CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT, GPMB CỦA DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI VINCOM VILLAGE ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ GIẢI PHÁP
3.2. Tác động của việc thu hồi đất, GPMB đến sinh kế của người dân
3.2.6. Sự thay đổi sinh kế của người dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp kéo theo quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo việc làm theo xu hướng gia tăng lao động ngành dịch vụ, kinh doanh, sản xuất phi nông nghiệp. Trước thời điểm thu hồi đất của dự án này, hoạt động sinh kế chính của người dân các phường Việt Hưng, Phúc Lợi, Giang Biên là sản xuất nông nghiệp và buôn bán. Sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, do nguồn vốn của người dân có sự chuyển dịch mạnh mẽ, thể hiện đặc biệt ở nguồn vốn đất đai bị suy giảm, dẫn đến việc xu thế thay đổi phương thức sinh kế một cách mạnh mẽ ở khu vực này.
Bảng 3.8. Các loại sinh kế trước và sau thu hồi đất
Sinh kế trước thu hồi đất Sinh kế sau thu hồi đất
Tên sinh kế % tổng số hộ
% tổng
thu nhập Tên sinh kế % tổng số hộ
% tổng thu nhập
1. Trồng trọt 85 34 1. Trồng trọt 30 12
2. Chăn nuôi 60 28 2. Chăn nuôi 23 9
3. Buôn bán, dịch vụ 45 22 3. Buôn bán, dịch vụ 57 23
4. Ngành nghề 19 3 4. Ngành nghề 19 5
5. Làm cơ quan
HCSN và DN 21 11 5. Làm cơ quan
HCSN và DN 21 18
6. Làm thuê 15 2 6. Làm thuê 60 33
Tổng 100% 100%
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn hộ gia đình, năm 2014)
Nhƣ vậy, sau quá trình thu hồi đất để thực hiện dự án, bên cạnh một số hộ gia đình vẫn còn duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp và coi đó là nguồn thu nhập chính của gia đình (tỷ lệ 15% tổng số gia đình đƣợc hỏi), thì nhiều hộ gia đình cũng đã lựa chọn các phương thức sinh kế mới:
Hoạt động trồng trọt
Hoạt động trồng trọt của các hộ chủ yếu là trồng lúa và một số ít trồng rau muống, đối với phần diện tích đất nông nghiệp còn lại các hộ nông dân vẫn tiếp tục trồng lúa. Đối với các thửa đất có diện tích nhỏ, manh mún thì một số hộ có nhu cầu sử dụng đã tập trung lại thành các thửa lớn bằng cách thuê, mƣợn hay đấu thầu lại từ các chủ sử dụng đất không có nhu cầu sử dụng để trồng cây ăn quả, làm ao thả cá theo mô hình VAC.
Hoạt động tiểu thủ công nghiệp
Ở địa phương hoạt động ngành nghề ít. Hiện nay chỉ còn một số ngành phát triển nhƣ mộc dân dụng, nấu rƣợu, làm đậu. Số lƣợng các hộ tham gia vào các hoạt động ngành nghề này cũng không nhiều. Sau khi bị thu hồi đất, một số người lao động đã xin vào làm ở các xưởng mộc quy mô lớn với mức thu nhập trung bình và ổn định (khoảng 3 – 5 triệu đồng/tháng) nhưng không phải người lao động nào cũng làm đƣợc.
Hoạt động thương mại dịch vụ
Hoạt động dịch vụ của hộ tập trung vào các loại hình buôn bán nhỏ do nhu cầu phát triển và nâng cao đời sống của người dân. Đối với người dân Lệ Mật, phường Việt Hưng thì hình thức buôn bán chủ yếu là mở nhà hàng chuyên các món ăn về rắn. Hoạt động cho thuê nhà trọ và nhà nghỉ (cho công nhân của KCN Sài đồng…) hiện nay mới bắt đầu phát triển. Tuy vậy những hoạt động này lại có đóng góp không nhỏ vào thu nhập của hộ. Khi không còn đất để canh tác thì hoạt động dịch vụ lại là nguồn thu góp phần đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ dân mất đất và kể cả những hộ dân không mất đất.
