Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.4.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu
Trong quá trình thực hiện, đề tài đã kế thừa các số liệu, tài liệu sau:
- Các tài liệu, công trình nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, giá trị sử dụng,… của loài Sa mộc dầu được thực hiện ở cả trong và ngoài nước.
- Các số liệu, tài liệu, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng tại VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An.
Thu thập số liệu, tài liệu đã có
Khảo sát khu vực, lựa chọn khu vực
điều tra
Bố trí tuyến điều tra, lập OTC và điều tra chi tiết
Nghiên cứu đặc điểm
hình thái loài
Sa mộc dầu
NC đặc điểm
sinh thái, phân bố
loài Sa mộc dầu
NC đặc điểm tái sinh tự nhiên của
loài Sa mộc dầu
Đề xuất biện pháp bảo tồn và nhân rộng cây Sa mộc dầu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu.
2.4.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu ngoài hiện trường a. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, vật hậu
* Nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài:
Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại diện kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Cụ thể như sau:
+ Quan sát, mô tả hình thái và xác định kích thước của các bộ phận: Thân cây, vỏ cây, sự phân cành, lá, hoa, quả, hạt của cây Sa mộc dầu (cây được quan sát phải đạt độ trưởng thành nhất định, hiện đang tồn tại trong rừng tự nhiên).
+ Lấy mẫu tiêu bản, so sánh với các tiêu bản trước đây (nếu có) hoặc những loài cây có hình thái tương tự.
Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: Máy ảnh, thước dây, thước kẹp (palme), kẹp tiêu bản,…
* Nghiên cứu vật hậu:
Sử dụng phương pháp quan sát, mô tả, theo dõi trực tiếp tại hiện hiện trường:
Bằng mắt thường quan sát trực tiếp vật hậu trong quá trình điều tra thực địa. Tại mỗi OTC đề tài tiến hành quan sát vật hậu trên 3 cây Sa mộc dầu đã thành thục sinh sản. Trên mỗi cây tiến hành quan sát vật hậu trên 4 cành theo các hướng Đông - Tây, Nam - Bắc. Chú ý sự biến đổi các bộ phận (cành, chồi, hoa, quả) của loài.
b. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái, phân bố của loài
* Phương pháp nghiên cứu đặc điểm phân bố:
Đề tài nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài Sa mộc dầu bằng phương pháp điều tra theo tuyến. Tại mỗi khu vực, nắm bắt thông tin chung thông qua tài liệu của VQG và thông qua phỏng vấn cán bộ và người dân địa phương,... Kế thừa tài liệu đã có kết hợp với điều tra bổ sung theo tuyến ngoài thực địa nhằm xác định vùng phân bố của loài Sa mộc dầu.
Tại khu vực nghiên cứu lập 03 tuyến điều tra (có độ dài >2km) đi qua khu vực có loài Sa mộc dầu phân bố và đi qua những độ cao, loại rừng khác nhau. Trên các tuyến điều tra, tiến hành điều tra phát hiện loài bằng cách quan sát, nhận dạng
qua đặc điểm hình thái trên những tuyến điều tra. Kết quả điều tra được trên tuyến ghi vào bảng 2.1.
Bảng 2.1: Điều tra phân bố của loài theo tuyến Ngày điều tra………Nơi điều tra………
Người điều tra ……….Loài cây: Sa mộc dầu Số hiệu
tuyến
Thứ tự
cây Tọa độ Độ cao (m)
Chiều cao cây
(m) D1.3 Ghi chú Hvn Hdc
* Phương pháp điều tra đặc điểm sinh thái của loài:
Theo tài liệu điều tra của VQG Pù Mát thì loài Sa mộc dầu phân bố ở độ cao 900 - 1.500m so với mực nước biển. Đề tài tiến hành lập các OTC tạm thời có diện tích 2000m2 (40x50m) theo các đai cao 900 - 1.100m; 1.100 - 1.300m; 1.300 - 1.500 để tiến hành điều tra đặc điểm sinh thái của loài. Tại mỗi đai cao, đề tài tiến hành lập 1 OTC, các OTC được bố trí sao cho đại diện cho các sinh cảnh, trạng thái rừng khác nhau. Như vậy, tổng số OTC đã lập là 3 OTC.
