhuận rất thấp, theo kết quả tính ở trên lợi nhuận khi quy đổi về giá trị hiện tại

từ cây tiêu là thấp hơn so với cây cà phê.

Nhưng khi tính theo giá trị mà người trồng bỏ và thu vào trong từng năm ở giai đoạn sản xuất kinh doanh thì người tréng tiêu vẫn có lợi nhuận hàng năm cao hơn cây cà phê. Trên những diện tích tiêu phân bố ở độ dốc nhỏ hơn 15”, có

diéu kiện về nguôn nước tưới và đất đai giàu dinh đưỡng, ở mức giá giao động từ 15.000 đến 17.000 đồng/kg thì người trồng vẫn có lời, có nguồn thu lợi hàng năm

từ cây tiêu khi ta không quy đổi về năm đầu tư ban đầu. Ở mức giá nhỏ hơn 15.000 đồng thì người trồng sẽ bị lỗ. Nếu lấy mức giá hạt tiêu trung bình của thế giới trong 3 năm trở lại đây ở mức thấp là 2.400 USD/tấn, mức giá xuất của Việt Nam thấp hơn 15% so với mức giá chung so với thế giới thì nằm ở khoảng 2.040USD/tấn. nếu lấy mức giá bán của người dân thấp hơn 50% so với mức giá xuất khẩu (quy đổi 15.000 đồng Việt Nam/ 1 USD) thì giá mà người dân bán được nằm ở mức 15.300 đồng/kg, ở mức giá như vậy người dân vẫn có nguồn thu hàng năm nhưng ở mức thấp.

Do đó đối với cây tiêu trên những diện tích phân bố ở độ cao >15” thì nên chuyển sang diện tích cây trồng khác, cụ thể như cây điều, cao su và một số cây

hàng năm khác.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Thực trạng và giải pháp nhằm phát triển sản xuất các cây công nghiệp dài ngày chủ yếu trên địa phận Huyện Đăk Nông, Tỉnh Đăk Nông (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)