Hoạt động làm thuê
Sau khi bị thu hồi đất, rất nhiều lao động đã lựa chọn phương thức sinh kế là đi làm thuê. Nếu như trước đây, khi họ còn làm nông nghiệp, thì đây chỉ là nghề
phụ mà lao động của hộ làm vào mùa nông nhàn, rảnh rỗi, nhƣng nay nó trở thành nghề chính của họ. Hoạt động làm thuê khá đa dạng, nhƣ: phu hồ, thợ xây, thợ điện nước…với mức thu nhập bình quân 2.5 – 5 triệu/tháng/lao động. Số lao động làm thuê tăng nhanh trong 5 năm qua. Tuy nhiên, đây là những việc làm mang tính chất thời vụ, tạm thời của người lao động không ổn định thấp và mức thu nhập thấp.
Ở khu vực nghiên cứu, một số ít lao động tìm đƣợc việc làm trong các doanh nghiệp tƣ nhân với mức thu nhập ổn định nhƣng số lƣợng lao động xin đƣợc việc làm trong đây là rất ít. Cũng có một số lƣợng lao động tìm đƣợc việc làm tại Trung tâm thương mại, dịch vụ nằm trong KĐT với mức thu nhập từ 3 - 6 triệu/tháng và coi đây là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
Từ việc nghiên cứu sinh kế của người dân sau thu hồi đất ta thấy mặc dù mất đi tài sản sinh kế lớn là đất đai nhƣng có nhiều hộ đã thích nghi với cuộc sống mới.
Có hộ đã tận dụng vị trí thuận lợi gần KĐT, nhà máy, khu công nghệ cao…để phát triển việc buôn bán, cho thuê nhà trọ và phát triển các dịch vụ khác. Đây là một sinh kế bền vững. Đồng thời việc các hộ làm ở cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp tƣ nhân, KCN hay phát triển ngành nghề truyền thống (làm mộc, nấu rƣợu, nuôi rắn) của địa phương cũng là sinh kế bền vững. Ngược lại, việc đi làm thuê không thể đảm bảo một sinh kế bền vững lâu dài trong tương lai. Công việc làm thuê cần nhiều đến sức khoẻ trong khi lao động của các hộ đã lớn tuổi. Đây là khó khăn của nhiều hộ gia đình.
3.2.6.2. Sự thay đổi lao động trong các loại hình sinh kế
Theo bảng số liệu dưới đây, có thể thấy rất rõ, nếu như trước khi bị thu hồi đất, số lao động trong các ngành nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, tới 85% tổng số hộ đƣợc hỏi, thì sau khi bị thu hồi đất, tỷ lệ này giảm mạnh xuống chỉ còn có 30%.
Trong khi đó, tỷ lệ lao động trong các ngành sự nghiệp - hành chính lại không tăng nhiều (bảng 3.9).
Bảng 3.9. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân trước và sau khi thu hồi đất tại dự án
Chỉ tiêu điều tra
Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất Tổng số
(người) Tỷ lệ (%) Tổng số
(người) Tỷ lệ (%)
1. Số hộ điều tra 100 100
2. Số nhân khẩu 371 371
3. Số lao động 230 100 219 100
- Làm nông nghiệp 186 80 64 29,2
- Làm việc trong các
doanh nghiệp, HCSN 14 6 15 6,9
- Buôn bán nhỏ, dịch vụ 22 9,6 65 29,7
- Làm nghề khác 3 1,3 58 26,5
- Không có việc làm 5 2,1 17 7,7
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, năm 2014)
Tỷ lệ lao động làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp tăng nhẹ từ 6% lên 6,9%. Ngành buôn bán nhỏ, dịch vụ và làm các nghề khác (như làm thuê, thợ điện nước, thợ xây, làm mộc...). thì tỷ lệ lao động đã có sự chuyển biến rõ rệt, tăng lần lƣợt từ 9,6% lên 29,7% và 1,3% lên 26,5%. Số liệu điều tra cũng cho thấy có một lƣợng lớn lao động đang không có việc làm sau khi thu hồi đất (tỷ lệ từ 2,1% tăng lên đến 7,7%).
