Chương 2: THỰC TRẠNG NGUỒN TƯ LIỆU ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC GIANG
2.2 Thực trạng nguồn tƣ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Bắc Giang
33
Hệ thống hồ sơ địa giới hành chính của tỉnh đƣợc xây dựng trong những năm 1993 - 1997 theo chỉ thị số 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Hệ thống hồ sơ ở các cấp tương đối đầy đủ, bao gồm bản đồ, các loại sơ đồ (mô tả tuyến địa giới hành chính, mốc địa giới) và hệ thống mốc địa giới hành chính trên thực địa; Bản đồ địa giới hành chính các cấp đƣợc thành lập trên nền bản đồ địa hình hệ toạ độ HN-72 tới này còn xã Dĩnh Trì còn tồn tại hệ tọa độ này, cấp xã thành lập ở tỷ lệ 1:1000, 1:500, cấp huyện tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000 và cấp tỉnh tỷ lệ 1: 50.000. Năm 2001 thực hiện việc chuyển đổi đƣa về hệ tọa độ VN-2000 toàn bộ hệ thống bản đồ địa giới hành chính của tỉnh đã đƣợc số hoá;
Tuy nhiên chất lƣợng hồ sơ địa giới hành chính 364 còn nhiều hạn chế, nhiều tồn tại, sai sót; Ở nhiều địa phương có tình trạng mâu thuẫn giữa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính với thực tế quản lý, gây khó khăn cho quản lý nhà nước nói chung, cũng nhƣ việc xác định địa giới giữa các đơn vị hành chính liền kề khi thực hiện công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính nói riêng.
2.2.1 Thực trạng về tư liệu bản đồ địa chính
Sau khi tái lập tỉnh năm 1997, tỉnh Bắc Giang mới tổ chức đo đạc bản đồ địa chính chính quy trên địa bàn thị xã Bắc Giang (nay là thành phố Bắc Giang) và trong những năm tiếp theo tập trung vào việc đo đạc lập bản đồ địa chính để phục vụ phát triển kinh tế và công tác quản lý về đất đai.
Đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 thành phố Bắc Giang đo bản đồ địa chính chính quy 11/16 xã, phường, dữ liệu số được lưu trữ ở định dạng MicroStation V7, AutoCAD, 11/16 phường này là cơ sở để triển khai chuẩn hóa và xây dựng CSDL chuẩn theo Thông tƣ số 04/2013/TT-BTNMT.
Đã lập kế hoạch chỉnh lý bản đồ địa chính cho 04 phường xã và chuyển hệ tọa độ bản đồ địa chính cho xã Dĩnh Trì;
Tuy nhiên còn 5/16 mới đƣợc chuyển về bản đồ địa chính đƣợc thành lập từ năm 1999 (Hệ tọa độ HN -72), quản lý đƣợc cập nhật ra bản đồ giấy, biến động hàng ngày chƣa đƣợc cập nhật trên một nền bản đồ nhất định, đặc biệt có xã bản đồ địa chính đƣợc thành lập trên CAD. Những xã này đã và đang đƣợc duyệt kế hoạch thực hiện đo vẽ, chỉnh lý thành lập bản đồ địa chính theo chủ trương của UBND tỉnh.
34
Tuy đã xây dựng cụ thể bản đồ địa chính trên địa bàn thành phố, tới nay sau khi Luật Đất đai 2013 đã triển khai, các Thông tƣ quy định về bản đồ địa chính đã thay đổi về mặt nội dung, quy trình kỹ thuật, đòi hỏi phải nâng cấp các dữ liệu bản đồ của các xã trên địa bàn thành phố Bắc Giang theo đúng Thông tƣ số 25/2014/TT- BTNMT. Tuy nhiên do triển khai Thông tƣ số 04/2013/TT-BTNMT mới chỉ dừng lại ở mức xây dựng CSDL địa chính theo dữ liệu địa chính chính quy, mà dữ liệu trên địa bàn vẫn tồn tại ở nhiều nền khác nhau, cấp GCN vẫn còn ở nhiều nền bản đồ dẫn tới khó khăn trong công tác quản lý, và cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn trong những năm qua, tính cấp thiết là phải thống nhất chuẩn hóa đƣợc đƣợc dữ liệu bản đồ địa chính trên địa bàn theo đúng quy định hiện hành, và cập nhật đƣợc các nền bản đồ cũ lên bản đồ mới.
Dưới đây là bảng thống kê số liệu tư liệu bản đồ trên từng xã, phường của thành phố Bắc Giang nhƣ sau:
Bảng 2.1: Thống kê tư liệu bản đồ địa chính trên toàn thành phố Bắc Giang
35
2.2.2 Hiện trạng về tình hình đăng ký, cấp GCN quyền sử dụng đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính
Trước năm 1994 hồ sơ địa chính của thành phố được lập theo Quyết định số 56/DKTK ngày 05/11/1981 của Tổng cục Quản lý ruộng đất, thời kỳ này hồ sơ địa chính được thành lập 2 bộ lưu ở cấp huyện và cấp xã.
Từ năm 1994-1996 hồ sơ địa chính đƣợc thành lập theo mẫu quy định tại công văn số 434/CV-VĐ tháng 7/1993 của Tổng cục Địa chính.
