Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và phân bố loài Sa mộc dầu tại VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An
4.2.1. Đặc điểm hoàn cảnh rừng (khí hậu, đất đai, đai cao) nơi có loài Sa mộc dầu phân bố tự nhiên
Việc nghiên cứu các yếu tố khí hậu, đất đai nơi mọc tự nhiên của loài Sa mộc dầu có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ xung những hiểu biết về yêu cầu sinh thái của loài đối với các nhân tố khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) và nhân tố đất đai (loại đất, độ dày tầng đất, pH,…) từ đó làm cơ sở cho việc xác định vùng gây trồng và phát triển loài phù hợp.
Thông qua các nguồn tài liệu, số liệu thu thập được về đặc điểm khí hậu, đất đai trong khu vực VQG Pù Mát kết hợp với việc điều tra, khảo sát thực địa ở những khu vực có loài Sa mộc dầu phân bố tự nhiên, một số thông tin về đặc điểm nơi mọc của loài được xác định như sau:
4.2.1.1. Đặc điểm khí hậu nơi có loài Sa mộc dầu phân bố tự nhiên tại VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An
Kết quả theo dõi các yếu tố khí tượng thủy văn của VQG Pù Mát được tổng hợp tại bảng 4.2.
Bảng 4.2: Số liệu khí hậu ba trạm Khí tượng thuỷ văn VQG Pù Mát năm 2010 Các nhân tố khí hậu Đơn
vị Tương Dương
Con Cuông
Anh Sơn
Nhiệt độ trung bình năm 0C 23,6 23,5 23,7
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 0C 42,7 42,0 42,1
Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối 0C 1,7 2,0 5
Tổng lượng mưa năm mm 1268,3 1791,1 1706,6
Số ngày mưa/năm Ngày 133 153 138
Lượng mưa/ngày lớn nhất mm 192/8 449,5/9 788/9
Số ngày có sương mù Ngày 20 16 26
Độ ẩm không khí cao nhất % 81 86 86
Độ ẩm không khí thấp nhất % 59 64 66
Thời gian quan trắc Năm 40 40 40
(Nguồn: Phòng GDMT – DLST VQG Pù Mát, 2010)
- Về chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm 23 – 240C, tổng nhiệt năng 8500 – 87000C.
+ Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình trong các tháng này xuống dưới 200C và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới 180C (tháng giêng).
+ Ngược lại vào mùa hè, do có sự hoạt động của gió Tây nên thời tiết rất khô nóng, kéo dài tới 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 7). Nhiệt độ trung bình mùa hè lên trên 250C, nóng nhất vào tháng 6 ở 420C Con Cuông; 42,70C ở Tương Dương vào tháng 4 và tháng 5; 42,10C ở Anh Sơn vào tháng 6, độ ẩm trong các tháng này có nhiều ngày xuống dưới 30%.
- Chế độ mưa ẩm: Vùng nghiên cứu có lượng mưa ít tới trung bình, 90%
lượng nước mưa tập trung trong mùa mưa, lượng mưa lớn nhất là tháng 9, tháng 10 và thường kèm theo lũ lụt. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các tháng 2, 3, 4 có mưa phùn do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tháng 5, 6, 7 là những tháng nóng nhất và lượng bốc hơi cũng cao nhất.
+ Độ ẩm không khí trong vùng đạt 85-86%, mùa mưa lên tới 90%. Tuy vậy những giá trị cực thấp về độ ẩm vẫn thường đo được do thời kỳ khô nóng kéo dài.
Như vậy có thể thấy loài Sa mộc có biên độ sinh thái rất rộng, chịu được những điều kiện thời tiết cực đoan của khu vực miền Trung như: nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cực hạn cao mùa hè có thời điểm lên tới hơn 400c, mùa đông có khi nhiệt độ xuống tới 1-20c,… Do đó đây sẽ là cơ sở để nhân rộng loài Sa mộc dầu tới những khu vực khác nhằm bảo tồn loài cây này.
4.2.1.2. Đặc điểm đất đai nơi có loài Sa mộc dầu phân bố tự nhiên tại VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An
Kết quả điều tra về các loại đất đai và tình hình phân bố của chúng ở VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An được tổng hợp tại bảng 4.3.
Bảng 4.3: Các loại đất trong vùng nghiên cứu
TT Loại đất Diện tích Đặc trưng cơ bản Phân bố
1 Đất Feralit mùn trên núi trung bình (FH)
34.511ha (17,7%)
Đất có màu vàng đỏ hoặc vàng xám, tầng mùn dầy thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình. Có 2 loại phụ:
Phân bố từ độ cao 800,900m đến 1800m dọc biên giới Việt Lào
1.1 FHs 4.818 ha
(2,5%)
Feralit đỏ vàng phát triển trên đá trầm tích, và biến chất có kết cấu hạt mịn, thành phần cơ giới trung bình
Phân bố nhiều ở phía Nam và Đông Nam VQG
1.2 FHq 29.693 ha (15,2%)
Feralit vàng nhạt hay vàng xám, phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình
Phân bố nhiều ở phía Tây Nam VQG
2 Đất Feralit đỏ vàng vùng đồi và núi thấp (F)
151.017 ha (77,6%)
Đất có màu đỏ vàng hay vàng đỏ, tầng tích tụ dày nền vật chất tạo đất chia ra các loại phụ:
Phân bố phía Bắc và Đông Bắc VQG
2.1 Fs 56.584 ha
(29,1%)
Đất Feralit đỏ vàng, thành phần cơ giới nặng đến trung bình
Phân bố chủ yếu phần trung tâm và phía đông VQG
2.2 Fq 87.376 ha
(44,9%)
Đất Feralit vàng nhạt, thành phần cơ giới nhẹ đền trung bình, tầng đất trung bình có nhiều đá lẫn.
