Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Sa mộc dầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái loài sa mộc dầu (cunninghamia konishii hayata) tại vườn quốc gia pù mát, tỉnh nghệ an (Trang 45 - 49)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Sa mộc dầu

4.1.1. Đặc điểm hình thái thân, cành, lá, tán lá, hoa, quả, hạt

Từ những tài liệu về phân loại thực vật đã công bố mô tả đặc điểm hình thái của loài Sa mộc dầu ở trong nước kết hợp với việc điều tra, mô tả ngoài thực địa, đặc điểm hình thái của loài Sa mộc dầu được thể hiện tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Mô tả đặc điểm hình thái thân, cành, lá, tán lá, hoa, quả, hạt của loài Sa mộc dầu tại VQG Pù Mát

Bộ phận mô tả Hình minh họa

1. Thân, cành cây

Sa mộc dầu là cây gỗ lớn, thường xanh, chiều cao vút ngọn có thể đạt 50 - 70m, đường kính thân cây tại vị trí 1.3m đạt trên 1m, thân thẳng, phân cành cao.

Gốc có bạnh vè. Tại VQG Pù Mát, cây Sa mộc dầu lớn nhất có đường kính đạt trên 5,5m và chiều cao vút ngọn đạt trên 70m.

Hình 4.1. Thân cây Sa mộc dầu 2. Vỏ cây

Vỏ có màu xám đen, nứt dọc, thưa, các vết nứt nông, gần như cách đều nhau. Vỏ dày khoảng 1-1,2cm, thịt vỏ có màu hồng nhạt.

Trong vỏ cây chứa nhựa khi ta đẽo vào khoảng 2-3 phút sau chảy ra nhựa màu trắng sau đó chuyển sang màu vàng nhạt.

Hình 4.2. Vỏ cây Sa mộc dầu

3. Hình thái lá, tán lá

Lá của Sa mộc dầu có sự khác biệt theo từng giai đoạn tuổi, cụ thể:

* Lá cây Sa mộc dầu nhỏ

Khi còn nhỏ Sa mộc dầu có lá màu xanh nhạt và mọc xoắn ốc có gốc vặn lá hình dải dài 5-7cm rộng khoảng 0,1- 0,2cm.

Lá thót thành mũi nhọn, mép lá có răng cưa nhỏ.

* Lá Sa mộc dầu trưởng thành:

Khi trưởng thành Sa mộc dầu có lá màu xanh đậm hơn, hai dải khí khổng cũng rõ hơn lúc Sa mộc dầu còn nhỏ và đối với những cành mang nón khác nhau có những đặc điểm khác nhau, cụ thể :

+ Lá Sa mộc dầu mang nón cái:

Lá mọc xoắn ốc rất dày đặc có gốc vặn.

Lá có hình dải dài 2,5-3cm, rộng khoảng 0,2- 0,3 cm thót thành mũi tù, mép lá hơi có răng cưa. Lá có hai dải khí khổng nhìn rõ ở mặt dưới lá. Lá có xu hướng mọc thẳng lên trên.

+ Lá của Sa mộc dầu mang nón đực:

Lá mọc xoắn ốc, có gốc vặn do đó xếp thành do đó xếp gần như thành hai dãy.

Lá có hình dải dài 3- 4 cm, rộng khoảng 0,2- 0,25 cm thót thành mũi tù,

Hình 4.3. Lá Sa mộc dầu tuổi nhỏ

Hình 4.4. Lá Sa mộc dầu mang nón cái

không cứng ở đầu lá, hơi có răng cưa ở hai mép lá và có hai dải khí khổng chủ yếu ở mặt dưới lá.

Lá của Sa mộc dầu trưởng thành mang nón đực dẹt và dài hơn so với Sa mộc trưởng thành mang nón cái và lá có xu hướng mọc ngang sang hai bên.

Ở đầu lá của Sa mộc dầu mang nón đực không cứng bằng ở Sa mộc dầu mang nón cái.

* Tán lá : Sa mộc dầu có tán thưa, hình tháp.

Hình 4.5. Lá Sa mộc dầu mang nón đực

4. Nón (hoa)

Nón đơn tính cùng gốc. Nón đực mọc thành cụm ở nách lá gần đầu cành. Nón cái đơn độc hay cụm thành 2-3 cái khi trưởng thành dài 3- 4 cm rộng khoảng 2- 2,5cm, gồm các vẩy lá bắc hình tam giác rộng, có mũi nhọn ở đầu, có răng cưa hai mép và hai tai tròn ở giữa, mang 3 hạt.

Hình 4.6. Nón đực Sa mộc dầu

Hình 4.8. Nón cái Sa mộc dầu Hình 4.7. Vảy nón Sa mộc dầu

5. Hạt

Hạt Sa mộc dầu có các cánh bên khá rộng dài khoảng 5mm, rộng khoảng 4mm.

Hình 4.9. Hạt Sa mộc dầu 4.1.2. Đặc điểm vật hậu

Vật hậu là hoạt động sinh học có tính chất chu kỳ của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Chu kỳ vật hậu của cùng 1 loài phân bố ở các vùng sinh thái khác nhau sẽ có sự sai khác rõ rệt. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu vật hậu loài Sa mộc dầu ở VQG Pù Mát. Kết quả theo dõi vật hậu loài Sa mộc dầu từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012 được tổng hợp như sau:

- Sa mộc dầu là cây gỗ thường xanh, lá có chu kỳ sống khá dài trên cây nên không có mùa rụng lá rõ ràng.

- Cây Sa mộc ra nón vào khoảng tháng 9 đến tháng 10, quả chín tháng 3 đến tháng 5 năm sau. Nón sau khi chín một thời gian sẽ rụng xuống đất.

- Hạt có cánh mỏng nên hình thức phát tán hạt chủ yếu có thể là nhờ gió. Tuy nhiên, một đặc điểm khác biệt rất lớn của Sa mộc dầu so với các loài cây hạt trần khác là khi quả chín hạt không tự phát tán ra ngoài mà nằm ở trong quả.

Hình 4.10. Nón Sa mộc dầu khi chín rụng xuống đất

Quả sau khi chín một thời gian thì rụng xuống đất và nếu gặp điều kiện thuận lợi thì cây con nảy mầm và mọc thành cây con ngay trên nón. Do vậy, cần có biện pháp thu hái quả ngay sau khi quả chín để có biện pháp tách hạt và đem gieo trồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái loài sa mộc dầu (cunninghamia konishii hayata) tại vườn quốc gia pù mát, tỉnh nghệ an (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)