1.2. Thực trạng của văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay
1.2.2. Tính hiệu lực của các thiết chế thực thi pháp luật và chất lượng văn bản pháp luật
Một hệ thống pháp luật chỉ có thể được vận hành dựa trên hệ thống văn bản pháp luật và các thiết chế thực thi pháp luật. Các thiết chế thực thi pháp luật là một hệ thống bao gồm:
a) Các cơ quan nhà nước được giao những quyền hạn và trách nhiệm thực hiện các chức năng soạn thảo, phê chuẩn, ban hành pháp luật.
b) Các hoạt động đưa pháp luật vào thực tiễn đời sống, bao gồm việc thực thi pháp luật của các cơ quan hành pháp.
c) Các hoạt động của cơ quan tư pháp trong vai trò xét xử các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo cho việc thực thi pháp luật được nghiêm minh.
Các thiết chế pháp luật được xây dựng dựa trên các qui định của pháp luật, chịu sự chi phối của pháp luật, là công cụ quan trọng để bảo vệ pháp luật nhưng đồng thời cũng góp phần rất quan trọng trong việc xây dựng các giá trị văn hóa pháp luật và hiện thực hóa những giá trị ấy trong đời sống.
1.2.2.1. Thực trạng chất lượng của bộ máy công quyền
Có thể nói, mỗi mắt xích trong bộ máy nhà nước đều hết sức quan trọng để một xã hội phát triển ổn định, hài hòa, lành mạnh và tích cực. Tuy nhiên, trong nhiều mắt xích mà mỗi khâu đều có vai trò quan trọng trong vị thế của nó thì hệ thống và các thiết chế thực thi pháp luật có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi kinh tế không thể phát triển, chính trị không thể ổn định và nền tảng đạo đức xã hội không thể duy trì nếu công lý không được thực thi. Nhưng công lý lại không tồn tại trong những thuyết lý chung chung, mơ hồ mà nó được thiết lập bắt đầu từ niềm tin của dân chúng vào những con người cụ thể trong vai trò đại diện cho công lý. Nói cách khác, công lý không tồn tại ở những xã hội và từ những con người không đem lại niềm tin cho công chúng. Bởi vậy, có thể nói, nền văn hóa pháp luật của một quốc gia không chỉ biểu hiện, mà còn phụ thuộc vào tính hiệu lực của các thiết chế thực thi pháp luật, trong đó trước hết bắt đầu từ chất lượng
dựng được niềm tin của nhân dân vào pháp luật và thể chế nhà nước, bộ máy công quyền trước hết phải minh bạch, với nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Tuy nhiên, gần đây niềm tin của nhân dân vào bộ máy công quyền đang ngày càng suy giảm trước những hiện tượng tiêu cực đang diễn ra phổ biến, trở thành “quốc nạn” ở các cơ quan công quyền hiện nay như chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, hối lộ, lạm dụng quyền lực để nhũng nhiễu, gây khó khăn, tác hại nhiều mặt đến đời sống xã hội.
Kết quả ban đầu của cuộc khảo sát trực tuyến về cải cách hành chính do UNDP phối hợp với Vietnamnet thực hiện gần đây cho thấy, gần 70% người dân khi được hỏi đã trả lời rằng họ phải đưa thêm tiền mới giải quyết được công việc liên quan đến thủ tục hành chính (Cứ “lót tay” việc mới “chạy”,Vietnamnet, 14/10/2010).
