Công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH và thực hiện chế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh hà nam và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh Hà Nam

3.2.4. Công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH và thực hiện chế

*Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn vừa qua, tỉnh Hà Nam đã rất nỗ lực trong công tác QLCTNH, với nhiều các biện pháp đƣợc triển khai đồng bộ nhƣ tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, kiểm tra uốn nắn nhắc nhở... Kết quả bước đầu đã đạt

58

đƣợc nhiều thành công đáng khích lệ, tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh chấp hành tốt các quy định về QLCTNH ngày càng tăng cao.

Tính đến thời điểm hiện tại trên đi ̣a bàn tỉnh có 03 đơn vị đƣợc cấp phép tự xử lý tiêu hủy CTNH là Bê ̣nh viê ̣n đa khoa huyện Lý Nhân , Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Liêm và Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn .

Nhìn chung hình thức QLCTNH hiện nay tại các cơ sở sản xuất kinh doanh là phân loại thu gom, lưu giữ trong kho, khi nào khối lượng CTNH đạt số lượng lớn thì tiến hành thuê đơn vị chức năng vận chuyển, xử lý. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có một số đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý CTNH đang hoạt động nhƣ: Công ty CP Môi trường Thuận Thành, Công ty TNHH MT Phú Hà, Công ty TMDV &

MT Ngôi sao xanh, Urenco 10, Urenco 11...

Việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ công tác QLCTNH đối với cơ quan quản lý nhà nước đã được các cơ sở sản xuất kinh doanh quan tâm thực hiện, thống kê Số lƣợng các doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo định kỳ công tác QLCTNH một số năm gần đây nhƣ sau:

Năm 2012 2013 2014 2015

Số doanh

nghiệp 93 139 317 438

* Những vấn đề tồn tại

Một thực tế đáng buồn hiện nay tại tỉnh Hà Nam là các doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định về QLCTNH phần lớn lại là các doanh nghiệp FDI hoặc doanh nghiệp liên danh với nước ngoài, một phần nhỏ doanh nghiệp trong nước và các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện. Tại các cơ sở này, CTNH đƣợc phân loại ngay tại nguồn, cuối ngày đƣợc thu gom vào các thùng chứa có dán tên CTNH, mã số CTNH rõ ràng, CTNH được lưu chứa trong các nhà kho đảm bảo yêu cầu kỹ thuật xây dựng, không để lẫn, không có khả năng phát tán ra môi trường xung quanh. Định kỳ hợp đồng với đơn vị chức năng vận chuyển xử lý CTNH, báo cáo công tác QLCTNH, nộp các chứng từ CTNH với cơ quan quản lý nhà nước.

Theo số liệu thống kê, hiện nay chỉ có khoảng 170/500 doanh nghiệp đã đƣợc cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH đáp ứng đầy đủ các quy định về quản lý CTNH đạt tỷ lệ 34%, (trong đó có khoảng 103 doanh nghiệp FDI chiếm 60,58%,

59

các cơ sở y tế chiếm 7,06%, còn lại là các cơ sở sản xuất khác). Còn lại 66% các doanh nghiệp đã đƣợc cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc hoặc không đáp ứng đầy đủ các quy định về quản lý CTNH. Ngoài ra tại các cơ sở sản xuất kinh doanh chƣa đƣợc cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, CTNH không được phân loại tại nguồn, không được thu gom, lưu giữ, vận chuyển xử lý theo đúng quy định hoặc có thực hiện nhƣng theo hình thức qua loa, chống đối như có thu gom nhưng không phân loại, không xử lý, có kho lưu giữ nhưng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật... [6]

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chƣa có đơn vị đăng ký hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH tập trung, giá thành chi cho các đơn vị chức năng để xử lý CTNH tương đối cao nên rất khó khăn cho công tác xử lý CTNH. Hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh thu gom, lưu giữ từ năm này qua năm khác hoặc tìm cách tẩu tán, thậm chí buôn bán CTNH.

Trên đi ̣a bàn tỉnh có 03 đơn vị đƣợc cấp phép tự xử lý tiêu hủy CTNH tuy nhiên các cơ sở này chỉ đƣợc phép tự xử lý CTNH do mình phát sinh ra mà không đƣợc phép xử lý cho các đơn vị khác.Bên cạnh đó, một số bệnh viện đã đƣợc đầu tƣ lắp đặt hệ thống lò đốt chất thải y tế nguy hại nhƣng lại hoạt động không hiệu quả do thiếu chi phí vận hành, công nghệ đã lạc hậu...

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều nhà máy sản xuất xi măng đang hoạt động với công suất lớn. Đây là một lợi thế lớn trong việc kết hợp đồng xử lý CTNH làm nguyên, nhiên liệu trong sản xuất xi măng vừa góp phần xử lý CTNH và tiết kiệm chi phí cho nguyên, nhiên liệu sản xuất. Song hiện nay tại Hà Nam chỉ có Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn đăng ký tự xử lý CTNH trong lò nung xi măng. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải khuyến khích các nhà máy xi măng đăng ký tự xử lý CTNH trong lò nung xi măng để góp phần giảm thiểu CTNH, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường.

Tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện chế độ báo cáo công tác QLCTNH định kỳ nhìn chung vẫn còn thấp, chất lƣợng báo cáo không đảm bảo tính chính xác, có hình thức báo cáo kiểu đối phó cho có. Theo thống kê của phòng Kiểm soát ô nhiễm trong năm 2015, chỉ có 142/438 cơ sở nộp báo cáo QLCTNH định kỳ có chất lƣợng báo cáo đáp ứng đƣợc các quy định pháp luật về QLCTNH.

60

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh hà nam và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)