CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh
3.3.1. Quan điểm QLCTNH của tỉnh Hà Nam Mục tiêu môi trường
Đáp ứng định hướng lâu dài theo chiến lược BVMT của tỉnh, quy hoạch KT - XH của tỉnh đến năm 2030.
Hoàn thiện hệ thống quản lý hành chính và kỹ thuật CTNH về cơ cấu tổ chức và nhân sự theo hướng hiện đại hóa.
Hoàn thiện các văn bản pháp lý hỗ trợ, hệ thống giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động QLCTNH.
Nâng cao khả năng phân loại, giảm thiểu tại nguồn, thu gom, xử lý CTNH.
Nâng cao năng lực của đội ngũ QLCTNH về trình độ quản lý và chuyên môn.
Mục tiêu xã hội
Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về vệ sinh CTNH, hướng tới mục tiêu doanh nghiệp tự nguyện, tích cực tham gia BVMT cùng Nhà nước; BVMT và vệ sinh môi trường đô thị trở thành hành vi không thể thiếu được đối với toàn bộ công đồng doanh nghiệp.
Xã hội (người trả tiền dịch vụ) chấp nhận, hài lòng với chất lượng dịch vụ và các sản phẩm có liên quan đến quản lý, CTNH cung cấp từ các đơn vị công ích, các đơn vị cung ứng dịch vụ khác.
3.3.2. Giải pháp quy hoạch
Phải khẩn trương hoàn tất quy hoạch tổng thể hệ thống QLCTNH, trong đó làm rõ quy hoạch về thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH để làm căn cứ và định hướng cho các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Ban hành các chính sách ƣu đãi đất đai, thuế, tín dụng cho các cá nhân, tổ chức đầu tƣ vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTNH.
Quy định cụ thể các điều kiện tham gia quản lý CTNH, bao gồm năng lực về con người, trang thiết bị, cơ sở vật chất, khả năng kiểm soát các chất ô nhiễm thứ
65
cấp, khả năng ứng phó tại chỗ trong những tình huống khẩn cấp nhằm đảm bảo không gây ra các sự cố, ô nhiễm môi trường.
Ban hành khung đơn giá thống nhất cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ các dạng CTNH khác nhau để làm tăng tính cạnh tranh trong các đơn vị cung ứng dịch vụ.
3.3.3. Đề xuất các biện pháp kinh tế hỗ trợ quản lý CTNH
Hiện nay, giải pháp kinh phí hỗ trợ cho hoạt động quản lý trên địa bàn tỉnh Hà Nam vẫn là nguồn kinh phí từ 1% ngân sách dành cho sự nghiệp BVMT. Tuy nhiên, nguồn kinh phí này không đủ cho các hoạt động môi trường trong điều kiện hiện nay. Theo kinh nghiê ̣m của các nước phát triển , để tăng cường hiệu quả của công tác QLMT đối với CTNH, tôi đề xuất thêm mô ̣t phương án tham khảo về viê ̣c thu phí đối với CTNH.
Xuất phát từ các mục đích thu phí và sử dụng phí khác nhau đối với thành phần phí CTNH nên cơ chế thu phí hợp lý nhất là dựa trên nguyên tắc: các thành phần phí CTNH nào nhằm mục đích sử dụng cho công tác QLNN về CTNH sẽ do cơ quan nhà nước trực tiếp thu phí, còn những thành phần phí nào nhằm mục đích sử dụng cho việc vận hành hệ thống kỹ thuật QLCTNH sẽ do các đơn vị vận hành trực tiếp thu. Theo nguyên tắc này thì cơ cấu thu và sử dụng phí đƣợc phân chia nhƣ sau:
66
Hình 3.4: Sơ đồ hệ thống thu, nộp và sử dụng phí CTNH [4]
a. Cơ quan quản lý phí của nhà nước sẽ trực tiếp thu 2 loại phí:
- Phí phát sinh CTNH;
- Lệ phí hành chính QLCTNH.
b. Đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển CTNH trực tiếp thu 2 loại phí:
- Phí thu gom, vận chuyển CTNH;
- Phí xử lý, tiêu huỷ CTNH.
c. Đơn vị có chức năng xử lý, tiêu huỷ CTNH sẽ trực tiếp thu lại phần phí xử lý, tiêu huỷ CTNH từ các đơn vị thu gom, vận chuyển CTNH.