Phân bố chủ yếu ở vùng trung tâm và phía Tây Bắc VQG
2.3 Fv 7.057 ha
(3,6%)
Đất Feralit đỏ vàng hay nâu đỏ, tpcg nặng, tầng dầy (trong thung lũng)
Phân bố ven đường 7 phía Bắc và Đông Bắc VQG
3 Đất dốc tụ và đất phù sa D, P
9.140 ha (4,7%)
Đất có màu nâu xám, thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp giàu dinh dưỡng
Phân bố ven sông suối trong VQG
4 Núi đá vôi (K2)
7.057 ha (3,6%)
Núi đá vôi dốc đứng có cây gỗ nhỏ che phủ thấp dưới 700m
Phân bố thành dải nhỏ xen kẽ nhau bên hữu ngạn sông Cả
5 Tổng số 194.668ha (Cả vùng đệm)
(Nguồn: Phòng NCKH - VQG Pù Mát, 2010)
Kết quả tại bảng 4.3 cho thấy, ở khu vực VQG Pù Mát có 3 nhóm đất chính là đất Feralit mùn trên núi trung bình, đất Feralit đỏ vàng vùng đồi và núi thấp, đất dốc tụ và đất phù sa và diện tích núi đá vôi với tổng diện tích lên tới 194.668 ha.
Tuy nhiên, theo kết quả điều tra thì khu vực có loài Sa mộc dầu phân bố chủ yếu là đất feralit vàng nhạt hay vàng xám, phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình. Mặt đất ở các khu vực này thường có nhiều đá vụn hoặc đá lộ đầu. Theo kết quả điều tra của VQG Pù Mát thì tại khu vực có Sa mộc dầu phân bố có độ dày tầng đất từ 30 - 60cm, đất ít chua pHKcl bằng 5,8; hàm lượng mùn trung bình 5,4% (đất nhiều mùn); hàm lượng chất dễ tiêu: P2O5dt = 2,6 (mg/100g), K2Odt = 30,4 (mg/100g); hàm lượng đạm: NH4+ = 5,0 (mg/100g). Như vậy, có thể thấy rằng Sa mộc dầu phân bố ở nơi đất có hàm lượng dinh dưỡng cao, đất tốt nên trong công tác gây trồng loài cây này cần đặc biệt chú ý tới yếu tố thâm canh.
4.2.1.3. Đặc điểm phân bố loài Sa mộc dầu theo đai cao tại VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An
Kết quả điều tra tình hình phân bố của loài Sa mộc dầu tại VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An được tổng hợp tại bảng 4.4.
Bảng 4.4. Đặc điểm phân bố của loài Sa mộc dầu phân theo đai cao tại VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An
Khu vực Độ cao so với mực nước
biển (m) Tiểu khu Diện tích (ha)
Khe Ca - Khe Tun 960 795; 798 1,039
Thượng nguồn Khe Thơi 1.050 787; 794 5,513
Pù Nhông 1.200 813 0,289
Thượng nguồn khe Ngõa 1.350 835 0,325
(Nguồn: Phòng NCKH - VQG Pù Mát, 2011) Kết quả tại bảng 4.4 cho thấy, tại VQG Pù Mát tỉnh Nghệ An Sa mộc dầu có khu phân bố hẹp, gián đoạn, tạo thành những quần thể Sa mộc dầu gần như thuần loài và xuất hiện ở độ cao từ 900m đến 1.500m so với mực nước biển. Sa mộc dầu
(Cunninghamia konishii) thường xuất hiện trong rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng - lá kim á ẩm nhiệt đới. Tại khu vực nghiên cứu, Sa mộc dầu có phân bố ở các địa điểm Khe Ca - Khe Tun (tiểu khu 795; 798), thượng nguồn khe Thơi (tiểu khu 787; 794), Pù Nhông (tiểu khu 813), thượng nguồn khe Ngõa (tiểu khu 835).
Tổng diện tích của Sa mộc dầu phân bố tự nhiên ở VQG Pù Mát là 7,167 ha, trong đó tập trung chủ yếu ở các tiểu khu 787 và 794 thuộc thượng nguồn khe Thơi, nơi có độ cao so với mực nước biển là 1.050m. Ở các khu vực Sa mộc dầu phân bố độ dốc rất cao, địa hình rất phức tạp và chia cắt. Sa mộc dầu thường mọc theo các đường phân thuỷ giữa các khe và men dần lên các đỉnh dông.