CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, GPMB CỦA DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI VINCOM VILLAGE, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.4. Khái quát về dự án Khu đô thị sinh thái Vincom Village, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
2.4.3. Thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ của dự án
2.4.3.1. Thực trạng bồi thường, hỗ trợ về đất:
Sau khi có văn bản chấp thuận dự án, UBND quận đã chỉ đạo các phòng, ban ngành chuyên môn phối hợp cùng chủ đầu tư thực hiện các bước theo quy định:
- Mời cơ quan chức năng xác định vị trí, mốc giới GPMB, xác định số liệu sơ bộ, lập phương án tổng thể trình UBND quận phê duyệt.
- Ban hành thông báo thu hồi đất, niêm công khai thông báo thu hồi đất cũng nhƣ các văn bản pháp lý liên quan đến dự án tại trụ sở tổ dân phố, trụ sở UBND các phường, thông báo trên loa truyền thanh phường theo quy định.
- Căn cứ vào tình hình thực tế, các quy định hiện hành UBND quận tiến hành xây dựng Kế hoạch chi tiết thực hiện
- Tiến hành họp công khai tới các hộ dân về dự án cũng nhƣ các văn bản chính sách áp dụng GPMB, phát tờ tự kê khai, hướng dẫn kê khai theo đúng quy định.
- Căn cứ vào tài liệu lưu giữ tại UBND phường, hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân. Chủ đầu tư phối hợp cùng tổ công tác phường tiến hành mời đơn vị chuyên môn tiến hành đo đạc, lập bản đồ hiện trạng, lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất
- Tổ chức mời các tổ chức, cá nhân nộp tờ kê khai, xác minh, điều tra hiện trạng - Căn cứ tài liệu đã thu thực hiện trước, văn bản chính sách liên quan Ban bồi thường GPMB hướng dẫn chủ đầu tư lập phương án BTHT theo quy định
- Công khai lấy ý kiến về phương án
- Tổng hợp các ý kiến phản hồi, phân loại để giải quyết - Hội đồng họp thẩm định phương án
+ Sau khi Hội đồng họp thẩm định, Ban bồi thường hướng dẫn chủ đầu tư hoàn chỉnh phương án chi tiết theo ý kiến Hội đồng
+ Căn cứ vào hồ sơ lưu giữ, các văn bản pháp lý, số liệu liên quan. UBND phường tiến hành xác nguồn gốc sử dụng đất, xác nhận nhân khẩu, xác nhận diện tích sử dụng đất theo đúng quy định.
+ Tổng diện tích đất thu hồi: 1.830.736,5 m2
+ Tổng số hộ dân có đất nông nghiệp đƣợc đền bù hỗ trợ: 1.783 hộ + Tổng số hộ dân thuê thầu đƣợc đền bù hoa màu: 92 hộ.
+ Số tổ chức có đất được đền bù: 03 tổ chức (UBND phường Việt Hưng, Phúc Lợi, Giang Biên).
+ Số tổ chức có hoa màu, công trình trên đất đƣợc đền bù: 03 tổ chức.
+ Tổng số mồ mả di dời: 1.802 ngôi.
+ Tổng số tiền đền bù, hỗ trợ của 09 quyết định: 2.083.408.008.153đồng.
Việc bồi thường về đất được thực hiện theo Quyết định số 59/2010/QĐ- UBND ngày 28/12/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2011.
Theo đó, mức giá bồi thường đối với đất nông nghiệp: 252.000đ/m2. Chi tiết tại các phường:
a.Phường Việt Hưng:
Bảng 2.5. Kết quả thực hiện GPMB của dự án tại phường Việt Hưng
Nội dung
Đơn vị tính
Phải thu hồi Đã bàn giao mặt bằng
Tỷ lệ thực hiện (%)
- Tổng diện tích m2 529.377,40 529.377,40 100
+ Diện tích đất nông
nghiệpgiao theo NĐ 64/CP
m2
529.377,40 529.377,40 100
- Tổng số hộ bị ảnh hưởng Hộ 694 694 100
+ Số hộ bị thu hồi đất nông
nghiệp giao theo NĐ 64/CP Hộ 694 694 100
(Nguồn: Tổng hợp từ Ban BT- GPMB quận Long Biên)
Bảng 2.6. Tổng kinh phí bồi thường hỗ trợ của dự án tại phường Việt Hưng
TT Hạng mục bồi thường Đơn giá
(đồng/m2)
Diện tích (m2)
Tiền bồi thường (đồng) 1 Bồi thường, hỗ trợ về đất 252.000 529.377,40 133.403.104.800 2 Bồi thường, hỗ trợ cây cối, hoa màu 5.500 529.377,40 3.578.892.700 3 Hỗ trợ đất nông nghiệp trong địa giới
hành chính phường 3.030.900 256.234,90 776.622.358.410 4 Hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho hộ có
đất giao lâu dài 14.700 182.728,9 2.686.114.830
5 Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản
xuất 7.537.860.000
6 Thưởng tiến độ 1.339.198.800
Cộng 922.481.414.710
(Nguồn: Tổng hợp từ Phương án bồi thường GPMB Dự án nghiên cứu đã được phê duyệt) - Đất nông nghiệp giao theo NĐ 64/CP của các hộ dân:
+ Số hộ có đất bị thu hồi: 694 hộ + Diện tích thu hồi: 529.377,4 m2
+ Số tiền đền bù, hồ trợ GPMB: 922.481.414.710 đồng - Đất thuê thầu của các hộ dân:
+ Số hộ và tổ chức đƣợc đền bù hoa màu công trình trên đất thuê thầu của UBND phường: 47 hộ dân, 01 tổ chức.
