Giá vốn hàng bán thuần là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm đã bán được ( hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ - đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành, đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác đưuọc tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. [3; 375]
1.6.2. Các phương pháp xác định giá vốn hàng bán
Trị giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm hoàn thành (đối với sản phẩm không qua kho) hoặc giá trị thực tế xuất kho thành phẩm (đối với thành phẩm qua nhập kho).
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “ Hàng tồn kho” ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính, trị giá hàng xuất kho để bán được xác định bằng một trong bốn phương pháp sau :
- Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): Phương pháp này giả định thành phẩm nào nhập kho trước thì được xuất trước và lấy giá thực tế của lần đó làm giá thành phẩm xuất kho. Sau đó căn cứ vào số lượng xuất để tính trị giá thực tế của hàng xuất kho. Thành phẩm nào tồn cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập kho sau cùng.
- Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) : Phương pháp này dựa trên giả định thành phẩm nào nhập kho sau thì được xuất kho trước. Giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của lô hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ.
- Phương pháp bình quân gia quyền : Trị giá vốn của hàng xuất kho được tính căn cứ và số lượng thực tế xuất kho và đơn giá bình quân gia quyền.
+ Theo giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ:
Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tùy theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá mua, giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ
để tính giá đơn vị bình quân.
Công thức:
Giá đơn vị bình quân Cả kỳ dự trữ =
Trị giá thực tế vật tư, SP, hàng hóa tồn kho đầu kỳ +
Trị giá thực tế vật tư, SP, hàng hóa nhập kho trong
kỳ
Số lượng vật tư, SP, hàng
hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư, SP, hàng hóa nhập trong kỳ
+ Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập
Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hóa, kế toán phải xác định lại giá trị thực tế của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng xuất giữa hai lần nhập kế tiếp để tính giá xuất kho theo công thức sau
Giá đơn vị bình quân
Sau mỗi lần nhập =
Trị giá thực tế vật tư, SP, hàng hóa tồn kho sau mỗi lần nhập
Số lượng vật tư, SP, hàng hóa tồn kho sau mỗi lần nhập
+ Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ trước
Dựa vào trị giá và số lượng hàng tồn kho cuối kỳ trước, kế toán tính giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước để tính giá xuất.
Công thức:
Giá đơn vị bình quân
Cuối kỳ trước =
Trị giá thực tế vật tư, SP, hàng hóa tồn kho cuối kỳ trước
Số lượng vật tư, SP, hàng hóa tồn kho cuối kỳ
trước
- Phương pháp tính theo giá trị thực tế đích danh : Theo phương pháp này, doanh nghiệp phải quản lý sản phẩm, hàng hóa theo từng lô hàng. Khi xuất lô hàng nào thì lấy giá thực tế của lô hàng đó. Áp dụng cho các loại hàng hóa có giá trị cao, được bảo quản riêng theo từng lô hàng của mỗi lần nhập.
1.6.3. Chứng từ kế toán sử dụng
- Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 – VT)
- Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 – VT)
- Bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi (Mẫu số 01 – BH)
- Thẻ quầy hàng (Mẫu số 02 – BH)
1.6.4. Tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 632- Giá vốn hàng bán
Kết cấu tài khoản 632
- Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm trước lớn hơn mức cần lập cuối năm nay
- Kết chuyển giá vốn thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả
- Giá vốn thực tế của thành phẩm, hàng hóa đã bán bị người mua trả lại
- Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh bất động sản trong kỳ để xác định kết quả
- Giá vốn thực tế của sản phẩm hàng hóa xuất bán, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
- Các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồi thường do trách nhiệm các nhân - Chênh lệch giữa mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cuối năm nay lớn hơn cuối năm trước
- Chi phí liên quan đến bất động sản đầu tư
- Chi phí xây dựng tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường.
TK 632
Sơ đồ 1.8. Hạch toán giá vốn hàng bán Giải thích sơ đồ :
TK 155, 156
TK 157
TK 111, 112, 331
TK 133
TK 214
TK 155, 156, 138
TK 911
TK159 (1)
(2) (3)
(4)
(5)
(6a)
(6b)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11) TK 632
TK 111,112 TK 155, 156
(12)
(1) Thành phẩm sản xuất ra tiêu thụ ngay không qua nhập kho.
(2) Thành phẩm sản xuất ra gửi bán không qua nhập kho.
(3) Hàng gửi bán được xác định là tiêu thụ.
(4) Thành phẩm, hàng hóa xuất kho gửi đi bán.
(5) Xuất kho thành phẩm, hàng hóa để bán.
(6) Chi phí liên quan đến cho thuê bất động sản đầu tư.
(7) Trích khấu hao bất động sản đầu tư.
(8) Hao hụt mất mát hàng tồn kho khi trừ đi phần bồi thường của cá nhân.
(9) Thành phẩm, hàng hóa đã bán bị trả lại.
(10) Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán của thành phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ.
(11) Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
(12) Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.