Ông Nguyễn Mạnh Quyền, đại diện Uỷ ban Pháp luật Quốc hội đã nhận xét rằng: “Công chức nhận tiền dễ dàng, nhận nhiều thấy quen, không có thì thấy thiếu”. Còn nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc trong ý kiến phát biểu tại Quốc hội ngày 3/11/2006 đã cảnh báo thực trạng: "Người dân đang xem tiêu cực trong lực lượng cảnh sát giao thông như điều đương nhiên. Với ngành tòa án hiện tượng "chạy án" đã không còn là chuyện hiếm. Người dân phải tập chung sống với tiêu cực". Từ thực trạng ấy ông đề nghị Quốc hội phải có biện pháp chấn chỉnh tình trạng tha hóa trong của một bộ phận cán bộ, công chức. Ông nói:
"Tôi cảm nhận đã đến lúc Quốc hội phải đặt lên bàn nghị sự này, không thể tránh, phải nhìn thẳng sự thật". Cũng trên diễn đàn Quốc hội, đại biểu Trần Đình Long thẳng thắn nhìn nhận: "Vi phạm pháp luật ngày càng tăng, nhất là tham nhũng.
Loại hình tội phạm này đang trở nên phổ biến, diễn ra liên tục trong nhiều năm".
Theo ông Long, nguyên nhân của tình trạng báo động trên là bởi "đang diễn ra hiện tượng tha hóa trong một bộ phận công chức".
Đơn cử như trong lĩnh vực quản lí đất đai – một trong những lĩnh vực đang nảy sinh nhiều tệ nạn tiêu cực hiện nay, nhà báo Đào Tuấn trên Blog Tuanddk cho biết: “62% hộ phải chi, cao nhất là 80 triệu đồng, để được giải quyết nhanh hồ
sơ đất. 30,7% thừa nhận “phải bồi dưỡng” cho cán bộ. 33% doanh nghiệp nói phải có “quà lót tay” hoặc “chi phí không chính thức”. Nhưng quan trọng nhất là hai con số: 24,4% cán bộ địa chính thừa nhận có nhận môi giới, từ một số việc cho tới “dịch vụ trọn gói”. 12% cán bộ thừa nhận “bắt tay” với trung gian và 25% trung gian cho biết có “hợp tác với cán bộ”.
Những khảo sát của Thanh tra Chính phủ cho thấy 84% số hộ chuyển nhượng nói hồ sơ của mình được cho là “có trục trặc”. Để giải quyết, người chấp nhận gợi ý thì trực tiếp gặp cán bộ xin làm dịch vụ. 46% người khác đi qua cửa trung gian. Tiền nào cũng phạm luật, chỉ khác một đằng là đưa tiền trực tiếp, một đằng đưa gián tiếp. Nếu không chấp nhận “làm luật”, người dân sẽ gặp phải sự nhũng nhiễu kéo dài. Một kỷ lục thời gian về việc hộ sơ gặp trục trặc, bị lưu giữ đã được nêu ra: 3.000 ngày. Chính sự nhũng nhiễu của cán bộ đã tạo ra tầng lớp trung gian mà dân chúng vấn gọi là cò. GS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường dẫn khảo sát 600 ý kiến của cả người dân, các doanh nghiệp và cán bộ để chỉ ra rằng tham nhũng trong đất đai liên quan mật thiết đến “cò đất”. “Cò đất” sinh ra từ chính sự nhũng nhiễu, từ tham nhũng và nó tác động ngược trở lại, khiến cho trục trặc liên tục phát sinh, nhũng nhiễu trở thành căn bệnh cố hữu và tình trạng tham nhũng thêm nặng nề. Không phải vô nguyên cớ mà người dân đã tổng kết rằng ở đâu có tham nhũng, ở đó có cò.
Không phải ngẫu nhiên và các vụ khiếu tố liên quan đến đất đai, với bình quân 10 vạn vụ mỗi năm, luôn chiếm trên 80% số lượng về đơn thư.
