CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ THU HỒI ĐẤT, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN
1.2. Cơ sở pháp lý về THĐ, GPMB
1.2.2. Nguyên tắc chung của bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất được quy định tại Điều 74 Luật đất đai 2013:
Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy địnhtại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
Nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được quy định tại Điều 83 Luật đất đai 2013:
- Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được nhà nước xem xét hỗ trợ
- Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật [26].
Theo quy định của Luật đất đai 2003, việc bồi thường, hỗ trợ và điều tiết của nhà nước cho người có đất bị thu hồi vẫn chưa rành mạch, vì vậy dẫn đến tình trạng:
- Tiền hỗ trợ lớn hơn tiền bồi thường
- Khoản điều tiết của nhà nước nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người bị thu hồi đất và nhà đầu tư chưa được quy định [25].
Vì vậy, Luật đất đai 2013 làm rõ nguyên tắc chung về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất bồi thường là giá được xác định sát giá thị trường;
làm rõ ngoài việc bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp Nhà nước còn thực hiện điều tiết nguồn thu từ đất để thực hiện việc hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi. Đồng thời quy định việc xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải lấy ý kiến của người có đất bị thu hồi, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo quyền lợi, sự đồng thuận của người có đất bị thu hồi.
Các chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo các nguyên tắc:
- Việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, phải tuân thủ pháp luật và thực hiện theo một quy trình chặt chẽ đƣợc tiến hành.
- Việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên có liên quan.
- Việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, phải gắn với việc tái định cư, ổn định đời sống và việc làm cho người có đất bị thu hồi.
- Việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, phải được thực hiện công khai, dân chủ với sự tham gia của cộng đồng.
- Việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất phải kết hợp nhiều biện pháp, trong đó biện pháp tuyên truyền, giáo dục, tƣ vấn thuyết phục để người dân tự giác thực hiện là quan trọng.
Việc nhà nước nắm giữ quyền chủ thể tối cao đối với đất đai thể hiện trong việc thu hồi đất phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là một vấn đề có tính phổ biến, không phân biệt chế độ sở hữu đất đai, hình thức sở hữu đất đai, chế độ chính trị, bản sắc dân tộc.
- Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người bị thu hồi đất là một hợp phần quan trọng trong chiến lƣợc phát triển bền vững.
Phạm vi đối tượng được bồi thường, hỗ trợ trong các dự án thu hồi đất không chỉ giới hạn trong số những người bị thu hồi đất mà phải mở rộng cho tới tất cả những người không bị thu hồi đất nhưng bị tác động tiêu cực bởi các dự án thu hồi đất. Theo đó, người không bị thu hồi đất nhưng nếu dự án thu hồi đất làm thay đổi môi trường sống, điều kiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội làm cho điều kiện sống, điều kiện làm việc của người đó khó khăn hơn thì người đó được coi là người bị ảnh hưởng và được đưa vào diện xem xét để bồi thường.
- Sự minh bạch hoá và sự tham gia của những người bị ảnh hưởng bởi dự án thu hồi đất vào việc hoạch định chính sách, xây dựng phương án, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư là việc hết sức cần thiết đảm bảo lựa chọn được những chính sách, giải pháp, phương án tốt nhất, nhân văn nhất và có tính khả thi cao.
- Người bị ảnh hưởng được bồi thường một cách thoả đáng, đảm bảo cho người bị ảnh hưởng có đời sống phải đạt mức ngang bằng mức khi chưa có dự án.
Điều này hàm ý phải áp dụng giá thay thế đối với tài sản bị thiệt hại, hỗ trợ di dời, khôi phục và ổn định đời sống, thu nhập; phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội nơi chuyển đến sao cho tương đương nơi ở cũ. Như vậy chi phí bồi thường thực chất lớn hơn nhiều so với giá chuyển nhượng trên thị trường của tài sản bị thiệt hại.
- Áp dụng các hình thức bồi thường, hỗ trợ đa dạng; chú trọng sử dụng hình thức bồi thường bằng hiện vật thay thế như nhà ở, đất, các công trình hạ tầng hoặc
bằng các gói dịch vụ nhƣ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, các hình thức bảo hiểm, các hình thức hỗ trợ thường xuyên thông qua các quỹ.
- Tránh các phương án thu hồi đất phải di dân, tái định cư. Trong trường hợp không tránh khỏi thì phải hạn chế tới mức thấp nhất số dân phải di dời, đồng thời đảm bảo cho người tái định cư không những ổn định về kinh tế mà còn phải bảo đảm cho họ hoà nhập nhanh chóng vào cộng đồng dân cƣ mới về mọi mặt.