Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.5. Thảm thực vật rừng
Thảm thực vật rừng VQG Pù Mát có những đặc điểm cơ bản sau:
- Độ che phủ rất cao 98% (so với 1993 là 94%).
- Rừng nguyên sinh hoặc bị tác động không đáng kể chiếm 76% diện tích tự nhiên.
- Tổng diện tích các loại rừng ở Vườn Quốc gia Pù Mát là 94.804,4ha.
Kết quả điều tra về các kiểu thảm thực vật chính của VQG Pù Mát được tổng hợp tại bảng 3.1.
Bảng 3.1: Các kiểu thảm thực vật chủ yếu của VQG Pù Mát
TT Kiểu rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới
27.364 29,5
2 Kiểu phụ thổ nhưỡng rừng lùn 1.597 1,7
3 Kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 43.802 47,3
4 Trảng cỏ cây bụi cây gỗ rải rác 1.327 1,4
5 Đất canh tác nông nghiệp và nương rẫy 345 0,4 (Nguồn: Hạt Kiểm lâm VQG Pù Mát,2010) + Rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới phân bố từ độ cao từ 900m ở phía Bắc và trên 800m ở phía Nam Vườn Quốc gia. Loại rừng này 27.364ha chiếm 29,5% diện tích và còn giữ được nguyên sinh cao. Tuy nhiên, ở những vùng có phân bố Pơ Mu và cây Gió trầm, hoạt động khai thác của con người ít nhiều đã diễn ra. Các loại thực vật hạt trần đã được phát hiện trong loại hình này là Pơ Mu (Fokienia hodginsii), Sa mộc (Cunninghamia konishii), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Kim giao (Nageia walllichiana), Thông tre (Podocarpus neriifolius),...
+ Kiểu phụ thổ nhưỡng rừng lùn: Rừng lùn ở Vườn Quốc gia Pù Mát xuất hiện Ở đai cao >1500m, trên các dông và chỏm núi dốc, có đá nổi và gió mạnh. Diện tích rừng lùn là 1597ha chiếm 1,7% diện tích tự nhiên. Thành phần thực vật rừng lùn có các loài Đỗ quyên (Rhododendron ssp), Sồi Lào (Lithocarpus laotica), Hồi (Illicium sp.), Re lá nhỏ (Cinnamomum spp.) và các loài Phong lan.
+ Kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Kiểu này nằm trên đai cao
<800m ở phía Nam và 900m ở phía Bắc và có 43.802ha, chiếm 47,3% diện tích Vườn Quốc Gia.
+ Trảng cỏ cây bụi cây gỗ rải rác: Loại hình này chiếm 1,4% diện tích VQG phân bố chủ yếu ở hai lưu vực suối chính Khe Thơi và Khe Khặng. Kiểu này bao gồm những trảng cỏ Tranh (Lin perata cylindrica), cỏ Lào (Eupatorium odonatum), Lau (Eriathuss arumdinaceus), Sim, Mua, Sậy (Phragmites vallatoria). Thỉnh thoảng có các loài cây bụi, cây gỗ nhỏ như Sau Sau (Liquidamba formosana).
+ Đất canh tác nông nghiệp và nương rẫy: Kiểu này có diện tích không đáng kể chiếm 0,4% diện tích Vườn Quốc gia, tập trung ven Khe Khặng (15ha đất thổ cư, 30ha đất màu khe suối và ruộng nước, có 300 ha nương rẫy thuộc 3 bản Đan Lai).
Diện tích nương rẫy này chủ yếu để trồng sắn và trồng ngô.
Hình 3.1: Bản đồ hiện trạng Vườn Quốc Gia Pù Mát
Kết quả các đợt điều tra bước đầu ghi nhận Vườn Quốc gia Pù Mát có 1297 loài thuộc 607 chi và 160 họ của 6 ngành thực vật bậc cao, mỗi họ có 8,11 chi và mỗi chi có 2,14 loài, có tới 22 họ chỉ có 1 chi với 1 loài duy nhất. Đặc biệt ở Vườn Quốc gia Pù Mát, khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa chiếm tỷ lệ lớn nhất, trong đó có 37 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và 20 loài trong danh mục của IUCN.
- Hệ Động vật:
Bảng 3.2: Thống kê các dạng động vật ở Vườn quốc gia Pù Mát
Lớp Số bộ Số họ Số loài
Thú 12 29 132
Chim 15 46 287
Bò Sát 2 15 48
Lưỡng Cư 1 7 22
Cá 5 14 51
Bướm Ngày
1 11 305
Bướm Đêm 2 94
Cộng 36 124 939
(Nguồn: Phòng KH – HTQT VQG Pù Mát, 2010) Bảng 3.3: Nhóm động vật quý hiếm VQG Pù Mát
Đơn vị: Loài
Lớp Sách đỏ Việt Nam năm 1992 IUCN
1996 Nguy cấp Sẽ nguy cấp Hiếm Bị đe dọa Cộng
Thú 13 19 7 1 40 31
Chim 1 0 3 8 12 24
Bò Sát 1 9 1 5 16 4
Lưỡng thê 0 0 1 2 3 3
Cá 0 5 1 0 6 0
Cộng 15 33 13 16 77 62
(Nguồn: Phòng KH – HTQT VQG Pù Mát, 2010) Nhóm động vật quý hiếm: Số lượng loài động vật quý hiếm tại Vườn Quốc gia Pù Mát khá cao, ít nhất đến nay đã có 77 loài đã ghi vào sách Đỏ Việt Nam (2004) và 62 loài ở mức độ toàn cầu, có tên trong danh lục đỏ của IUCN (1996). Trong đó Bò
sát có 17 loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam (1 loài mức E, 10 loài mức V, 1 loài mức R, 5 loài mức T) và 7 loài có mặt trong danh lục đỏ của IUCN.