Có lẽ chưa có ở lĩnh vực nào, những chỉ số tham nhũng được nói tới rõ như trong lĩnh vực đất đai. Câu chuyện tham nhũng có nghiêm trọng hay không? Có đến mức độ “khâu nào cũng có thể tham nhũng”, “ở đâu cũng có tham nhũng”
hay không? Có lẽ tự những con số trên đã nói lên tất cả. Nhưng điều đáng quan tâm hơn cả là khía cạnh công khai của những khoản tiền “chi phí không chính thức”…. 24% cán bộ nhận tiền làm dịch vụ cho chính công việc mà họ đã được trả lương để có nghĩa vụ phục vụ nhân dân… Bởi khi đã dám công khai thừa nhận thì có nghĩa họ cho đó là việc bình thường, là lệ phí cần phải có. Tình trạng 12% cán bộ nhận “bắt tay” với trung gian thậm chí còn cho thấy đã có sự móc
nối rất rõ ràng. Và vì vậy, có thể tin rằng đất đai là lĩnh vực nhân dân gặp phải sự nhũng nhiễu nhiều nhất mà con số 85% người dân mất chi phí rất cao khi làm thủ tục liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…”.
Tuy nhiên, một thực tế không kém phần nguy hiểm hơn là, các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật trong các cơ quan công quyền lại không dễ phát hiện, mà nếu có bị phát hiện thì cũng thường không được xử lý nghiêm minh, đúng người đúng tội, và cái kết cục phổ biến vẫn thường thấy chỉ là những cụm từ mà dân chúng nghe đã nhàm tai như “rút kinh nghiệm sâu sắc”, “phê bình nghiêm khắc”, và cuối cùng thường là “hòa cả làng”!
Điển hình là các vụ việc nổi cộm gây cho dư luận nhiều bức xúc, báo chí đã tốn nhiều giấy mực, như nạn “mãi lộ” của cảnh sát giao thông, tình trạng xử lí các hành vi vi phạm trong xây dựng, ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm… nhưng cuối cùng cũng chỉ xử lí “ầu ơ” khiến cho tệ nạn này vẫn ngang nhiên tồn tại như là sự thách thức dư luận và pháp luật. Chính vì các sai phạm thường được bao che, không bị xử lý nghiêm khắc cho nên các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, coi thường pháp luật, nhờn luật diễn ra rất phổ biến ở ngay chính các cơ quan công quyền. Đó là hệ quả trực tiếp của việc lạm quyền của một bộ phận quan chức khiến cho những mối quan hệ bất minh được hình thành dựa trên sự liên kết bởi quyền lực và tiền bạc, đất đai, dự án,… mà báo chí đã vạch ra vô số, khiến nạn tham nhũng trở thành “quốc nạn”.
Trong bối cảnh mà những hành vi vi phạm pháp luật, coi thường pháp luật, thách thức pháp luật đang diễn ra rất phổ biến và phức tạp hiện nay, có lẽ vấn đề đáng quan tâm hơn cả đó là thực trạng vi phạm pháp luật của chính những người làm luật đang diễn ra khá phổ biến. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể thấy các thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật diễn ra với ngay chính những người đang cầm cân nảy mực, đang nhân danh công lý để bảo vệ và thực thi pháp luật đã không còn là hiện tượng hiếm hoi, cá biệt, thậm chí còn xuất hiện với một tần số ngày càng cao hơn, tính chất của vụ việc cũng ngày càng trầm trọng hơn. Điển hình là các vụ việc gây bất bình trong dư luận gần đây như:
chánh án “xử không cần án”, chánh án, thẩm phán chạy án, kiểm sát viên, thư kí tòa nhận hối lộ, chạy án, …
Bài báo Khi các quan tòa phạm tộicủa tác giả Nguyên Tấn (Thesaigontimes.vn) với việc dẫn ra những vụ việc tiêu biểu mà báo chí đã đưa tin sẽ giúp chúng ta nhận diện được phần nào về thực trạng rất đáng lo ngại này:
“Quan tòa, ở xã hội nào cũng vậy, luôn được coi là biểu tượng của nền công lý. Thế nhưng, một thực tế là ở nước ta danh sách các quan tòa bị vướng vào lao lý đang càng ngày càng dài thêm.
Gần đây nhất, chỉ trong vòng tháng 6 và 7-2009, các phương tiện truyền thông đưa tin ít nhất có bốn thẩm phán bị phát hiện, xử lý vì có dấu hiệu phạm tội.