- Ngoài ra ta có thể xây dựng, thành lập "thị trường trao đổi chất thải"giúp giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế các chất thải phát sinh từ công nghiệp nhằm:
+ Giảm chi phí quản lý chất thải cho công nghiệp;
+ Giảm chi phí mua nguyên liệu thô cho người sử dụng cuối cùng;
+ Cải thiện lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị tái chế;
+ Ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu chất thải tác động đến môi trường…
QUỸ KHẮC PHỤC SỰ CỐ, HẬU QUẢ CTNH
QuỸ CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ GIẢM THIỂU CTNH
CÁC ĐƠN VỊ CÓ CHỨC NĂNG XỬ LÝ, TIÊU HUỶ CTNH
CÁC ĐƠN VỊ CÓ CHỨC NĂNG THU GOM, VẬN CHUYỂN CTNH
CÁC CHỦ NGUỒN THẢI CTNH CƠ QUAN THU
PHÍ VÀ QUẢN LÝ PHÍ CTNH
QUỸ KIỂM TRA, GIÁM SÁT SỰ TUÂN THỦ CÁC
QUY ĐỊNH Phí phát sinh CTNH +
Lệ phí hành chánh quản lý CTNH
Phí phát sinh CTNH + Lệ phí hành chánh quản lý CTNH
Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật phòng ngừa, giảm thiểu CTNH
Phí thu gom, vận chuyển CTNH Phí xử lý, tiêu huỷ
CTNH Phí phát sinh CTNH + Lệ phí
hành chánh quản lý CTNH
Dòng phí thu vào Dòng phí chi ra
67
Hình 3.5: Sơ đồ tổ chức và cơ chế phối hợp thực hiện thu phí hành chính QLCTNH
3.3.4. Xây dựng Quy chế quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng Quy chế quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh Hà Nam, trong đó cần làm nổi bật trách nhiệm của các cấp, các ngành trong QLCTNH... cụ thể nhƣ sau:
Sở Tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh cơ chế đặc thù khuyến khích các tổ chức cá nhân có công nghệ xử lý CTNH hợp lý đăng ký tự xử lý CTNH nhƣ các nhà máy xi măng, các bệnh viện; Thực hiện công tác cấp sổ đăng ký CTNH, các loại giấy phép thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH;- Thẩm định các dự án xử lý, chôn lấp CTNH; Kiểm tra, giám sát quá trình phát sinh và xử lý CTNH; Kiểm kê các nguồn phát thải CTNH, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về CTNH để đánh giá, dự báo nguồn phát thải nguy hại và lƣợng phát thải làm cơ sở xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về BVMT liên quan đến CTNH; Tăng cường sử dụng hệ thông tin hoặc thư điện tử để thông báo hướng dẫn, trao đổi với chủ nguồn
HĐND, UBND TỈNH HÀ NAM
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐƠN VỊ CHUYÊN TRÁCH (CHI CỤC BVMT)
PHÒNG TÀI NGUYÊN &
MÔI TRƯỜNG HUYỆN
Các chủ nguồn thải CTNH
Các đơn vị thu gom, vận chuyển CTNH
Các đơn vị xử lý, tiêu hủy CTNH Các đơn vị tƣ
vấn dịch vụ chuyên ngành
Sở Tài chính (Kho bạc Nhà nước)
Các Quỹ hoạt động:
- Quỹ hỗ trợ giảm thiểu CTNH
- Quỹ khắc phục sự cố, hậu quả CTNH - Quỹ kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các quy dịnh về CTNH
68
thải CTNH trong quá trình xem xét hồ sơ và hoạt động liên quan khác đối với chủ nguồn thải để rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, giảm thiểu các văn bản giấy.
Ban Quản lý các KCN:Là đơn vị quản lý trực tiếp các doanh nghiệp hoạt động trong KCN, vai trò của Ban quản lý các KCN trong công tác QLCTNH vô cùng quan trọng, chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác QLCTNH trong KCN;
Kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý CTNH trong KCN; Có trách nhiệm báo cáo định kỳ tình hình thực hiện công tác QLCTNH trong các KCN
Sở xây dựng: Chủ trì nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh quy hoạch khu xử lý chất thải tập trung, trong đó có khu xử lý CTNH, chịu trách nhiệm quản lý về CTNH phát sinh trong lĩnh vực ngành.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Có các giải pháp kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, xây dựng phươg án xử lý TBVTV tồn lưu, thuốc thú ý quá hạn sử dụng...
Sở Y tế:Tăng cường công tác quản lý, xử lý rác thải y tế, tránh phát tán mầm bệnh ra môi trường. Nghiên cứu đưa ra giải pháp đốt chất thải y tế tập trung, không phân tán gây lãng phí trong vận hành và quản lý.
Sở Công thương và UBND các huyện thành phố: Có kế hoạch, lộ trình xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung tại các CCN, TTCN – Làng nghề, chịu trách nhiệm chính trong công tác quản lý CTNH tại các CCN, CTTCN-LN.
Ngành Công an:Thực hiện chức năng phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, trong đó bao gồm cả QLCTNH. Đồng thời chịu trách nhiệm quản lý trong quá trình vận chuyển CTNH từ nơi phát sinh đến nơi lưu giữ, hoặc xử lý cuối cùng.
