Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố loài Sa mộc dầu tại VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An
4.2.2. Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi có Sa mộc dầu phân bố tự nhiên
Mật độ là chỉ tiêu phản ánh số lượng cá thể trên 1 đơn vị diện tích, thường tính cho 1ha đối với thực vật rừng. Một loài cây nào đó trong rừng tự nhiên có mật độ cây ở tầng cây cao càng lớn thì chứng tỏ loài đó là loài chiếm ưu thế trong lâm phần, có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái.
Việc phân tích cấu trúc mật độ của loài Sa mộc dầu phân theo đai cao có ý nghĩa quan trọng không chỉ góp phần khoanh vùng để bảo tồn loài mà quan trọng hơn cả thông qua việc đánh giá chúng ta có thể xác định được loài Sa mộc dầu phù hợp nhất ở khoảng độ cao nào, phục vụ cho công tác trồng rừng, bảo tồn loài cây này. Kết quả điều tra xác định cấu trúc mật độ rừng Sa mộc dầu theo đai cao được thể hiện tại bảng 4.5.
Bảng 4.5. Cấu trúc mật độ Sa mộc dầu phân bố theo đai cao tại VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An
Khu vực
Độ cao so với mực nước biển
(m)
Mật độ Sa mộc dầu
(cây/ha)
D1.3TB
(cm)
HvnTB
(m) Khe Ca - Khe Tun
Thượng nguồn Khe Thơi 900 - 1.100 650 96,2 47
Pù Nhông 1.100 - 1.300 35 90 34
Thượng nguồn khe Ngõa 1.300 - 1.500 25 82, 31
Hình 4.11. Bản đồ phân bố loài Sa mộc dầu tại VQG Pù Mát
Kết quả tại bảng 4.5 cho thấy, mức độ phân bố của loài Sa mộc dầu theo các đai cao có sự khác biệt rõ rệt, trong đó phân bố tập trung nhất ở độ cao 1.100m như ở khu vực thượng nguồn Khe Thơi, đã phát hiện được 650 cá thể/ha, lên độ cao lớn hơn 1.100m Sa mộc dầu phân bố dải rác, mật độ nhỏ chỉ khoảng 25 - 35 cây/ha.
Phần lớn những cây này đều có kích thước đường kính và chiều cao rất lớn. Đường kính bình quân từ 80cm đến 160cm, chiều cao từ 30-50m. Cá biệt có những cây khổng lồ đường kính từ 450-500cm, chiều cao trên 60m.
b. Cấu trúc tổ thành rừng
Tổ thành tầng cây cao là một chỉ tiêu thuyết minh mức độ tham gia của các loài cây trong quần xã thực vật rừng là nhân tố cấu thành nên sinh thái và hình thái rừng. Đối với hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đỡi thì tổ thành loài cây rất phong phú nhưng chúng cũng rất khác nhau trong các điều kiện lập địa khác nhau. Để biểu thị mức độ tham gia của loài trong quần xã thực vật rừng người ta có thể xác định hệ số tổ thành theo số cây hoặc dùng chỉ số mức độ quan trọng của loài IV%. Loài có chỉ số IV% càng lớn thì chứng tỏ vai trò của loài đó trong quần xã thực vật càng quan trọng. Kết quả điều tra tổ thành rừng Sa mộc dầu phân bố theo đai cao được thể hiện tại bảng 4.6 (chi tiết xem ở phụ lục).
Bảng 4.6. Công thức tổ thành tầng cây cao rừng tự nhiên nơi có Sa mộc dầu phân bố theo đai cao tại VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An
Đai cao (m) Công thức tổ thành rừng
900 - 1.100 49,21%Smd + 10,5%Sm + 6,37% Tr + 33,92%LK (21 loài khác) 1.100 - 1.300 24,07%Smd + 12,73%Cpr + 5,15Tr + 58,05%LK (45 loài khác) 1.300 - 1.500 27,29%Smd + 9,36Trln + 7,66Cpr + 6,29Vr + 5,55Sm + 5,05S +
38,8%LK (16 loài khác)
Trong đó: Smd: Sa mộc dầu; Sm: Săng mây; Tr: Trâm; Cpr: Cà phê rừng;
Trln: Trâm lá nhỏ; Vr: Vải rừng; S: Sến mật; LK: Loài khác.
Kết quả nghiên cứu cấu trúc tổ thành bảng 4.6 cho thấy, số loài cây phân bố theo đai cao từ 900m - 1500m nơi có loài Sa mộc dầu phân bố của VQG Pù Mát là hết sức phong phú, dao động từ 22 - 48 loài, trong đó số lượng loài nhiều nhất ở độ cao 1.100 - 1.300m là 48 loài, tiếp đến là ở độ cao 900 - 1.100m là 24 loài và độ cao 1.300 - 1.500m là 22 loài. Mặc dù số lượng loài cây xuất hiện trong khu vực nghiên cứu là rất lớn nhưng những loài chính thức tham gia vào công thức tổ thành rừng thì lại tương đối ít vì phần lớn các loài đều có chỉ số mức độ quan trọng IV% nhỏ hơn 5% nên không được tham gia vào công thức tổ thành.
