Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới sinh kế của người dân tại dự án khu đô thị sinh thái vincom village, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, GPMB CỦA DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI VINCOM VILLAGE, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1.2. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội

Tổng số dân của quận tính đến cuối kỳ 31/12/2014 là 236992 người, mật độ dân số trung bình chung ở mức cao đạt 3.183 người/km2. Thu nhập bình quân đầu người đạt 31,37 triệu đồng/người. Theo số liệu tổng hợp năm 2015, tỷ lệ phát triển dân số là 1,5%.

Với 14 đơn vị hành chính cấp phường, toàn quận có 236.992 người. Mật độ dân số bình quân là 3.183 người/km, thấp hơn so với bình quân chung của toàn thành phố Hà Nội và thấp nhất trong số các quận nội thành của Hà Nội, chính vì vậy sức ép về nhà ở, việc làm và một số vấn đề xã hội khác trên địa bàn quận không thực sự là vấn đề bức xúc nhƣ một số quận nội thành khác của Thủ đô đang gặp phải.

- Hiện trạng cơ cấu kinh tế:

Quá trình đô thị hóa, công nghiệp đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn quận Long Biên. Dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và xu thế phát triển chung của quận, cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển dịch đáng kể.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của quận đã phát triển với tốc độ khá nhanh và tương đối toàn diện. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 16,2%. Giá trị tổng sản lƣợng các ngành kinh tế năm 2014 của quận Long Biên đạt trên 7.436 tỷ đồng. Trong đó:

+ Công nghiệp – xây dựng cơ bản đạt 3.330 tỷ đồng, chiếm 44,78%;

+ Thương mại – dịch vụ đạt 3.986 tỷ đồng, chiếm 53,6%;

+ Nông nghiệp đạt 120 tỷ đồng, chiếm 1,62%.

Hình 2.2 Cơ cấu kinh tế quận Long Biên năm 2014

- Ngành nông nghiệp: kết quả bước đầu đã tăng năng suất lúa bình quân đạt 45,5tạ/ha (kế hoạch 41,5tạ/ha), ngô đạt 40 tạ/ha (kế hoạch 37tạ/ha); giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 45 triệu đồng, tăng 2,3% so với năm 2012. Xây dựng các mô hình sản xuất cây ăn quả, mô hình chăn nuôi rắn tập trung và mô hình vùng sản xuất tập trung để có cơ chế đầu tƣ tiến bộ kỹ thuật.

Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá cùng với sự hình thành các khu dân cƣ tập trung làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Quận uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quận Long Biên về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nên diện tích đất trũng đã đƣợc sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn quả, chăn nuôi kết hợp…Đến nay trên địa bàn quận đã có một số trang trại có diện tích lớn nhƣ: Khu Hồ Miễu (phường Thượng Thanh); khu Hồ Thạch Bàn, khu Tầm Dâu (phường Phúc Đồng); khu Bể, khu Vườn Trũng (phường Giang Biên). Về quy mô, số trang trại có diện tích lớn hơn 3 ha chiếm tỷ lệ nhỏ (20,5%), còn lại chủ yếu có diện tích từ 1 đến 2,5 ha tập trung tại các phường có diện tích ao hồ lớn thuộc vùng trũng của quận nhƣ Thạch Bàn, Phúc Lợi, Phúc Đồng.

Năm 2013, quận đã chuyển đổi đƣợc 48ha từ diện tích trồng ngô sang trồng cây ăn quả tại phường Cự Khối, Long Biên, Giang Biên, Ngọc Thụy, Thượng Thanh. Đến nay toàn quận đã chuyển đổi đƣợc 200ha từ cây ngô sang trồng các loại cây ăn quả như ổi, táo, đu đủ, nhãn… bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao; tiếp

44.78 53.6

1.62

Công nghiệp -Xây dựng Thương mại-Dịch vụ Nông nghiệp

tục duy trì tổ chức sản xuất rau an toàn tại 3 vùng bãi phường Giang Biên, Cự Khối, Phúc Lợi với diện tích 20,2ha, phát triển mới tại phường Thượng Thanh 1,8ha.

- Ngành công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3330 tỷ đồng, tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 44,78% trong cơ cấu kinh tế. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đã có khởi sắc, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tăng cao, đặc biệt là trong những ngành sản xuất phục vụ thị trường nội địa. Tính theo thành phần kinh tế, Công ty cổ phần tăng 10,6%, công ty TNHH tăng 8,5%, kinh tế cá thể tăng 8,2%; kinh tế tập thể sau thời kỳ suy giảm đã có sự tăng trưởng khá (tăng 9,2%).

Toàn quận có 3 khu công nghiệp là Sài Đồng A, Đài Tƣ và Hanel, gần 300 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phân bố trên khắp các phường của quận. Nhìn chung giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận hàng năm đều tăng nhanh, chủ yếu tập trung ở hai thành phần kinh tế cá thể và kinh tế hỗn hợp. Trên địa bàn quận ngành nghề sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh khá đa dạng và phong phú.

Nhƣng chủ yếu vẫn là các ngành thuộc khối công nghiệp chế biến tập trung chủ yếu vào các ngành: Sản xuất thực phẩm, đồ uống, trang phục, hoá chất, đồ gỗ và các sản phẩm sản xuất từ kim loại.

- Ngành thương mại - dịch vụ: đóng vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của quận Long Biên. Cùng với quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng và đời sống nhân dân ngày một nâng cao, ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn Quận đang phát triển với tốc độ nhanh. Tỷ trọng thương mại dịch vụ tăng nhanh trong những năm gần đây. Quận đang chủ trương tập trung tạo điều kiện để các ngành sản xuất kinh doanh kim khí, sản phẩm gỗ, bao bì ... phát triển mạnh và đẩy mạnh các nhà nghỉ, ăn uống và y tế.

Trong những năm vừa qua, UBND quận Long Biên đã xây mới và hoàn thành, đƣa vào sử dụng 5 chợ: chợ Thƣợng Cát – Thƣợng Thanh, chợ May 10 – Phúc Lợi, chợ Kim Quan – Việt Hƣng, chợ Diêm Gỗ - Đức Giang, chợ Cự Khối với tổng diện tích 12.938,6m2, tạo chỗ kinh doanh ổn định cho 866 hộ, kinh phí xây dựng chợ là 12,6 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới sinh kế của người dân tại dự án khu đô thị sinh thái vincom village, quận long biên, thành phố hà nội (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)