+ Số tiền bồi thường cây cối hoa màu trên đất thuê thầu: 3.312.745.675 đồng - Đất do UBND phường quản lý:
+ Diện tích đất thu hồi do UBND phường quản lý: 106.786,6 m2 + Số tiền hỗ trợ đất do UBND phường quản lý: 26.957.263.200 đồng b. Phường Giang Biên:
- Đất nông nghiệp giao theo NĐ 64/CP của các hộ dân:
+ Số hộ có đất bị thu hồi: 31 hộ
+ Diện tích thu hồi: 7.367,7 m2
+ Số tiền đền bù, hỗ trợ GPMB: 13.222.259.856 đồng - Đất thuê thầu của các hộ dân:
+ Số hộ đƣợc đền bù hoa màu trên đất thuê thầu: 01 hộ
+ Số tiền bồi thường hoa màu trên đất thuê thầu: 477.964.283 đồng - Đất do UBND phường quản lý:
+ Diện tích đất thu hồi do UBND phường quản lý: 420,3 m2 + Số tiền hỗ trợ đất do UBND phường quản lý: 105.915.600 đồng c. Phường Phúc Lợi:
- Đất nông nghiệp giao theo NĐ 64/CP của các hộ dân:
+ Số hộ có đất bị thu hồi: 1.058 hộ + Diện tích thu hồi: 997.666,5m2
+ Số tiền đền bù, hồ trợ GPMB: 1.042.479.702.650 đồng - Đất thuê thầu của các hộ dân:
+ Số hộ dân và tổ chức đƣợc đền bù hoa màu công trình trên đất thuê thầu của UBND phường: 44 hộ dân và 02 tổ chức.
+ Số tiền bồi thường cây cối hoa màu trên đất thuê thầu: 60.987.342.178 đồng
- Đất do UBND phường quản lý:
+ Diện tích đất thu hồi do UBND phường quản lý: 189.248 m2
+ Số tiền hỗ trợ đất do UBND phường quản lý: 47.690.485.920 (đồng) (Nguồn: Tổng hợp từ Phương án bồi thường GPMB thực hiện dự án nghiên cứu đã được phê duyệt).
2.4.3.2. Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất:
- Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất của dự án nghiên cứu chủ yếu là bồi thường thiệt hại đối với cây cối hoa màu như: lúa, rau muống, cây ăn quả, cây cảnh,…. Trong đó mức giá bồi thường đối với cây lúa tẻ: 5.500đ/m2, rau muống:
18.000đ/m2.
- Đối với cây cối hoa màu, việc bồi thường, hỗ trợ được áp dụng theo Thông báo số 6838/2009/STC-BG ngày 31/12/2009 của Sở Tài chính Hà Nội. Do khi có
thông báo tổ công tác đi kiểm đếm, một số hộ dân đã vận chuyển số lƣợng lớn các cây tùng, lan chỉ là những cây cảnh mua với giá rẻ, dễ trồng và có giá trị bồi thường cao hơn để trồng với mật độ dày đặc quá quy định cho phép. Ngày 30/11/2010 Sở Tài chính đã có Thông báo số 5743/STC-BG quy định về mật độ cây tùng, lan chỉ để GPMB thực hiện các dự án trên địa bàn phường Phúc Lợi. Để thống nhất chung về phương pháp tính cho toàn bộ dự án áp dụng mật độ tính như văn bản này, ngày 16/12/2010 UBND quận Long Biên đã có Văn bản số 1675/UBND-GPMB đề nghị các phường áp dụng tương tự mật độ cây trồng như trên địa bàn phường Phúc Lợi, theo Thông báo số 5743 của Sở Tài chính.