Ở trường hợp đầu tiên, mặc dù vụ án được giao chưa đưa ra xét xử nhưng thẩm phán Đinh Xuân Tùng, TAND huyện Cai Lậy, Tiền Giang đã tự ra một quyết định trái pháp luật là công nhận thuận tình ly hôn cho nguyên đơn, và nhờ
“bửu bối” đó, người này đã “bỏ vợ” đi đăng ký kết hôn với người khác (theo cand.com.vn, 14/7/2009).
Hai vụ tiếp theo là thẩm phán Lê Minh Hiếu, Phó chánh án TAND huyện Tam Nông, Đồng Tháp và thẩm phán Bùi Đức Hải, Phó chánh án TAND huyện Sơn Hòa, Phú Yên đều có hành vi nhũng nhiễu, vòi tiền của bị đơn, bị cáo trong khi xét xử (theo thanhnien.com.vn, 4/6/2009; Lao động, 4/8/2009).
Trường hợp thứ tư thì quan tòa lại đi chạy án cho bị can! Đó là vụ thẩm phán Nguyễn Xuân Sơn, Phó chánh án TAND huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh cất công đến tận nhà riêng một quan chức thuộc cơ quan điều tra của tỉnh Phú Yên để đưa phong bì hối lộ 30 triệu đồng nhằm “xin giúp đỡ xem xét, giảm nhẹ tội”
cho một đối tượng đang bị cơ quan này điều tra.
Không biết điều gì đã làm cho kẻ hối lộ liều lĩnh đến mức trong quá trình hối lộ ngoài việc đưa phong bao còn xuất trình luôn cả thẻ chứng nhận thẩm phán mang tên mình. Tấm thẻ do TAND Tối cao vừa cấp ngày 28-12-2008, có giá trị đến cuối 2012 (Pháp luật TP.HCM, 11/7/2009).
Những chuyện tiêu cực đại loại như thế xảy ra, nhất là đối với các quan tòa giữ vai trò cầm cân nảy mực của xã hội, phải được coi như một hiện tượng
“động trời”, trái với chuẩn mực tối thiểu về đạo đức nghề nghiệp nhưng giờ đây trở thành những mẩu tin bình thường được xếp lẫn vào các thông tin tiêu cực
khác trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đơn giản, bởi chúng cứ xảy ra liên tục và mức độ “tày đình” càng lúc càng tăng.
Chỉ tranh chấp một cái nhà vệ sinh rộng 2,7 mét vuông thôi cũng bị vòi vĩnh một cách trắng trợn! Vũ Văn Lương, nguyên thẩm phán TAND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, người được phân công xét xử vụ án nói trên, đã dùng những lời lẽ chẳng khác gì “xã hội đen” để đe dọa, vòi 150 triệu đồng của bị đơn. Được biết, vị thẩm phán này đã có thâm niên hàng chục năm ngồi xét xử và thời điểm bị kết án 15 năm tù do nhận hối lộ cũng là thời điểm ông ta sắp nghỉ hưu (Giadinh.net.vn, 20/6/2008).
Vì tiền, một quan tòa khác, Đinh Thị Hòa, nguyên thẩm phán TAND tỉnh Thái Nguyên đã sẵn sàng nhận hối lộ để sửa bản án, giảm nhẹ tội cho các đối tượng trong đường dây mua bán, vận chuyển hàng chục bánh heroin (Người Lao động, 29/9/2007).
Còn và còn rất nhiều những vụ bê bối tương tự được phát hiện liên quan đến các quan tòa. Theo hội nghị triển khai công tác năm 2008 của ngành tòa án, riêng trong năm 2007 đã có 35 cán bộ, thẩm phán bị kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu tính trên tổng số khoảng 3.350 thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh cả nước hiện nay thì số tiêu cực trong một năm này đã chiếm tới 1%, một con số nhức nhối! Nhiều ý kiến cho rằng đó chỉ mới là những vụ việc lẻ tẻ bị phát hiện”.