Do tiền hỗ trợ người dân bị thu hồi đất nông nghiệp được tính gộp vào tiền bồi thường đất nông nghiệp, nên tâm lý chung của các hộ gia đình là sử dụng để chi tiêu dùng chứ không tách riêng một khoản để cho lao động trong gia đình đi học nghề mới hoặc đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất sản xuất nào đó. 100% số hộ gia đình đƣợc phỏng vấn đều khẳng định rằng họ đi học nghề mới hoặc tìm đƣợc việc làm mới là do chính bản thân họ, dự án và chính quyền địa phương không mở lớp dạy
nghề cho người dân, cũng như không hỗ trợ tìm kiếm việc làm mời cho người dân sau khi họ bị thu hồi đất.
3.2.7. Đánh giá tổng hợp về các nguồn vốn phục vụ sinh kế của các hộ nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp thực hiện dự án
Sau khi thu hồi đất nông nghiệp, đời sống và sinh kế của người dân có nhiều thay đổi tích cực về nhiều mặt:
Nguồn vốn con người: Lao động nông nghiệp giảm, tuy nhiên lao động phi nông nghiệp tăng mạnh chủ yếu là buôn bán, dịch vụ, làm thuê… nhất là đối với các hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi >70%.
Nguồn vốn tài chính: Nguồn vốn tự nhiên là đất đai chuyển thành nguồn vốn tài chính (khoản tiền BT-HT mà các hộ gia đình nhận đƣợc là khá lớn so với thu nhập có được từ sản xuất nông nghiệp trước đây). Sau khi thu hồi đất, 71% số hộ có thu nhập tăng lên.
Nguồn vốn vật chất: Việc thực hiện dự án làm cho cảnh quan khu vực đƣợc xây dựng khang trang, đường giao thông đi lại thuận lợi hơn. Nguồn vốn vật chất của các hộ gia đình tăng mạnh, đặc biệt là các vật dụng trong gia đình nhƣ: xe máy, điện thoại, tủ lạnh, tivi….nhờ vào nguồn tiền bồi thường đối với đất bị thu hồi. Cơ sở vật chất của các hộ đã khá đầy đủ đảm bảo cho cuộc sống.
Nguồn vốn xã hội: Đời sống vật chất của người dân sau thu hồi đất được cải thiện, người dân có điều kiện để tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn, tình làng nghĩa xóm được gắn kết hơn, việc giao lưu trao đổi kinh nghiệm làm ăn trở nên thuận lợi hơn, cơ hội nghề nghiệp của nhiều người dân mở ra từ đây.
Tại dự án, giá bồi thường đất nông nghiệp mặc dù chưa cao, nhưng cộng với các khoản hỗ trợ khác phù hợp nên được người dân chấp thuận. Tuy nhiên, dự án cũng còn những tồn tại sau:
Nguồn vốn tự nhiên: Diện tích đất nông nghiệp của các hộ dân sau thu hồi giảm đáng kể, nhiều hộ dù còn lại một ít đất nông nghiệp nhƣng cũng không thể dựa vào đó để tăng thu nhập cho gia đình.
Nguồn vốn con người: Đất đai là tư liệu sản xuất của người nông dân nhưng sau khi đất nông nghiệp bị thu hồi thì các hộ đã chuyển đổi sang một số ngành nghề
khác nên kỹ năng canh tác nông nghiệp hầu hết không đƣợc sử dụng nữa. Bên cạnh đó, phần lớn lao động có đất bị thu hồi có trình độ học vấn chưa cao, người lao động nông nghiệp trên 60 tuổi chiếm 18,8% vốn dĩ vẫn có thể làm nông nghiệp nhưng lại khó có thể tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp, số người từ 35 tuổi trở lên là độ tuổi khó thích nghi đối với việc tham gia học nghề, tìm việc làm mới chiếm 26,1%.
