TP BẮC GIANG 3.1 Đề xuất giải pháp chuẩn hóa tƣ liệu địa chính
3.1.1 Đề xuất quy trình chuẩn hóa dữ liệu không gian địa chính a) Yêu cầu chuẩn hóa dữ liệu không gian
Theo số liệu khảo sát hiện trạng tại thành phố Bắc Giang, bản đồ địa chính của các xã, phường đã thành lập trên địa bàn thành phố được lập ở dạng số (*.DGN,
*.DWG) trên các hệ tọa độ HN-72, VN-2000; Vì vậy cần chuyển toàn bộ những tờ bản đồ thuộc hệ tọa độ HN-72 sang hệ tọa độ VN-2000 và chuẩn hóa dữ liệu theo quy định của Thông tƣ số 04/2013/TT-BTNMT quy đinh về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
Các nền bản đồ giấy, bản đồ phi tọa độ tiến hành cập nhật lên bản đồ địa chính;
Đối với bản đồ các xã đang lưu trữ trên giấy sẽ được đo vẽ và lập hồ sơ địa chính trong thời gian tới. Khi thành lập hồ sơ địa chính của các xã này cần tuân thủ Thông tƣ số 24/2014/TT-BTNMT để cập nhập thông tin mới vào hệ thống CSDL ngay trong quá trình thực hiện.
Công tác đƣa về cùng một hệ tọa độ (chuẩn hóa cơ sở toán học):
+ Ví dụ trên địa bàn xã Dĩnh Trì nền bản đồ đang đƣợc định dạng ở hệ tọa độ HN-72, cần chuyển đổi sang VN-2000 nhƣ sau:
+ Tỷ lệ 1/1000: 24 tờ (với diện tích là 136,6ha) phương pháp chuyển có thể dụng phần mềm FME, hoặc MAPSTRAN để nắn chuyển về cho từng địa phương;
+ Tỷ lệ 1/2000: 15 tờ (với diện tích là 494,41ha).
Theo quy định của Thông tƣ số 25/2014/TT-BTNMT, bản đồ địa chính tỉnh Bắc Giang được xây dựng với múi chiếu 3o, kinh tuyến trục địa phương 107o00’.
Các nhóm lớp của bản đồ địa chính (chƣa bao gồm thông tin quy hoạch) gồm 5 nhóm nhƣ sau:
+ Nhóm thông tin về thửa đất;
+ Nhóm thông tin về giao thông;
+ Nhóm thông tin về thủy hệ;
41 + Nhóm thông tin về biên giới, địa giới;
+ Nhóm thông tin về điểm khống chế tọa độ và độ cao.
Tuy nhiên bản đồ địa chính số thu thập trên địa bàn trước đây được in ra giấy chỉ tập trung cho việc cấp GCN nên các đối tƣợng nhóm thông tin chƣa đƣợc thể hiện vì vậy cần thu thập để thể hiện tính đầy đủ của bản đồ.
Để tích hợp đƣợc bản đồ địa chính vào cơ sở dữ liệu cần phải thực hiện các bước sau:
Chuyển toàn bộ số tờ bản đồ địa chính thành phố Bắc Giang về múi chiếu 3o, kinh tuyến trục 107o00’ bằng các phần mềm chuyển dụng của ngành nhƣ MGE, MapTrans hoặc FME, nếu bản đồ địa chính đƣợc thành lập trong hệ tọa độ HN-72 thì nắn chuyển về hệ tọa độ VN-2000.
Chuẩn hóa dữ liệu cho 5 lớp đối tƣợng nêu trên phải tuân thủ theo Thông tƣ số 25/2014/TT-BTNMT hiện hành của Bộ Tài Nguyên Môi Trường, nội dung cụ thể nhƣ sau [2]:
Nhóm Thửa đất:
Chuẩn hóa vị trí, kích thước, số hiệu thửa, số thứ tự tờ bản đồ, diện tích, diện tích pháp lý, mục đích sử dụng, ranh giới thửa đất địa chính;
Tiến hành chỉnh lý hình thể thửa đất theo GCN có pháp lý cao nhất.
Nhóm Giao thông:
Chuẩn hóa vị trí hệ thống giao thông: Đường bộ, đường sắt, cầu và các khu vực đất chƣa sử dụng không có ranh giới khép kín.
