Đặc điểm điều kiện tự nhiên và vị trí đía lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp chuẩn hóa tư liệu địa chính phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 37 - 41)

Chương 2: THỰC TRẠNG NGUỒN TƯ LIỆU ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC GIANG

2.1 Khái quát chung về khu vực nghiên cứu

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và vị trí đía lý

a) Vị trí đia lý và phạm vi hành chính

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang

Thực hiện Nghị quyết số 36/NQ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2010 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lạng Giang, huyện Yên Dũng để mở rộng địa giới hành chính thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang với tổng diện tích tự nhiên 6.677,36 ha, bao gồm 07 phường và 9 xã. Thành phố Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21015’ đến 21019’ vĩ độ Bắc và từ 106008’ đến 106014’ kinh độ Đông, với các vị trí tiếp giáp nhƣ sau [14]:

- Phía Bắc giáp huyện Tân Yên;

- Phía Đông giáp huyện Lạng Giang;

- Phía Nam giáp huyện Yên Dũng;

- Phía Tây giáp huyện Việt Yên.

26

Thành phố Bắc Giang là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh và là đô thị hạt nhân trong hệ thống các đô thị của tỉnh, có vị trí thuận lợi về giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ), cách Thủ đô Hà Nội 50km theo quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn lên cửa khẩu Quốc tế Đồng Đăng chạy qua, nơi giao lưu buôn bán sầm uất hiện nay, là vị trí thuận lợi khi thực hiện chiến lƣợc 2 hành lang, 1 vành đai kinh tế của Chính phủ trong việc hợp tác kinh tế với Trung Quốc; Đặc biệt hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng đi vào hoạt động để phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưu kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế.

Tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn đi qua thành phố Bắc Giang với tổng chiều dài khoảng 9,8km. Đường sông có sông Thương chảy qua với chiều dài 10km tàu thuyền vừa và nhỏ đi lại dễ dàng, đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và giao lưu với các huyện trong và ngoài tỉnh.

Thành phố Bắc Giang là 1 trong 4 đơn vị cấp huyện của tỉnh đƣợc xác định là trọng điểm phát triển kinh tế xã hội, nằm trong “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, liền kề các cụm công nghiệp lớn của Tỉnh nhƣ: Quang Châu, Đình Trám, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng..., nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ thuật, đầu mối giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ và thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản hàng hoá và các hàng tiêu dùng khác.

Tóm lại, vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông đã và đang được nâng cấp, thành phố Bắc Giang có điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Đô thị hóa diễn ra nhanh, trình trạng mua bán trao đôi về đất đai đƣợc diễn ra rất sôi động, vì thế nếu không quản lý tốt thì dữ các nguồn tư liệu sẽ không còn được đồng nhất, vậy đâu là phương án quản lý tốt?

b) Đặc điểm về địa hình, địa mạo

Thành phố Bắc Giang nằm trong vùng Trung Du Bắc Bộ, có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ (00 - 80), cao độ địa hình thấp, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8 - 10 mét và có sông Thương chảy qua và nhiều ao hồ trong nội thành.

Địa chất thành phố thuộc dạng kiến tạo bồi đắp có nguồn gốc sông biển (trầm tích sông Thương); khu vực nội thị có cường độ chịu tải tốt (R/1,5kg/cm2), không có hiện tƣợng trƣợt lở, nhiều khu vực trong thành phố có địa hình thấp hơn so với mực nước sông Thương vào mùa mưa lũ. Ao, hồ trên địa bàn thị xã khá nhiều nhưng phần

27

lớn có diện tích nhỏ, hẹp, nông, nên khả năng tiếp nhận cũng như cung cấp nước hạn chế.

c) Đặc điểm về khí hậu

Thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân và mùa Thu là hai mùa chuyển tiếp có khí hậu ôn hòa, mùa Hạ nóng ẩm, mƣa nhiều, mùa Đông lạnh giá, mƣa ít.

Một số nét đặc trƣng về khí hậu của thành phố:

+ Nhiệt độ trung bình năm 24,30 C, cao nhất 26,90 C (tháng 4 đến tháng 10), thấp nhất là 20,50 C (từ tháng 11 đến tháng 3 sang năm).

+ Lƣợng mƣa trung bình năm 1.518 mm (thuộc khu vực có lƣợng mƣa trung bình trong vùng), lƣợng mƣa tập trung vào các tháng 6,7,8,9,10, chiếm đến 80%

lƣợng mƣa cả năm (có những trận mƣa lớn 100 – 200 mm), lƣợng mƣa ít nhất vào tháng 12 và tháng 1 năm sau.

+ Nắng: Thành phố nằm trong khu vực có bức xạ trung bình so với vùng khí hậu nhiệt đới. Tổng số giờ nắng trung bình cả năm 1730 giờ.

+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình 81%, cao nhất 86% vào tháng 4 và thấp nhất 76% vào tháng 12.

+ Chế độ gió, bão: Thành phố nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa, ít khi chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, nhưng thỉnh thoảng có những trận mưa lớn do nằm trong dải hội tụ nhiệt đới. Hướng gió chủ đạo là gió Đông và Đông Bắc (từ tháng 11-3 năm sau), mùa hạ gió chủ đạo là gió Đông Nam (từ tháng 4 -10).