3.3.5. Đào tạo, nâng cao nhận thức và năng lực QLCTNH
Hiện nay, mức độ nhận thức và kiến thức về CTNH của các bên tham gia nói chung còn rất thấp. Vì vâ ̣y, cần có nhƣ̃ng cải thiện trong nhận thức và kiến thức về
lĩnh vực này. Các chủ nguồn thải và các công ty QLCTNH thường thi ếu nhận thức và kiến thức về:
- Quy chế QLCTNH;
- Tác động tiềm năng của CTNH;
- Các định nghĩa cơ bản và phân loại CTNH;
69
- Nhu cầu tách riêng, lưu giữ và dán nhãn phù hợp;
- Kế hoạch trong trường hợp khẩn cấp.
Các chủ nguồn thải CTNH cũng thiếu kiến thức về tránh phát sinh, tái sử dụng và thu hồi CTNH, bao gồm công nghệ sạch. Các công ty QLCTNH cũng cần tăng kiến thức về:
- Xử lý CTNH;
- Thu gom và vận chuyển;
- Các kế hoạch trong trường hợp khẩn cấp, đặc biệt là trường hợp đổ tràn và tai nạn giao thông.
Cán bộ của Sở TN&MT, Ban quản lý các KCN , Phòng TN&MT các huy ện, thành phố cần có năng lực để:
- Đào tạo và nâng cao nhận thức của chủ nguồn thải CTNH, các công ty QLCTNH và cộng đồng;
- Ngoài ra cũng cần đào tạo về kiểm soát, cƣỡng chế và những nhiệm vụ khác đƣợc giao cho Sở TN&MT, Ban quản lý các KCN,
Do đó, cần tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về CTNH. Xây dựng chương trình nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ QLCTNH: Kiến thức về QLNN; Các quy định của nhà nước về BVMT, QLCTNH; Tác động và các khả năng giảm thiểu chất thải tại nguồn; Phân loại và các biện pháp xử lý, tiêu hủy CTRCN, CTNH….
Mô hình cộng đồng tham gia QLCTNH được đề xuất như sau:
70
Hình 3.6: Mô hình cộng đồng tham gia quản lý CTNH [4]
Ngoài ra phát huy vai trò cộng đồng tham gia QLCTNH là m ột công việc thực tiễn giúp cho: cộng đồng có vai trò và tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với công tác QLMT nói chung và CTNH nói riêng. Các mô hình QLCTNH thành công trên thế giới đều có sự tham gia tích cực từ phía cộng đồng.
3.3.6.Công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm
Giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho Chi cục BVMT của các địa phương, xây dựng cơ chế hoạt động đảm bảo hoạt động 24h/7ngày;
Xây dựng và ban hành mới Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT phù với các quy định hiện nay tại Thông tƣ 36/2015/TT-BTNMT của Bộ TNMT về QLCTNH
Tăng cường tổ chức các đợt thanh, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài KCN, CCN một cách thường xuyên với sự tham gia của các bên có trách nhiệm trong công tác QLMT. Các đợt thanh, kiểm tra phải đƣợc công bố công khai khi đã có kết luận thực hiện đầy đủ các chế tài xử lý vi phạm theo quy định hiện hành.
Xử phạt nghiêm minh, hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất nếu các cơ sở không áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm theo đúng các nội dung đã cam kết trong báo
Tổ chức chuyển tải,
tiếp nhận, xử lý thông
tin
Giám sát toàn diện Các cộng đồng tham gia giám sát:
+ Công đoàn KCN + Hiệp hội DN KCN + MTTQ Q-H, P-X + Các tổ chức hoạt động MT
+ Các báo, đài, …
- Xây dựng cơ chế - Tác động
liên tục, có định hướng các hình thức tổ chức
Xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch, dự án quản lý và xử lý chất thải Các cơ quan
QLNN:
+ Sở TN&MT + Chi cục BVMT + BQL các KCN + UBND H-T + UBND P-X
Các thông tin liên quan về thành phần, đối tƣợng, hoạt động của hệ thống quản lý CTR-CTNH trong và
ngoài KCN
71
cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết BVMT. Buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm pháp luật về BVMT phải khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.
3.3.7. Hoàn thiện bộ máy, tổ chức thực hiện công tác quản lý môi trường
Kiện toàn hệ thống tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã; xem xét bố trí tăng thêm biên chế; đầu tư phương tiện, thiết bị, điều kiện làm việc nhằm nâng cao năng lực trong công tác quản lý bảo vệ môi trường nói chung, QL CTNH, quan trắc kiểm soát, tổ chức các biện pháp xử lý sự cố khắc phục ô nhiễm môi trường nói riêng. Phấn đấu từ nay đến năm 2020:
100% cán bộ quản lý môi trường cấp tỉnh có trình độ đại học trở lên (trong đó 30%
là thạc sĩ); 100% cấp huyện, 50% cấp xã có cán bộ chuyên ngành môi trường.