Kết quả tại bảng 4.6 cho thấy, ở khu vực nghiên cứu chỉ có từ 3 - 6 loài tham gia chính vào công thức tổ thành rừng là: Sa mộc dầu, Săng mây, Trâm, Trâm lá nhỏ, Cà phê rừng, Vải rừng và Sến mật, trong đó loài Sa mộc dầu dù có số lượng ít nhưng lại là loài có mức độ quan trọng nhất trong quần xã thực vật ở đây. Do đó, việc bảo tồn và phát triển loài cây này còn giúp duy trì tính đa dạng thực vật cho VQG Pù Mát, góp phần lưu giữ và bảo tồn nguồn gen cây rừng.
c. Cấu trúc tầng thứ, độ tàn che
Cấu trúc tầng thứ phản ánh sự phân chia không gian dinh dưỡng của các loài thực vật theo chiều thẳng đứng để tận dụng tối đa không gian sống và giảm sự cạnh tranh về nhu cầu ánh sáng. Thông qua số liệu thu thập được và việc quan sát tình hình thực tế ngoài hiện trường, kết quả phân chia tầng thứ rừng tự nhiên có Sa mộc dầu phân bố tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp tại bảng 4.7.
Bảng 4.7. Cấu trúc tầng thứ tầng cây cao rừng tự nhiên nơi có Sa mộc dầu phân bố tại VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An
Tầng thứ Mô tả đặc điểm
1. Tầng vượt tán - Tầng vượt tán bao gồm những loài cây thân gỗ có nhu cầu ánh sáng rất cao trong quá trình quang hợp nên trong quá trình sinh trưởng nó vươn nên chiếm tầng cao nhất của rừng.
- Tại khu vực nghiên cứu tầng vượt tán có chiều cao lớn hơn 20m, bao gồm các loài cây gỗ như: Sa mộc dầu, Côm lá to,…
Tuy nhiên tầng này phân bố phân tán rải rác, không tập trung.
2. Tầng tán chính - Tầng tán chính cũng bao gồm những loài cây thân gỗ có nhu cầu ánh sáng cao trong quá trình quang hợp.
- Tại khu vực nghiên cứu tầng tán chính có chiều cao dao động từ 15 - 20m bao gồm các loài cây gỗ như: Trường vải, Săng mây, Cú đuôi trâu,… tạo thành tầng tán chính của rừng tương đối liên tục.
3. Tầng dưới tán - Tầng này bao gồm những loài cây thân gỗ có nhu cầu ánh sáng thấp hơn so với những cây thuộc tầng tán chính.
- Ở khu vực nghiên cứu tầng dưới tán có chiều cao dao động từ 5 - 15m. Tùy mức độ mà có thể phân chia tầng này thành những cấp chiều cao nhỏ hơn, nhìn chung dưới ngay tầng tán chính thì chủ yếu là cây gỗ nhỡ, có nhu cầu ánh sáng thấp hơn tầng tán chính là các cây gỗ lớn. Phía dưới của lớp cây gỗ nhỡ thường là lớp cây gỗ nhỏ, sống ưa bóng hoặc chịu bóng theo giai đoạn. Tầng này gồm 1 số loài như: Chòi mòi, Cứt ngựa, Bứa,…
4. Tầng cây bụi, thảm tươi
- Tầng này bao gồm các loài cây bụi, dây leo có chiều cao nhỏ hơn 5m, sống ưa bóng hoặc những cây tái sinh của cây mẹ tầng trên đang trong giai đoạn chịu bóng như: Côm lá to, Re, Dẻ,…
Tại khu vực nghiên cứu rừng có độ tàn che rất lớn dao động từ 0,7 - 0,8 kết hợp với lớp thảm tươi, thảm mục dày ở phía dưới tán rừng nên là yếu tố bất lợi rất lớn đối với khả năng tái sinh tự nhiên của loài Sa mộc dầu.
d. Mức độ thường gặp và mức độ thân thuộc
Trong điều tra rừng thường sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến để xác định sự phân bố của loài theo các đai cao, trạng thái rừng, sinh cảnh khác nhau,…
qua đó phản ánh được tình hình phân bố của loài. Mức độ thường gặp của 1 loài nào đó là chỉ tiêu phản ánh sự phân bố phổ biến hay không phổ biến của loài theo các
đai cao, trạng thái điều tra. Kết quả điều tra mức độ thường gặp của loài Sa mộc dầu cho thấy Mtg của loài bằng 26,4% nên có thể thấy, trong phạm vi đai cao phân bố của loài Sa mộc dầu là từ 900 - 1.500m là loài thường gặp.
Để xác định mức độ thân thuộc của loài Sa mộc dầu với các loài khác, đề tài tiến hành xác định mối quan hệ thân thuộc của loài với Săng mây, Trâm, Trâm lá nhỏ, Cà phê rừng, Vải rừng và Sến mật là những loài xuất hiện chính trong công thức tổ thành rừng của khu vực nghiên cứu. Kết quả được thể hiện tại bảng 4.8.
Bảng 4.8. Mức độ thân thuộc của loài Sa mộc dầu với một số loài quan trọng trong khu vực phân bố
Loài Giá trị q tính toán Quan hệ với sa mộc dầu
Săng mây 1,0 Thân thuộc
Trâm 0,8 Ngẫu nhiên
Trâm lá nhỏ 0,8 Ngẫu nhiên
Cà phê rừng 1,0 Thân thuộc
Vải rừng 0,8 Ngẫu nhiên
Sến mật 0,5 Ngẫu nhiên
Kết quả tại bảng 4.8 cho thấy trong tổng số 6 loài cây ưu thế trong lâm phần rừng tự nhiên nơi có Sa mộc dầu phân bố tại VQG Pù Mát thì chỉ có 2 loài Săng mây và Cà phê rừng là có mối quan hệ thân thuộc với loài Sa mộc dầu và sự xuất hiện của chúng ở cùng một khu vực thực chất còn các loài còn lại gồm Sến mật, Vải rừng, Trâm lá nhỏ và Trâm sự xuất hiện của chúng cùng với Sa mộc dầu là do ngẫu nhiên. Từ kết quả nghiên cứu này có thể xem xét trong việc trồng rừng hỗn giao giữa Sa mộc dầu với các loài Săng mây và Cà phê rừng.