Về phương diện lý luận, mục tiêu của việc xây dựng nền văn hóa nói chung là nhằm tạo ra hai nhân tố: môi trường văn hoá và con người văn hoá. Hai nhân tố này tác động biện chứng lẫn nhau, trong đó nhân tố con người là quyết định, bởi lẽ hiển nhiên là, có con người văn hóa thì mới có môi trường văn hóa. Do đó, để xây dựng nền văn hoá pháp luậtViệt Nam tích cực và lành mạnh, một trong những việc quan trọng cần làm, và có thể làm ngay, theo chúng tôi đó là phải quan tâm để có những giải pháp cụ thể để xây dựng nguồn lực con người vừa
“hồng” vừa “chuyên” cho ngành luật.
Thực tế những năm vừa qua cho thấy, đội ngũ cán bộ trực tiếp thực thi pháp luật không những còn thiếu và yếu về năng lực, thiếu ý thức trách nhiệm, mà còn thiếu cả đạo đức nghề nghiệp. Thực trạng về việc cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm những việc trái với chính sách và pháp luật, xử lý không nghiêm những trường hợp vi phạm, thậm chí chính bản thân họ cũng vi phạm pháp luật đang diễn ra ngày càng phổ biến, làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của người dân đối với những người thực thi công lý nói riêng và đối với pháp luật nói chung.
Người dân hiểu về pháp luật, có thái độ tôn trọng pháp luật hay không trước hết thông qua sự nhìn nhận, đánh giá về hoạt động của các cơ quan áp dụng pháp luật. Ở đây, văn hóa ứng xử với pháp luật của các cơ quan pháp luật có vai trò
“hướng đạo” rất quan trọng.Do đó, việc nâng cao chất lượng của các cơ quan pháp luật cũng như việc xây dựng đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật có chất lượng, “vừa hồng vừa chuyên” đanglà một đòi hỏi cấp bách hiện nay. Bởi vậy, theo chúng tôi, trong chương trình đào tạo chuyên ngành luật hiện nay, cùng với việc chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo tri thức chuyên môn, cần đưa vào giảng dạy chuyên đề về văn hóa pháp luật cho sinh viên, để sau này khi hành nghề, họ phải là những tấm gương mẫu mực về hành vi ứng xử với pháp luật. Ở đây chúng tôi cùng quan điểm với PGS.TS Nguyên Ngọc Điện khi ông cho rằng:
“Cần xây dựng đội ngũ người làm luật như thế nào để, khi tiếp cận với các điều luật, người ta không phải thấy loáng thoáng đằng sau đó bóng dáng của những phần tử cơ hội, mang tính cách nhỏ nhen, làm luật theo cung cách của người đi giăng bẫy để triệt hạ đồng loại. Thay vào đó, phải là hình ảnh những con người thanh lịch, thông thái, đầy quyền uy nhưng cũng rất bao dung, rộng lượng, đảm nhận vai trò dẫn đường cho toàn xã hội trong công cuộc kiến tạo trật tự và công bằng” (Văn hóa ứng xử của người làm luật).
3.2.4. Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của nhân dân
Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh vẫn chưa thể đem lại hiệu quả cao nếu những quy định của nó không được mọi người biến thành hành động trong thực tế. Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: việc công bố đạo luật chưa phải là đã xong, mà còn phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện
trọng. Nó không chỉ giúp nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, mà còn tạo ra khả năng hình thành những nhu cầu, tình cảm, những chuẩn mực mới, đồng thời, góp phần củng cố ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm đạo đức, ngăn chặn các biểu hiện xâm phạm lợi ích chính đáng của người khác, khuyến khích những hành vi hợp pháp và hợp đạo lý.
Trong điều kiện thực tế của nước ta hiện nay, việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật càng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao trình độ văn hoá pháp luật và năng lực pháp lý thực tiễn của công dân. Hiện nay ở nước ta, chính sách của Nhà nước về phát triển thông tin và phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đồng bộ và nhất quán. Thông tin pháp luật kém cập nhật, cát cứ, chưa tập trung. Các văn bản quy phạm pháp luật chưa được đăng tải đầy đủ trên công báo và các phương tiện thông tin đại chúng trong khi văn bản pháp luật của chúng ta lại thay đổi thường xuyên. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật còn mang nặng tính hình thức nên pháp luật ít đến với người dân và khó đi vào thực tiễn.
Bởi vậy, để nâng cao hiểu biết về pháp luật cho người dân, cần tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân - những người chịu tác động của một quyết sách sắp ban hành cần có cơ hội để đóng góp ý kiến hoặc tham gia vào quá trình ra quyết định, đó là giải pháp hữu hiệu nhất để người dân hiểu biết về pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Việc tăng cường tính công khai và dân chủ trong quá trình xây dựng pháp luật là một trong những giải pháp cần thiết để không những đưa “pháp luật gần hơn với cuộc đời” mà còn góp phần nâng cao sự hiểu biết của người dân về pháp luật, đó là điều kiện để người dân tự giác tuân thủ pháp luật.