Tốc độ gió mạnh nhất 34 m/s. Bão thường xuất hiện vào tháng 7, 8, 9 gây mưa to gió lớn..

Nhìn chung, thành phố Bắc Giang có điều kiện khí hậu, thời tiết tương đối thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

d) Đặc điểm về thủy văn

Thành phố Bắc Giang chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Thương (bắt nguồn từ Na Pa đến Na Phước bản Thí, tỉnh Lạng Sơn) có chiều dài 157 km, đoạn chảy qua thành phố dài khoảng 7 km, chiều rộng trung bình từ 140 - 150 mét. Tốc độ dòng chảy trung bình khoảng 1,5 mét/giây, lòng sông có độ dốc nhỏ, nước chảy điều hòa, lưu lượng nước hàng năm 2,5 tỷ m3. Ngoài ra, còn có ngòi

28

Xương Giang, ngòi Chi Ly, ngòi Đa Mai và nhiều hồ, ao nhỏ có chức năng điều tiết nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Tuy nhiên do địa hình thấp hơn mực nước sông Thương vào mùa lũ và dung tích của các ao, hồ nhỏ nên khi có mưa lớn, tập trung khả năng tiêu thoát nước kém, gây ngập úng cho các khu vực thấp, trũng.

e) Đặc điểm về giao thông

Thành phố Bắc Giang có mạng lưới giao thông tương đối hợp lý bao gồm 3 loại hình: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, cụ thể như sau:

+ Trên địa bàn thành phố có 01 bến xe khách với tổng diện tích 0.7 ha và 02 bãi xe tĩnh diện tích khoảng 1.2 ha.

+ Giao thông đường bộ tương đối hợp lý, khép kín và liên hoàn từ các tuyến nội thị đến trung tâm các phường, xã với các địa phương khác với 32 tuyến đường chính và các đường phường, xã trong khu dân cư có tổng chiều dài 417km, trong đó:

+ Quốc lộ và tỉnh lộ dài 37km;

+ Đường chính dài 73km gồm: Đường đặt tên và đường liên huyện, liên phường, xã;

+ Đường giao thông ngõ xóm dài 307km (trong đó đã cứng hóa 274km);

+ Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn qua địa bàn thành phố có chiều dài 9,8km (điểm đầu tiếp giáp huyện Việt Yên tại lý trình K44+407 đến vị trí giáp ranh giữa thành phố và huyện Lạng Giang tại lý trình K53+620);

+ Đường thủy: Sông Thương chạy qua thành phố có chiều dài 10km và có 03 cảng hàng hóa với năng lực bốc xếp là 700.000 tấn/năm;

Nhìn chung, về mạng lưới đường bộ trong thành phố phân bố khá đều với mật độ bình quân cao. Hệ thống này đã tạo thuận lợi trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, nối liền trung tâm của thành phố với trung tâm các huyện, thành phố khác và các xã; Về chất lƣợng nhìn chung còn thấp, còn nhiều tuyến chƣa đƣợc nâng cấp trải nhựa, đặc biệt là những tuyến đường phường, xã.

Hệ thống thuỷ lợi:

Hiện trạng hệ thống các công trình thuỷ lợi của thành phố nhƣ sau:

Hệ thống đê điều:

29

Khu vực thành phố thuộc lưu vực của sông Thương, có hệ thống đê quốc gia bảo vệ;

+ Đê Trung ương (cấp III): Bên hữu sông Thương từ km 30 đến km 38+ 200;

Bên tả sông Thương từ km 5 đến km 12+200 với bề rộng mặt đê 4-7 m.

+ Đê do tỉnh quản lý (đê cấp IV) tả Lái Nghiên có 1,2 km, hữu Lái Nghiên có 3 km.

Toàn thành phố có 5 cống qua đê: Cống Dụt, cống Lò Bát, cống Năm Cửa, cống 420 và cống Chi Ly.

- Hệ thống kênh mương cấp 1 và cấp 2: Đƣợc điều tiết bởi các trạm bơm thuỷ lợi và các hồ:

Mạng lưới cấp thoát nước

Thoát nước khu nội thành gồm 2 hệ thống:

Hệ thống thoát nước mặt: Khu vực nội thành gồm 31,8km cống

Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt khu vực nội thành được thu về trạm xử lý nước thải (công suất 10.000 m3/ngày/đêm).

Nhìn chung, hệ thống thoát nước của thành phố Bắc Giang đã được hình thành, sử dụng từ nhiều năm nên bị xuống cấp khá nghiêm trọng; hệ thống thoát nước thải được đầu tư bằng nguồn vốn ODA đã đưa vào vận hành, tuy nhiên chỉ đáp ứng thu gom đƣợc 40% khu vực nội thành và các khu vực dân cƣ mới. Hệ thống đường ống thiếu và nhỏ nên lưu lượng tiêu thoát còn nhiều hạn chế, đầu tư không đồng bộ, chƣa đảm bảo khả năng tiêu thoát nhanh khi có mƣa lớn;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp chuẩn hóa tư liệu địa chính phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)