Chương 2: THỰC TRẠNG NGUỒN TƯ LIỆU ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC GIANG
2.3 Nhận xét về thực trạng và yêu cầu cấp thiết cần phải chuẩn hóa tƣ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Bắc Giang
Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát trên địa bàn thành phố Bắc Giang, công tác chỉnh lý biến động quản lý hồ sơ địa chính chƣa đúng quy định, việc cập nhật biến động không được đồng bộ, thủ công, công tác lưu trữ hồ sơ rất dễ bị thất lạc, mất thời gian tìm kiếm, công tác cấp GCN khá đa dạng, một số địa phương trên địa bàn thành phố dùng bản đồ địa chính để tham khảo chứ không gắn liền với cấp giấy, hiện tại Văn phòng đăng ký thành phố vẫn dùng các vật liệu thô sơ như thước dây đo diện tích (có sai số và chênh lệch diện tích rất lớn so với thực tế khi thu nhỏ trên
38
bản đồ), tới khi đo đạc mới hay cấp đổi thì diện tích sai lệch rất nhiều (đây là bài toán khó cho các nhà quản lý), công tác sử dụng bản đồ địa chính chính quy và kết quả đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn để lập hồ sơ địa chính chƣa đƣợc thực hiện đúng quy phạm (một số địa phương thẳng thắn chia sẻ Luật Đất đai vẫn còn nhiều quy định chưa thực sự sát với điều kiện địa phương), đó là những khó khăn trong công tác sử dụng bản đồ địa chính đúng nghĩa vì vậy mà bản đồ địa chính không đƣợc dùng theo đúng quy định, áp dụng các văn bản hiện hành và quy trình chuẩn hóa cần đƣợc thiết lập để dữ liệu đƣợc chuẩn hóa đồng bộ với dữ liệu thuộc tính để đảm bảo các nghiệp vụ quản lý đất đai đƣợc diễn ra chính xác, dễ dàng và công tác quản lý theo đúng quy định.
Từ những vấn đề dữ liệu trên. Yêu cầu để chuẩn hóa tƣ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Bắc Giang không những cập nhật lại bản đồ theo quy định thống nhất chung mà công đoạn thu thập phân tích, rà soát để đánh giá công tác quản lý đất đai từ sơ khai trên địa bàn, những bất cập còn tồn tại của địa phương giải đáp thắc mắc thống nhất để các nguồn tƣ liệu địa chính trên địa bàn phải đƣợc thực hiện song hành với các cải cách thủ tục hành chính theo hướng hội nhập, hiện đại, công bằng, văn minh.
Đối với chỉ đạo của Chính phủ về phòng chống tham nhũng, công bằng minh bạch trong công tác quản lý, chuẩn hóa tƣ liệu địa chính là quy trình cần thiết để xác minh, và mang lại quyền lợi cho người sử dụng đất, khi đã hoàn thiện về hệ thống thông tin thì phòng chống đƣợc tham nhũng, giải quyết nhanh gọn nhẹ các thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai trên địa bàn thành phố.
Các quy định kỹ thuật xây dựng và chuẩn hóa dữ liệu mới chỉ tập trung cho các dạng dữ liệu đất đai đƣợc xây dựng một cách chính quy gần đây (nhƣ bản đồ địa chính chính quy, hồ sơ địa chính theo Thông tƣ số 04/2013/TT-BTNMT và đƣợc xây dựng theo nhiều danh mục), chƣa đƣợc cụ thể hóa theo các dạng dữ liệu đất đai đã có từ các thời kỳ trước vẫn còn dùng để cấp GCN hoặc những khu vực không khép kín còn tồn tại nhiều bản đồ chuyên đề....
Định hướng ứng dụng công nghệ tin học trong quá trình triển khai chuẩn hóa tƣ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Bắc Giang, lựa chọn các phần mềm chuẩn theo ngành quản lý đất đai mà Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như Microstation và FAMIS, còn phần mềm để xây dựng cơ sơ dữ liệu là ViLIS 2.0;
Tuy nhiên quy trình chuẩn hóa đòi hỏi phải nhiều khâu phức tạp và yêu cầu độ chính xác cao mà không làm mất đi thông tin của nó, trong quá trình chuẩn hóa học
39
viên đã nghiên cứu một cách khoa học dựa theo yêu cầu kỹ thuật chuẩn các Thông tƣ ban hành để chuẩn hóa lại dữ liệu theo yêu cầu của văn bản mới nhất hiện hành cụ thể các phần mềm học viên tự nghiên cứu phát triển sẽ được đề xuất hướng giải pháp quy trình và định hướng công nghệ ở chương 3.
40