Tại mỗi OTC tiến hành điều tra, mô tả về các đặc điểm độ cao, độ dốc, hướng phơi, đặc điểm đất đai, thực bì, độ tàn che.
Trong OTC 2000m2 tiến hành đếm tổng số cây, xác định loài và đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao, cụ thể:
- Đường kính thân cây (D1,3 cm) được đo bằng thước kẹp kính hai chiều, hoặc dùng thước dây đo chu vi.
- Chiều cao vút ngọn (Hvn, m) và chiều cao dưới cành (Hdc, m ) được đo bằng thước đo cao với độ chính xác đến dm. Hvn của cây rừng được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây, Hdc được xác định từ gốc cây đến cành cây đầu tiên tham gia vào tán của cây rừng.
- Đường kính tán lá (Dt, m) được đo bằng thước dây, đo hình chiếu tán lá trên mặt phằng ngang theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân.
Kết quả đo được thống kê vào phiếu điều tra tầng cây cao, bảng 2.2.
Bảng 2.2: Biểu điều tra tầng cây cao
Người điều tra:……….; Ngày điều tra:………...
Thứ tự OTC: ...; Độ cao:………; Độ dốc:………...
Hướng dốc:...; Hướng phơi:………..
Độ tàn che: ...Trạng thái rừng:...
TT cây
Tên loài
Chu vi (cm)
D1.3 (cm)
Hvn
(m)
Hdc
(m)
Dtán
(m)
Chất lượng
Ghi chú
c. Phương pháp điều tra cây tái sinh:
Trong OTC diện tích 2000m2 tiến hành lập 20 ô dạng bản (ODB), diện tích ô dạng bản là 4m2 theo hệ thống phân bố đều trên OTC. Trong ODB tiến hành điều tra về:
- Mật độ cây tái sinh.
- Tên loài cây tái sinh.
- Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng và phân cấp chiều cao cây tái sinh: chiều cao vút ngọn (m) và đánh giá chất lượng cây tái sinh (tốt, trung bình, xấu):
+ Cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh;
+ Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh.
+ Những cây còn lại là những cây có chất lượng trung bình.
- Xác định nguồn gốc cây tái sinh: Tái sinh chồi, tái sinh hạt.
- Xác định độ tàn che tầng cây cao, độ che phủ và chiều cao của tầng cây bụi, thảm tươi.
Bảng 2.3: Điều tra cây tái sinh dưới tán rừng
Người điều tra:……….; Ngày điều tra:………...
Thứ tự OTC: ...; Độ cao:………; Độ dốc:………...
Hướng dốc:...; Hướng phơi:………..
Độ tàn che: ...Trạng thái rừng:...
TT ODB
TT
Cây Tên cây Số cây tái sinh
Chất lượng Nguồn gốc
<0,5m 0,5-1m 1-2m >2m
* Phương pháp điều tra tầng cây bụi, thảm tươi:
Trong OTC diện tích 2000m2 đề tài tiến hành lập 5 ÔDB có diện tích 25m2 (5m x 5m), 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa ÔTC.
Điều tra cây bụi, thảm tươi theo các chỉ tiêu: Tên loài chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che phủ trung bình, kết quả ghi vào phiếu điều tra cây bụi theo bảng 2.4.
Bảng 2.4: Điều tra cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng
Người điều tra:……….; Ngày điều tra:………...
Thứ tự OTC: ...; Độ cao:………; Độ dốc:………...
Hướng dốc:...; Hướng phơi:………..
Độ tàn che: ...Trạng thái rừng:...
Ô dạng bản Tên loài chủ yếu
Chiều cao
(cm) Độ che phủ (%) Tình hình sinh trưởng 1
2 3 4 5
d. Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển loài Sa mộc dầu
Tiến hành điều tra khảo sát về tình hình thực hiện các biện pháp bảo vệ, bảo tồn loài cây này trong khu vực kết hợp với việc phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) trong việc bảo tồn loài Sa mộc dầu tại VQG Pù Mát để làm căn cứ đề xuất các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội, chính sách trong bảo tồn loài cây này.