Đầu tƣ nguồn lực điều tra, kiểm kê các nguồn thải CTNH, nâng cao vai trò quan trắc môi trường trong việc xác định CTNH.
3.3.8. Đề xuất quy trình QLCTNH
Toàn bộ hệ thống thu gom và vận chuyển CTNH từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh đến các khu xử lý trải qua nhiều giai đoạn: Chất thải từ các nhà máy → thu gom → xe vận chuyển → các khu xử lý. Mỗi một giai đoạn nhƣ vậy cần có sự quản lý phù hợp của các cấp có thẩm quyền và các cơ quan có chức năng đảm trách.
Quy trình QLCTNH trên địa bàn Hà Nam đƣợc đề xuất nhƣ sau:
72
Hình 3.7: Quy trình quản lý kỹ thuật CTNH [4]
Chủ nguồn thải phải tiến hành lưu trữ và phân loại CTNH tại nguồn, đồng thời có trách nhiệm giao CTNH cho xe thu gom kèm theo đầy đủ các chứng từ.
Đơn vị thu gom/vận chuyển có thể do công ty dịch vụ công ích hoặc các công ty tƣ nhân đấu thầu để đảm trách thực hiện công tác này và chịu sự quản lý của Sở TN&MT. Sau khi tiến hành thu gom CTNH từ các nhà máy, phải thực hiện lưu kho, phân loại (đối với đơn vị không có chức năng vận chuyển phải hợp đồng với đơn vị vận chuyển), vận chuyển CTNH đi xử lý.
Đối với các làng nghề sản xuất có phát sinh CTNH, cần hợp đồng với đơn vị thu gom để đƣợc thu gom và xử lý theo đúng quy định.
Khi đến khu xử lý, CTNH sẽ đƣợc giao lại cho khu xử lý với đầy đủ chứng từ có liên quan.
Ƣu điểm:
Phương án này thể hiê ̣n sự phân công trách nhiê ̣m và chủ trương xã hô ̣i hóa để mọi thành phần kinh tế cùng tham gia;
Phù hợp với các KCN đã hình thành;
Các cơ sở có nhiều đầu mối để chuyển giao CTNH nên có nhiều cơ hội lựa chọn dịch vụ tốt nhất;
73
Góp phần làm gia tăng chất lượng di ̣ch vu ̣ do có sự ca ̣nh tranh.
Nhươ ̣c điểm:
Đòi hỏi cơ quan QLNN phải tâ ̣p trung nhiều nguồn lƣ̣c để quản lý , kiểm tra, giám sát;
Khó kiểm soát đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm ngoài KCN;
Sƣ̣ thiếu thống nhất và đồng bô ̣ trong quản lý kỹ thuâ ̣t CTNH dễ làm cho hê ̣ thống bi ̣ xé vu ̣n, vượt khỏi tầm kiểm soát của cơ quan QLNN;
Phân công trách nhiệm:
Chủ nguồn thải:
Chịu trách nhiệm thu gom, lưu trữ CTNH tại nguồn (có kho lưu trữ tại cơ sở);
Tiến hành phân loại thành phần chất thải theo quy định, đồng thời phải có cán bộ phụ trách về vấn đề môi trường và quản lý quá trình phân loại chất thải;
Có trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị dịch vụ thu gom, vận chuyển CTNH Đơn vị thu gom, vận chuyển:
Phải có chứng từ đăng ký thu gom / xử lý CTNH;
Đối với những đơn vị chỉ thu gom nhƣng không có chức năng xử lý CTNH, phải có nhà kho lưu giữ chất thải tạm thời hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý;
Có nhiệm vụ vạch tuyến thu gom và sắp xếp thời gian vận chuyển CTNH;
Xe thu gom phải đƣợc trang bị đầy đủ các thiết bị và dụng cụ phục vụ cho công tác thu gom CTNH, đồng thời phải có các biện pháp ứng phó sự cố trên đường vận chuyển (PCCC, chất hấp phụ …);
Mỗi xe thu gom phải đảm bảo có ít nhất 2 người: 1 tài xế và 1 nhân viên.
Nhân viên tham gia công tác thu gom vận chuyển CTNH phải đƣợc đào tạo các quy định về vận chuyển và ứng phó các sự cố liên quan đến CTNH;
Phải có đầy đủ thiết bị thu gom, phù hợp với từng loại chất thải riêng biệt, CTNH phải đƣợc thu gom riêng,
Các quy định an toàn trong thực hiện công tác thu gom, vận chuyển CTNH:
Khi vận chuyển CTNH, phương tiện vận tải cần phải được gắn dấu hiệu cảnh báo có nội dung và hình thức phù hợp với tính chất, đặc tính của từng loại CTNH