Từ năm 1996-2004 hồ sơ địa chính đƣợc thành lập 3 bộ theo mẫu quy định tại Quyết định 499/QĐ-ĐC, ngày 27/7/1995, Thông tƣ số 346/1998/TT-TCĐC và Thông tư số 1990/TT-TCĐC của Tổng cục Địa chính (lưu ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã).
Từ năm 2005 đến 2013 hồ sơ địa chính đƣợc thành lập 3 bộ theo mẫu quy định tại Thông tƣ số 29/2004/TT-BTNMT, ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Từ 2013 tới nay thực hiện theo Thông tƣ số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính thành lập 3 bộ theo mẫu quy định.
Nhƣ vậy đến thời điểm hiện nay trên địa bàn thành phố có các mẫu hồ sơ địa chính khác nhau, những hồ sơ sổ sách được lập theo phương pháp thủ công, ở dạng giấy và được lưu trữ tại các cấp theo quy định.
Các loại hồ sơ địa chính trên địa bàn thành phố trong quá trình quản lý đất đai bao gồm:
Sổ mục kê: Cấp xã đã lập 16/16 xã, các sổ mục kê này đã đƣợc lập, tuy nhiên chƣa thể hiện đƣợc mức độ biến động trên địa bàn.
Sổ địa chính: 16/16 xã đã lập chƣa cập nhật đƣợc tình trạng cấp giấy hàng ngày đã ghi lại những thửa đất có tính pháp lý tuy nhiên trên địa bàn thành phố sổ địa chính vẫn chƣa đƣợc sử dụng đúng với mục đích của nó.
Sổ theo dõi biến động đất đai: 16/16 xã;
Số cấp GCN: 16/16 xã;
Hồ sơ thiết lập trong quá trình thực hiện đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Hồ sơ thiết lập trong quá trình chỉnh lý số liệu biến động đất đai.
Hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai các cấp thành phố, xã, phường.
36
Một số loại hồ sơ khác, được lưu trữ tại phòng Tài nguyên Môi trường thành phố;
Công tác xây dựng hồ sơ địa chính thực hiện qua nhiều giai đoạn với những công cụ khác nhau nhƣ Autocad, MicroStation ... và cả những công cụ thủ công khác;
Tuy nhiên công tác quản lý, các nguồn tư liệu địa chính, lưu trữ hồ sơ đất đai ở thành phố Bắc Giang gặp một số khó khăn thách thức sau:
+ Khối lƣợng dữ liệu cần xử lý lớn, có giá trị kinh tế cao, liên quan đến nhiều đối tƣợng trong xã hội;
+ Dữ liệu đất đai biến động hàng ngày do nhu cầu thực tế và tốc độ đô thị hóa cao;
+ Nhu cầu tiếp cận và khai thác thông tin về đất đai của cá nhân, tổ chức rất lớn;
+ Yêu cầu khai thác thác giá trị kinh tế của thông tin đất đai theo quy định của pháp luật, làm nguồn thu tái sử dụng phục vụ cho sự phát triển của hệ thống.
Dưới đây là thống kê tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành phố Bắc Giang:
Bảng 2.2: Thống kê tình hình cấp GCN trên địa bản thành phố (Nguồn: Báo cáo tình hình cấp GCN thành phố 2015)
37
Tuy đã đạt đƣợc một số kết quả nhƣ trên, song công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhìn chung kết quả đạt thấp, còn nhiều vướng mắc chưa được giải quyết kịp thời do tình hình thay đổi các văn bản diễn ra nhanh. Khó khăn hiện tại là việc thực hiện cấp đổi và cấp bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở khu vực nông thôn khó thực hiện, do các hộ nông dân hiện đƣợc giao sử dụng nhiều thửa đất, nên số lƣợng GCN đất rất nhiều, vừa khó bảo quản lại không có kinh phí thực hiện, yêu cầu đặt ra là cần có phương pháp nhằm quản lý tốt số lượng cấp GCN và đảm bảo đƣợc cấp GCN cho dân đúng hạn, đúng quy trình;
2.2.3 Đánh giá về hiện trạng thông tin về tư liệu địa chính
Hiện nay hệ thống thông tin tƣ liệu về đất đai trên địa bàn thành phố Bắc Giang đã từng bước được chuyển đổi sang dạng số, tuy nhiên còn thiếu đồng bộ trong việc ứng dụng, sử dụng thống nhất hệ thống lưu trữ thông tin tư liệu. Đồng thời, các thông tin chủ yếu được hình thành từ các thời kỳ trước, việc theo dõi, quản lý biến động đất đai không liên tục nên số liệu, tài liệu đất đai chƣa phản ánh đúng với thực tế sử dụng.
Việc lưu trữ và khai thác dữ liệu không được quản lý do dữ liệu được lưu một cách rời rạc, việc cập nhật không thống nhất do đó để tìm đƣợc dữ liệu tốt nhất và chính xác nhất gặp nhiều khó khăn.
Hơn nữa không có sự tích hợp, kế thừa dữ liệu giữa các lĩnh vực trong ngành do không có sự thống nhất trong việc tổ chức lưu trữ, khai thác và trao đổi dữ liệu, thông tin giữa các bộ phận và không đồng bộ về cơ sở toán học, định dạng dữ liệu.
Với những nhận định thực tiễn trên cần thiết phải chuẩn hóa lại nguồn tƣ liệu địa chính giải quyết kịp thời các yêu cầu khó khăn mà thực tế công tác quản lý đất đai hiện tại còn đang tồn tại để kịp thời tháo gỡ.