Nhóm Thủy hệ:
Chuẩn hóa vị trí, hình dạng, diện tích hệ thống thủy văn gồm sông, suối, kênh, ngòi, rạch, hồ, hệ thống thủy lợi gồm hệ thống dẫn nước (đê, đập, cống,…).
Nhóm Biên giới, địa giới:
Chuẩn hóa vị trí, tọa độ các đường địa giới hành chính các cấp, vị trí, tọa độ mốc giới, ranh giới hành lang bảo vệ an toàn công trình;
Nhóm Điểm khống chế tọa độ - độ cao:
42
Chuẩn hóa thông tin, vị trí điểm khống chế trắc địa, điểm địa chính cơ sở, các nhóm thông tin kèm theo cell theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của văn bản pháp lý hiện hành.
b) Quy trình chuẩn hóa dữ liệu không gian địa chính
Trên thực tế khái niệm về chuẩn hóa đã không còn xa lạ gì với chúng ta. Đã có rất nhiều quy trình chuẩn hóa dữ liệu không gian địa chính đƣợc xây dựng trong quá trình thực hiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hoặc các công trình nghiên cứu về chuẩn hóa tƣ liệu địa chính. Có một đặc điểm chung là các quy trình chuẩn hóa này dựa trên các văn bản đã ban hành và đƣợc thực hiện song song với văn bản đó chƣa thực sự sát với thực trạng dẫn tới việc có nhiều quy trình nhƣng không thống nhất chung các phương pháp thực hiện, tới khi tiến hành tích hợp chung thì dữ liệu không được đồng nhất. Yêu cầu lại thêm bước chung gian phức tạp để chuẩn hóa chuyển đổi lại các quy trình độc lập đó.
Hiện nay có thể nhận thấy có rất nhiều các phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nhƣ ELIS, EkGIS, TMVLIS, GEOLANDLIS, ViLIS 2.0... tuy nhiên ở mỗi phần mềm lại quy định các quy trình chuẩn hóa tƣ liệu địa chính theo cách riêng những định nghĩa riêng. Dẫn tới các nguồn tƣ liệu địa chính cùng định dạng nhƣng rất đa dạng và phực tạp. Vì vậy cần có quy định kỹ thuật bổ sung quy trình chuẩn hóa không gian địa chính thống nhất để khí tích hợp lên CSDL thành một khối chung hay gọi là CSDL đất đai Quốc Gia sẽ không bị lỗi dữ liệu.
Các quy trình chuẩn hóa dữ liệu không gian địa chính hiện nay mới chỉ tập trung vào những khu vực đã đƣợc đo đạc gắn liền với cấp Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính chính quy vậy những khu vực cấp GCN trên các nền bản đồ khác thì sao? mà yêu cầu quản lý không gian tối thiểu không có vùng trống, mà thực trạng những vùng chống này đƣợc tồn tại trên các bản đồ chuyên đề khác, hoặc đƣợc sử dụng trên nền bản đồ khác để cấp GCN do lịch sử quản lý đất đai để lại hoặc chƣa đƣợc đo vẽ vì vậy cần phải thống nhất lồng ghép, cập nhật các khu vực đó để hoàn thiện không gian địa chính.
Từ những yêu cầu trên cần phải đề xuất một quy trình để thống nhất chung với các quy trình khác, giải quyết đƣợc bài toán cấp GCN trên nhiều nền bản đồ, những khu vực trống và phải cập nhật đƣợc thuộc tính theo thống nhất chung.
43
Dưới đây là sơ đồ quy trình chuẩn hóa tư liệu bản đồ địa chính để thống nhất đƣợc sản phẩm nguồn tƣ liệu bản đồ địa chính phục vụ cho công tác quản lý đất đai thường xuyên;
Tƣ liệu cũ Tƣ liệu mới
Chƣa đạt
Đạt
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình chuẩn hóa dữ liệu không gian địa chính Bước 1: Xác định mục đích yêu cầu, nhiệm vụ mục tiêu nghiên cứu
+ Xác định sản phẩm tạo ra đƣợc thực hiện theo yêu cầu thống nhất chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường, xây dựng nhằm đưa vào vận hành phục vụ công tác quản lý đất đai hàng ngày, dễ dàng tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu từ Trung ƣơng tới địa phương về đất đai.