2.4.3.3. Chính sách hỗ trợ:
Căn cứ Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND Thành phố Hà Nội quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội, có các khoản hỗ trợ đối với người bị thu hồi đất nông nghiệp như sau:
- Hỗ trợ đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường (diện tích đất được hỗ trợ đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường không được vượt quá 450m2) đƣợc tính = 30%*diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi (không quá 450m2)* giá đất ở trung bình VT3 của địa bàn phường tại thời điểm thu hồi đất.
Hỗ trợ đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường chỉ hỗ trợ 1 lần đối với tất cả các dự án mà người dân có đất bị thu hồi.
- Hỗ trợ ổn định đời sống:
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có diện tích đất bị thu hồi từ 30%-70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì số tiền hỗ trợ đƣợc tính = 30kg*11.000đ/kg* số nhân khẩu*6 tháng;
+ Đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có diện tích đất bị thu hồi > 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì số tiền hỗ trợ ổn định đời sống đƣợc tính = 30kg*11.000đ/kg*số nhân khẩu*12 tháng.
- Thưởng bàn giao mặt bằng đúng tiến độ = diện tích đất bị thu hồi * 3.000đ/m2 (không quá 3.000.000đ/hộ).
- Hỗ trợ công tôn tạo đất = 35.000đ/m2 * diện tích đất bị thu hồi
- Hỗ trợ di dời công trình, vật kiến trúc: đƣợc thực hiện theo Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ngày 04/8/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về việc Ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố.
Công tác tổ chức và thực hiện phù hợp với các quy định của pháp luật góp phần đẩy nhanh tiến độ bàn giao đất để thực hiện dự án, ổn định đời sống xã hội.
Hình thức bồi thường, hỗ trợ chủ yếu là bằng tiền mặt. Đến nay, công tác tác thu hồi đất, bồi thường GPMB đã hoàn thành, đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư xây dựng xong, dự án đã đƣợc triển khai và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, hệ quả của việc GPMB thực hiện dự án tác động không nhỏ đến đời sống, việc làm cũng nhƣ sinh hoạt của người dân nơi đây.
2.4.3.4. Đánh giá chung:
Quá trình triển khai thu hồi, bồi thường và hỗ trợ về đất của dự án được đúc rút về các mặt thuận lợi và khó khăn nhƣ sau:
- Thuận lợi:
+ Dự án đầu tƣ xây dựng có quy mô lớn, toàn bộ diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án chủ yếu là đất nông nghiệp, đất hồ ao nên thuận lợi cho công tác GPMB, triển khai thực hiện dự án, không phải di chuyển chỗ ở người dân và bố trí quỹ nhà, đất tái định cƣ nhƣ khi thu hồi đất ở.
+ Khi tổ chức họp dân việc phổ biến tầm quan trọng của dự án KĐT sinh thái Vincom Village như: gần các tuyến đường giao thông quan trọng và các dự án trọng điểm trong khu vực quận Long Biên cũng nhƣ của thành phố, thuận lợi để xây dựng một khu đô thị sinh thái hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nên dự án được sự đồng thuận của đại đa số các hộ dân và chính quyền địa phương thuận lợi cho việc thực hiện BT-GPMB
- Khó khăn:
+ Phải giải phóng một số lượng lớn mồ mả nằm rải rác ở cả 3 phường lên đến 1.802 ngôi, việc này liên quan đến cả đời sống tâm linh nên việc tìm địa điểm để di chuyển mồ mả tập trung về một nghĩa trang thuận lợi cho các hộ dân đi lại thăm nom là một bài toán đối với chủ đầu tƣ.
+ Việc thực hiện bồi thường, GPMB dự án diễn ra từ năm 2010 đến hết năm 2011, đầu năm 2012 mới hoàn thành nên các hộ dân có sự so sánh giữa các dự án khác nhau, thời điểm lập phương án BT-HT khác nhau trong cùng dự án….
+ Dự án KĐT sinh thái thực hiện trên 3 phường Việt Hưng, Giang Biên và Phúc Lợi với tổng diện tích 183,6 ha. Khi áp dụng các chính sách GPMB đối với dự án, nổi lên vấn đề phải xác định danh sách hộ nông nghiệp để làm căn cứ hỗ trợ cho các hộ dân. Đối chiếu với các quy định của Nhà nước và của UBND Thành phố Hà Nội, thì việc xác định nhƣ thế nào là hộ nông nghiệp đƣợc quy định không rõ và có nhiều bất cập, trong khi hồ sơ quản lý đất nông nghiệp lại không chặt chẽ;
Trước tình hình đó, UBND quận Long Biên quyết định lấy danh sách hộ được giao đất nông nghiệp năm 2000 để làm danh sách hộ được hưởng chính sách hỗ trợ của UBND Thành phố Hà Nội. Trong quá trình triển khai công tác GPMB thực hiện dự án, có một số đơn thƣ kiến nghị gửi đến các cấp, các ngành về việc tách hộ để hưởng khoản hỗ trợ đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường.