- Việc thu hồi đất để thực hiện dự án kéo theo sự thay đổi phương thức sinh kế của người nông dân. Lao động sản xuất nông nghiệp giảm, chuyển dần sang hoạt động buôn bán, dịch vụ là chủ yếu. Hầu hết các hộ phải tự đi tìm công việc mới sau khi bị thu hồi đất, chứ không thể dựa vào sự hỗ trợ của địa phương hay chủ đầu tư dự án. Trình độ học vấn, tuổi tác của lao động còn nhiều hạn chế, việc chuyển đổi nghề diễn ra tự phát.
- Chưa có những chính sách cụ thể để giúp đỡ người dân trong việc chuyển đổi nghề, tìm việc làm mới để có thêm thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống sau khi mất đất nông nghiệp đặc biệt là những người ở độ tuổi 35-60 tuổi, vốn là những người khó nhanh nhạy trong việc học nghề và thích nghi với việc làm trong ngành phi nông nghiệp. Đối với những lao động trên 60 tuổi bị mất đất, mặc dù những đối tƣợng này tuổi đã cao nhƣng nếu còn đất nông nghiệp thì họ vẫn có thể tham gia sản xuất nông nghiệp, nhƣng vì không còn đất nông nghiệp nên họ là đối tƣợng khó khăn trong việc tìm cơ hội mưu sinh, lương hưu không có. Hầu hết người dân phải tự tìm việc làm mới sau khi bị thu hồi đất, chứ không thể dựa vào sự hỗ trợ của địa phương hay chủ đầu tư dự án.
Nguồn vốn tài chính: Diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh do bị thu hồi dẫn đến thu nhập từ việc sản xuất nông nghiệp giảm đi đáng kể, có 10% số hộ công nhận mức thu nhập của họ sau khi bị thu hồi đất kém hẳn đi so với thời điểm trước khi bị thu hồi đất, đây là những hộ không biết tính toán trong chi tiêu, khi nhận tiền bồi thường đã sử dụng để xây dựng nhà cửa, mua sắm, thậm chí còn vay mượn thêm để chi tiêu.
Nguồn vốn vật chất: Sau khi thu hồi đất, nguồn vốn tài chính và nguồn vốn vật chất của các hộ gia đình gia tăng, đây là cơ hội để người dân có thể sử dụng để
chuyển đổi nghề, đầu tƣ kinh doanh. Tuy nhiên, phần lớn các hộ dân chƣa sử dụng hiệu quả số tiền đền bù, họ chƣa chú trọng vào đầu tƣ học tập, đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm có thu nhập tốt hơn mà chỉ chú trọng vào sửa chữa nhà cửa, chi tiêu, mua sắm các vật dụng trong gia đình.
Nguồn vốn xã hội: Người dân có được một khoản tiền đền bù lớn để chuyển đổi việc làm, đầu tƣ sản xuất kinh doanh hay gửi tiết kiệm. Nhƣng nếu không có hướng đầu tư đúng đắn, sẽ gây nên tranh chấp, tệ nạn xã hội có điều kiện phát triển.
Mật độ dân cƣ trong địa bàn tăng lên do lực lƣợng lao động từ nơi khác dồn về làm việc ở các Trung tâm thương mại trong KĐT và các hộ dân chuyển đến ở trong KĐT làm cho công tác quản lý an ninh trật tự trở nên khó khăn và phức tạp.
- Nguồn lực con người chỉ ở mức hạn chế, nguồn lực tự nhiên đang có xu hướng giảm mạnh, chỉ có nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất là được đánh giá cao hơn và có xu hướng gia tăng sau khi thu hồi đất so với các nguồn lực khác.
Tuy nhiên, nguồn vốn vật chất và tài chính chỉ mang tính trước mắt, nếu nguồn vốn con người hạn chế thì nó sẽ suy giảm trong tương lai. Chính vì thế, việc đầu tư vào học hành, đào tạo nghề và tìm việc làm ổn định, thu nhập tốt là biện pháp hiệu quả nhất để mang lại sinh kế bền vững cho mỗi hộ gia đình.