Từ thực trạng đáng báo động đỏ này, tác giả bài báo bình luận:
“Công lý đưa lại niềm tin cho dân chúng, làm tiền đề cho sự tồn tại và phát triển xã hội nhưng công lý sẽ khó có thể được tạo dựng một khi đạo đức của một số người cầm cân nảy mực đang trên đà suy đồi...”.
Nhìn ra phương Tây, tác giả cho biết, ở đó, “hiện tượng tham nhũng trong giới quan tòa xảy ra rất hãn hữu. Tại Mỹ, theo tài liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, từ năm 1789 đến nay chỉ có 7 thẩm phán bị kết án phạm tội.
Ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kể, mới đây ông có tháp tùng đoàn thẩm phán của Việt Nam sang Anh. Khi đến thăm tòa án, một thẩm phán của ta hỏi: “Ở Anh, nếu thẩm phán nhận hối lộ thì xử lý ra sao?”. Vị thẩm phán nước bạn trố mắt như bị xúc
phạm: “Nhận hối lộ ư? Tôi đã làm việc ở đây 40 năm nhưng chưa bao giờ nghe hoặc chứng kiến có chuyện ấy xảy ra”.
Phản ánh thực trạng chạy án như một vấn nạn nhức nhối hiện nay, trên báo Thanh niên, tác giả Thanh Thảo trong bài:"Chạy án và...” đã viết:
…Đúng là không ai cho không ai cái gì, nhưng sự nghiệt ngã ở ta đã khiến
"công nghệ chạy" ăn sâu vào tiềm thức rất nhiều người, dĩ nhiên chiếm số đông nhất là quan chức - những người có việc phải "chạy" và có khả năng để "chạy"…
Phải nói, từ lâu nay, đã có không ít những vụ "chạy án" thành công, chí ít cũng thành công một nửa. Nếu không, "công nghệ" này chẳng thể phát triển như vậy.
"Đích đến" của những cuộc chạy này dĩ nhiên là các cơ quan bảo vệ pháp luật, các "công bộc" bảo vệ pháp luật. Nguyễn Mậu Thôn - cái tên nghe rất dân dã - chỉ là “một trong số” những "chuyên gia" chạy án. Thuyết "chăn voi" cũng vậy.
Ma trận nào cũng có đường vào, và mê cung nào cũng có lối thoát, nhưng giải được bài toán đó là cực khó. Trong khi, các cơ quan bảo vệ luật pháp của ta, về danh chính ngôn thuận là rất rõ ràng, rất minh bạch, nhưng trong thực tế lại luôn có những chỗ khá "nhòe mờ", hàm chứa một kiểu "lô-gích mờ" rất nước đôi mà lắm khi người ta phải hiểu "dzậy mà không phải dzậy" hay "không phải dzậy mà dzậy"....Chuyện "chạy án" ở ta hóa ra cũng không quá khó (Thanh Thảo,Thanh niên, 13/04/2006).
TS Nguyễn Đức Mậu trong bài viết trên Báo lao động đãphản ánh thực trạng chạy án như một hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện nay khi đặt ra và trả lời câu hỏi: Chạy án - chạy ai?
“Đang có một cuộc điều tra quy mô về vụ án "chạy án" liên quan đến những vụ tiêu cực ở PMU18 thuộc Bộ GTVT. Đây không phải là lần đầu tiên các công dân của ta được nghe nói đến "tệ nạn chạy án". Nói cho cùng thì "chạy án" là một hiện tượng không phổ biến trong lịch sử, nó dường như chỉ xảy ra trong một hoàn cảnh xã hội "đặc biệt". Từ điển tiếng Việt bị bổ sung các từ vốn gây nên sự nhức nhối xã hội: Chạy án, chạy chức. Lịch sử tiếng Việt chưa từng xuất hiện các từ như thế và lịch sử quốc luật, hình luật nước ta cũng chưa từng xuất hiện các tội danh như thế. Nếu có cái nội dung đó thì cũng chưa đạt đến mức... "chạy".