Có 22 trường hợp tách thửa và đất dòng họ được lập phương án cho hộ gia đình, cá nhân riêng là chƣa đúng với quy định của UBND quận Long Biên (Kết luận số 976/KL-UBND ngày 04/7/2011 của UBND quận Long Biên);
- Sau khi kiểm tra, xuất phát từ những bất cập của cơ chế Chính sách và thực tế sử dụng đất của nhân dân UBND quận Long Biên ký tờ trình số 1160/TTr-UBND trình UBND Thành phố xem xét giải quyết về chính sách BT,HT&TĐC đối với 22 trường hợp nêu trên;
- Ngày 05/8/2011 BCĐ GPMB thành phố thay mặt liên ngành Thành phố có tờ trình số 518/TTr-BCĐ v/v: Giải quyết chính sách bồi thường, hỗ trợ các hộ sử dụng đất nông nghiệp khi GPMB thực hiện dự án Khu đô thị sinh thái tại quận Long Biên. Nội dung, đối với những hộ chƣa đƣợc giao đất theo Nghị định 64/CP đề nghị UBND Thành phố chấp thuận cho phép UBND quận Long Biên lập và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho từng hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau (19 hộ): 1/
Là hộ đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp; 2/ Có hộ khẩu thường trú tại phường nơi có đất thu hồi; 3/ Có tên trong sổ bộ thuế 2001, 2006 đã được phường Việt Hưng xác nhận có tên trong danh sách các hộ sử dụng đất nông nghiệp theo Khoán 10,
Khoán 100. Đề nghị chấp thuận lập và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đối với các hộ canh tác trên đất nông nghiệp dòng họ (03 hộ);
- Sau khi liên ngành Thành phố thống nhất trình UBND Thành phố Hà Nội tại tờ trình số 518/TTr-UBND. UBND quận Long Biên đã rà soát đối với 22 trường hợp (Kết luận số 976/KL-UBND ngày 04/7/2011 của UBND quận Long Biên).
Kết quả, thống nhất 18/22 hộ được chấp thuận giữ nguyên phương án BT,HT mà UBND quận Long Biên đã phê duyệt và 04/22 trường hợp không đủ các điều kiện nêu trên. Đây là 04 trường hợp trước thời điểm giao đất theo Nghị định 64/CP đã là các hộ độc lập, nhƣng khi giao đất theo Nghị định 64/CP thì lại giao nhập vào một chủ sử dụng. Khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ UBND phường xác nhận tách riêng các hộ này theo sổ bộ thuế năm 2010. Vì vậy, UBND quận Long Biên đã ký
quyết định huỷ phương án đã phê duyệt và ký QĐ thu hồi lại số tiền của 04 trường hợp trên.
+ Do ranh giới giữa các thửa ruộng sau mỗi lần đắp bờ lại có sự xê dịch gây khó khăn cho việc đo đạc, kiểm đếm, xác định diện tích đất đƣợc giao theo sổ bộ thuế do phường quản lý và xác định nguồn gốc sử dụng đất, ranh giới sử dụng đất.
+ Một số hộ dân chưa thống nhất cao theo phương án theo phương án đã duyệt do có sự so sánh giá bồi thường đất nông nghiệp chỉ được 252.000 đ/m2 so sánh với giá căn hộ chung cƣ sau khi đã hoàn thành bán ra tại khu vực cùng thời điểm khoảng 50-60tr/m2. Sự so sánh này là khập khiễng. Dẫn đến dự án có 33 đơn thƣ khiếu nại các cấp mặc dù việc thực hiện chính sách pháp luật đã đúng quy định.
Hơn nữa, chính sách bồi thường, hỗ trợ có điểm bất cập là giá bồi thường lại thấp hơn rất nhiều so với đơn giá hỗ trợ. Có những hộ bị mất rất nhiều đất, diện tích thu hồi của hộ lên đến hàng nghìn m2 ở nhiều dự án, mà theo quy định chỉ được hưởng hỗ trợ đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường 1 lần ở tất cả các dự án, mà đây là khoản hỗ trợ chính, thường cao hơn cả giá bồi thường về đất, gây bức xúc cho người dân.
CHƯƠNG 3