Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Sa mộc dầu tại VQG Pù mát, tỉnh Nghệ An
4.3.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh
Tổ thành cây tái sinh dưới tán rừng là chỉ tiêu phản ánh năng lực tái sinh tự nhiên của rừng, khả năng phát tán và tái sinh hạt giống của tầng cây cao,… Bên cạnh đó, thông qua việc nghiên cứu cấu trúc tổ thành loài chúng ta có biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp tác động vào rừng nhằm cải thiện tổ thành tầng cây cao trong tương lai theo mục đích kinh doanh bằng việc loại bỏ những loài cây tái sinh phi mục đích, tạo điều kiện để xúc tiến và phát triển những loài cây tái sinh mục đích. Kết quả điều tra về cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu theo đai cao được tổng hợp tại bảng 4.10, 4.11 và 4.12.
Bảng 4.10. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh nơi có Sa mộc dầu phân bố ở VQG Pù Mát, độ cao 900 - 1.100m
TT Loài N (cây/ha) Ki
1 Bứa 375 1,3
2 Cà phê rừng 625 2,2
3 Cồng sữa 125 0,4
4 Chua khế 125 0,4
5 Săng mây 750 2,6
6 Sa mộc dầu 125 0,4
7 Thị rừng 125 0,4
8 Trâm 125 0,4
9 Táu muối 125 0,4
10 Vàng anh 125 0,4
11 Trường sâng 125 0,4
12 Lim xanh 125 0,4
Tổng 2.875
Bảng 4.11. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh nơi có Sa mộc dầu phân bố ở VQG Pù Mát, độ cao 1.100 - 1.300m
TT Loài N (cây/ha) Ki TT Loài N
(cây/ha)
Ki
1 Bứa 125 0,3 10 Săng mây 250 0,7
2 Cán thỏn 375 1,0 11 Sa mộc dầu 75 0,2
3 Cà phê rừng 375 1,0 12 Sến 250 0,7
4 Chân chim 250 0,7 13 Trám trắng 125 0,3
5 Chẹo tía 125 0,3 14 Trám tía 125 0,3
6 Chòi mòi 125 0,3 15 Vàng dành 500 1,4
7 Cú đuôi trâu 125 0,3 16 Xương trâu 250 0,7
8 Dẻ 250 0,7 17 Vàng anh 125 0,3
9 Giổi 125 0,3 Tổng 3625
Bảng 4.12. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh nơi có Sa mộc dầu phân bố ở VQG Pù Mát, độ cao 1.300 - 1.500m
TT Loài N (cây/ha) Ki
1 Cà phê rừng 250 0,9
2 Cồng sữa 125 0,5
3 Chòi mòi 375 1,4
4 Cú đuôi trâu 125 0,5
5 Cứt ngựa 125 0,5
6 Dẻ 250 0,9
7 Gội 250 0,9
8 Săng mây 250 0,9
9 Sến mật 250 0,9
10 Trâm lá nhỏ 250 0,9
11 Vải rừng 375 1,4
12 Sa mộc dầu 40 0,2
Tổng 2.665
Kết quả tại bảng 4.10, 4.11 và 4.12 cho thấy, số lượng loài cây tái sinh xuất hiện ở khu vực nghiên cứu theo các độ cao dao động từ 12 - 17 loài, trong đó chủ yếu là những loài cây tái sinh phi mục đích như Cà phê rừng, Cồng sữa, Chòi mòi, Cú đuôi trâu,… Mặc dù vậy, tổ thành cây tái sinh cũng có một số loài cây gỗ có giá trị như Sến mật, Giổi, Trường sâng, Trám trắng,… phần lớn những loài cây này đều có cây mẹ gieo giống ở tầng cây cao. Ngoài ra tổ thành cây tái sinh cũng xuất hiện các loài Lim xanh, Trường sâng là những loài không có cây mẹ gieo giống ở tầng cây cao. Do đó, cần có biện pháp lâm sinh tác động phù hợp để tăng cường khả năng tái sinh và phát triển của những loài cây có giá trị này.
Do chỉ những loài có hệ số tổ thành Ki lớn hơn hoặc bằng 0,5 mới được tham gia chính vào công thức tổ thành nên công thức tổ thành tầng cây tái sinh của khu vực theo đai cao được tổng hợp tại bảng 4.13.
Bảng 4.13. Công thức tổ thành tầng cây tái sinh nơi có Sa mộc dầu phân bố tại VQG Pù Mát theo đai cao
Khu vực Độ cao so với mực
nước biển (m) Tổ thành tầng cây tái sinh Khe Ca - Khe Tun 900 - 1.100 2,6Sm + 2,2Cpr + 1,3B + 3,9LK (9 loài
khác)
Pù Nhông 1.100 - 1.300
1,4Vd + 1,0Ct + 1,0 Cpr + 0,7Cc + 0,7De + 0,7Sm + 0,7S + 0,7Xt + 3,1LK (9loài khác)
Thượng nguồn
khe Ngõa 1.300 - 1.500
1,4Cm + 1,4Vr + 0,9Cpr + 0,9Sm + 0,9De + 0,9G + 0,9S + 0,9Trln + 0,5Cdt + 0,5Cn + 0,5 Cs + 0,2LK (1 loài khác) Trong đó: Sm: Săng mây; Cpr: Cà phê rừng; B: Bứa; Vd: Vàng dành; Ct: Cán thỏn; Cc:
Chân chim; De: Dẻ; S: Sến; Xt: Xương trâu; Cm: Chòi mòi; Vr: Vải rừng; G: Giổi; Trln:
Trâm lá nhỏ; Cdt: Cú đuôi trâu; Cn: Cứt ngựa; Cs: Cồng sữa; LK: loài khác.
Như vậy, mặc dù số loài cây tầng tái sinh là khá lớn từ 12 - 17 loài nhưng chỉ có từ 3 - 11 loài tham gia chính vào công thức tổ thành. Ở độ cao 1.300 - 1.500m mặc dù số lượng loài và mật độ rừng không lớn bằng các khu vực còn lại nhưng số loài tham gia vào công thức tổ thành lại rất lớn 11/12 loài có mặt trong công thức tổ thành điều này cho thấy khả năng tái sinh ưu thế của một số loài như Chòi mòi, Săng mây, Vải rừng,… ở độ cao này. Nếu như ở tầng cây cao số lượng loài Sa mộc dầu dù ít nhưng lại giữ vai trò quan trọng nhất trong công thức tổ thành vì có kích thước cây lớn và chiếm tầng ưu thế thì ở lớp cây tái sinh mật độ cây Sa mộc dầu tái sinh lại càng hạn chế chỉ dao động từ 40 - 125 cây/ha, phần lớn là cây có kích thước nhỏ, chiều cao chưa vượt quá 0,5m nên loài không được tham gia chính vào công thức tổ thành loài. Nếu chứ giữ nguyên đà phát triển như vậy, chỉ không lâu sau khi các loài cây Sa mộc dầu lớn bị chặt hạ hoặc chết đi thì sẽ không có lớp cây Sa mộc dầu kế cận và loài sẽ bị tuyệt chủng tại Pù Mát nên việc nghiên cứu biện pháp thúc đẩy khả năng tái sinh của loài là rất cấp thiết.