Chương 2: THỰC TRẠNG NGUỒN TƯ LIỆU ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC GIANG
2.1 Khái quát chung về khu vực nghiên cứu
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
Kết quả nghiên cứu cho thấy căn cứ vào nguồn gốc phát sinh đƣợc chia thành 2 nhóm chính sau:
- Nhóm đất địa thành do quá trình phong hóa tại chỗ của đá mẹ tạo nên.
- Nhóm đất thủy thành do quá trình bồi tụ phù sa của các sông, ngòi tạo thành.
Căn cứ vào tính chất nông hóa thổ nhƣỡng, tài nguyên đất của thành phố đƣợc phân ra làm 6 loại chính:
30
+ Đất phù sa úng nước (Pj): Có 774 ha, chiếm 23.09% diện tích tự nhiên, phân bố nhiều ở phường Thọ Xương, xã Dĩnh Kế, Song Mai, Đa Mai.
+ Đất phù sa Gley (Pg): Có 106 ha, chiếm 4.97% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở xã Song Mai và Xương Giang.
+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf): Có 428 ha, chiếm 13.28% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở xã Song Mai, Đa Mai và phường Mỹ Độ.
+ Đất phù sa không đƣợc bồi: Có 497 ha, chiếm 15.43% diện tích tự nhiên, phân bố ở phường Thọ Xương, xã Xương Giang và Dĩnh Kế.
+ Đất Pheralitic biến đổi và xói mòn trơ sỏi đá: Có diện tích 395 ha, chiếm 12.26% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở xã Song Mai.
+ Đất bạc màu trên phù sa cổ (B): Là loại đất lớn nhất của thị xã có diện tích 905,19 ha, chiếm 28,10% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các xã, phường.
b) Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của thành phố gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm:
Nguồn nước mặt: Chủ yếu được khai thác sử dụng từ các sông, ngòi, ao, hồ có trên địa bàn, trong đó sông Thương là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Theo kết luận sơ bộ của Tổng cục Địa chất thì tầng chứa nước ngầm của thành phố nghèo, khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất chỉ đạt được ở mức thấp.
Nhìn chung, nguồn nước ngầm của thành phố có chất lượng tương đối tốt, chưa bị ô nhiễm nhưng lưu lượng nhỏ khả năng cung cấp nước hạn chế.
c) Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê và thống kê đất đai năm 2015, diện tích đất lâm nghiệp của thành phố tập trung chủ yếu ở xã Song Mai, xã Đồng Sơn và phường Thọ Xương chủ yếu là rừng sản xuất.
d) Tài nguyên khoáng sản
Kết quả điều tra đến nay cho thấy trên địa bàn thành phố Bắc Giang không có tài nguyên khoáng sản nào ngoài cát, sỏi, … ở lòng sông Thương với trữ lượng hạn chế.
31 e) Tài nguyên về du lịch
Tài nguyên du lịch trên địa bàn thành phố có: 02 điểm du lịch tự nhiên và 50 tài nguyên du lịch nhân văn - đều đã đƣợc khai thác, song có quy mô nhỏ. Cụ thể là:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Hạ tầng 2 bờ đê Sông Thương thuộc địa bàn 06 phường, xã: Lê Lợi, Trần Phú, Thọ Xương, Mỹ Độ, Đa Mai và Song Mai;
+ Điểm du lịch Quảng Phúc thuộc xã Song Mai.
- Tài nguyên du lịch nhân văn:
Nhìn chung, tài nguyên du lịch khá phong phú, trong đó chiếm phần lớn là di tích lịch sử, văn hoá;
2.1.3 Đặc điểm phân bố dân cư, lao động
Đến hết năm 2015, dân số toàn tỉnh Bắc Giang ước là 1.624.456 người, mật độ dân số bình quân là 420,9 người/km2, là tỉnh có mật độ dân số bình quân cao hơn so với mật độ dân số bình quân cả nước.
Dân số sống ở khu vực thành thị khoảng 183.918 người, chiếm khoảng 10.13% dân số, dân số ở khu vực nông thôn là 1.440.538 người, chiếm 90,38%. Tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 49.92% dân số, nữ giới khoảng 50,08% dân số. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 62.15% dân số, trong đó lao động đƣợc đào tạo nghề chiếm 26%; số hộ nghèo chiếm 8.88%.
Mật độ phân bố dân cƣ trên địa bàn tỉnh không đồng đều, phần lớn tập trung ở các khu vực trung du (TP. Bắc Giang bình quân 2.266,21 người/km2; huyện Hiệp Hòa bình quân 1.095,94 người/km2; huyện Việt Yên bình quân 973,32 người/km2; huyện Lạng Giang bình quân 815,14 người/km2; huyện Tân Yên bình quân 791,63 người/km2; huyện Yên Dũng bình quân 687,79 người/km2). Các huyện miền núi dân cư sống thưa thớt hơn (huyện Sơn Động bình quân 84,34 người/km2; huyện Lục Ngạn bình quân 211,12 người/km2; huyện Yên Thế bình quân 324,58 người/km2; huyện Lục Nam bình quân 346,49 người/km2) [14].
Cư dân Bắc Giang sinh sống bằng nghề nông là chủ yếu, một số địa phương có làng nghề truyền thống còn duy trì đến ngày nay. Cơ cấu lao động trong tỉnh đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực sản xuất